
15:13 - 06/12/2018
Việt Nam cần có thương hiệu du lịch như Singapore, Dubai
Bên cạnh nhiều mảng cần cải thiện, các chuyên gia cho rằng tạo thương hiệu quốc gia riêng là nhiệm vụ đầu tiên của ngành du lịch.
Chính phủ cần đẩy mạnh truyền thông cho ngành du lịch, biến Việt Nam thành “điểm đến có thương hiệu”, Olivier Muehlstein, Giám đốc điều hành công ty tư vấn BCG Singapore, phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Du lịch (ViEF) 2018 diễn ra ngày 6/12.
John Lindquist, thành viên Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh, lấy ví dụ về Dubai như điểm đến “cực kỳ thành công” trong việc tạo thương hiệu quốc gia, với3 trụ cột mua sắm, sang trọng và nghỉ dưỡng – giải trí.
Một câu chuyện thành công trong khu vực là Singapore, khi thu hút thêm một triệu khách quốc tế mỗi năm. Ví dụ, vịnh Mania từng là nơi trung chuyển hàng hóa của các tàu thuyền nhưngquốc đảo phát triển các trung tâm mua sắm, khách sạn lớn xung quanh, biến khu vực thành điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Ông Lindquist cho biết Australia, Anh hay các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia… dành hàng chục đến hàng trăm triệu USD cho hoạt động quảng bá. Trong khi đó, Việt Nam mới chi khoảng 2 triệu USD.
Kết quả là khách đến Việt Nam chỉ là 96 USD mỗi ngày, còn ở Thái Lan con số này lên đến 163 USD. “Bạn tôi có người 18 năm chỉ đi Phuket”, Phó Chủ tịch điều hành Craig Douglas của Tập đoàn Khách sạn Lodgis, chia sẻ.
Điểm yếu
Ngành du lịch đóng góp trực tiếp 7,5% GDP và gián tiếp 22,5% GDP với tốc độ tăng trưởng mà nhiều quốc gia thèm muốn – 30% mỗi năm, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thua nhiều quốc gia trong khu vực vì còn một loạt điểm yếu, từ hoạt động quảng bá đến thủ tụchay cơ sở hạ tầng.
Nhiều công ty du lịch không dám đưa khách đến một số địa điểm nóng; các khách sạn gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng; ngành hàng không chỉ có thêm 2 sân bay mới trong 43 năm. Việt Nam có số lượng chuyến bay thẳng thấp hơn hẳn các nước trong khu vực, đặc biệt là tới Trung Đông. Điều này gây khó khăn cho khách du lịch châuÂu.
Để phát triển ngành, Việt Nam cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, như khách sạn, sân bay, đơn giản hóa thủ tục,nới lỏng quy định visa để cải thiện trải nghiệm của du khách, ông Muehlstein nói. Nhiều đề xuất những đột phá cụ thể được nêu ra như linh động cho khu vực kinh tế tư nhân giải quyết vấn đề sân bay, dùng công nghệ số đào tạo nhân lực và quảng bá du lịch hay huy động nguồn lực xã hội.
Theo Người Đồng Hành
Có thể bạn quan tâm
Góc quê, xóm nhỏ, Tết sum vầy
Khi cá tôm sông Hậu chung nồi rau củ Langbiang
Thuở gầy gò ghiền cơm chiên
Cá bè mấy gang mới cua được nàng?
Bay trên đỉnh ‘Trinh nữ’
Tags:thương hiệu du lịch
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này