Xuất khẩu gồng mình gánh phí, vận tải biển thu lãi khủng?
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Kinh doanh
2022/07/07 - 6:22:51 AM

09:50 - 11/05/2022

Xuất khẩu gồng mình gánh phí, vận tải biển thu lãi khủng?

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất khốn khổ vì cước phí thì vận tải biển đã có một năm thu lãi lớn nhờ giá cước nhảy vọt khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.

Khối lượng hàng hóa qua cảng biển trong 4 tháng đầu năm 2022 tăng hơn 3%. Ảnh: Ng. Nga.

Lãi gấp nhiều lần

Theo Cục Hàng hải VN, khối lượng hàng hóa qua cảng biển trong 4 tháng đầu năm 2022 tăng hơn 3%, đạt 236 triệu tấn.

Đặc biệt, hàng hóa nội địa tăng mạnh nhất với gần 99 triệu tấn, tăng 10% và lượng container thông qua cảng biển giữ vững đà tăng 2%, đạt khoảng 8 triệu TEUs (1 TEU tương đương 1 container 20 feet). Trong đó, hàng container nhập khẩu có tỷ lệ tăng mạnh nhất với hơn 2,8 triệu TEUs, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ vậy, hầu hết các công ty vận tải biển đều có lãi lớn trong quý đầu năm nay.

Cụ thể, Công ty CP vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH) – đơn vị đang nắm gần 30% thị phần vận tải nội địa – báo cáo quý đầu năm nay đạt doanh thu thuần gần 652 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước. Riêng lãi sau thuế của công ty đạt gần 263 tỷ đồng, gấp 3 lần so với quý 1/2021. Theo giải thích, lợi nhuận tăng do công ty đã đầu tư thêm tàu. Đồng thời, giá cước vận tải nội địa tăng, giá cho thuê tàu tăng mạnh và số tàu cho thuê kỳ này cũng nhiều hơn. Hơn nữa, lợi nhuận ghi nhận từ các công ty liên kết cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Kết thúc năm 2021, công ty cũng đạt lợi nhuận kỷ lục hơn 550,6 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với mức lãi của năm 2020 và gấp nhiều lần so với những năm trước đó.

Hay Công ty CP vận tải biển Vinaship (VNA) cũng công bố đạt doanh thu 3 tháng đầu năm hơn 232,3 tỷ đồng, tăng 57% và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 40 tỷ đồng, tăng gấp 13 lần so với 3 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Theo giải trình từ phía công ty, mặt bằng cước vận tải biển quốc tế duy trì ở mức cao từ cuối quý 1/2021 đã tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trước đó, VNA cũng đã có một năm 2021 rất thành công với doanh thu thuần đạt 853,3 tỷ đồng, tăng 66,2% và lợi nhuận sau thuế đạt 177,8 tỷ đồng, tăng cao đột biến so với con số vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng của năm 2020. Năm vừa qua cũng ghi nhận Vinaship có lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay.

Tương tự, kết quả kinh doanh của Công ty CP vận tải biển VN (VOS) cũng gây ấn tượng cho cổ đông. Báo cáo quý 1/2022, VOS có doanh thu hơn 402 tỷ đồng, gần gấp đôi và lợi nhuận sau thuế hơn 55,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 19 tỷ đồng. Còn cả năm 2021, VOS đạt doanh thu 1.424 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế hơn 490 tỷ đồng, trong khi năm 2020 bị lỗ đến 186 tỷ đồng…

Cước tàu “ngốn” hết lợi nhuận

Cước vận tải biển tăng vọt trong vòng 2 năm qua giúp các doanh nghiệp (DN) ngành này hưởng lợi nhưng hàng loạt công ty khác điêu đứng và giá hàng hóa đến tay người tiêu dùng tăng phi mã. Cụ thể, cước vận tải biển đi Mỹ đầu năm 2019 khoảng 6.000 – 7.000 USD/container thì đến năm 2021 đã tăng lên 13.000 – 17.000 USD/container và vẫn đang duy trì ở mức này. Song song đó, hàng loạt chi phí liên quan như giá nâng hạ một container tại cảng trong vòng 1 năm qua đã tăng từ 720.000 đồng lên 1,2 triệu đồng; phí dịch vụ hải quan tăng khoảng 10 – 20%; vận tải nội địa tăng 10%… khiến các DN hụt hơi. Đó là chưa kể sự ách tắc trong chuỗi logistics khiến thời gian chờ đợi của DN kéo dài, gia tăng chi phí và đẩy giá hàng hóa nhảy vọt. Nhiều DN đều cho rằng giá cước vận chuyển tăng gấp nhiều lần đã gây áp lực lớn. Bởi nếu DN không tính toán và điều tiết kỹ từ chuyện phân bổ sản xuất, “canh” đặt lịch tàu, thời gian đưa hàng từ nhà máy đến cảng, đóng hàng lên tàu không phù hợp thì sẽ bị lỗ ngay.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết trong đại dịch, giá gạo thế giới tăng cao nhưng lợi nhuận DN ngành gạo thu về lại vô cùng thấp. Nếu so với cùng thời điểm này năm ngoái, lượng hàng xuất khẩu nhiều hơn, nhưng lợi nhuận của công ty lại giảm từ 7 – 10% do chi phí logistics đội lên quá lớn, gấp rưỡi đến gấp đôi so với trước dịch.

Mới đây, các DN xuất nhập khẩu tại khu vực cảng TP.HCM phải đóng phí hạ tầng cảng biển, thêm một khoản chi phí lớn đè lên giá thành sản phẩm. Chẳng hạn, hàng xuất khẩu mở tờ khai tại TP.HCM đóng phí hạ tầng cảng biển lên 500.000 đồng/container 40 feet.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, cho biết từ đầu năm đến nay, đơn hàng gia công dệt may khá đầy đủ nhưng đơn giá có phần giảm nhẹ khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, với các đơn hàng gia công thực hiện theo phương thức FOB – bên người mua phải chịu hết chi phí logistics – thì đơn giá tùy sản phẩm có thể giảm đến gần 10%. Các đối tác phải cùng nhau chia sẻ chi phí để gồng gánh bởi họ cũng rất khó để tăng giá bán sản phẩm. Còn đại diện một DN xuất khẩu thanh long (Long An) cho hay, tính bình quân cứ một container trước đây có giá khoảng 40 triệu đồng thì nay tăng gấp khoảng 5 lần. Phần chi phí này tăng cao khiến DN hết lãi, đồng thời công ty phải hạ giá mua từ nông dân do rất khó tăng giá bán ra.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng chi phí logistics nói chung tăng trên toàn cầu, ăn mòn lợi nhuận cho DN xuất nhập khẩu diễn ra từ trước đại dịch. Sau 2 năm đại dịch bùng phát đã “giết” không ít DN thương mại, sản xuất. Các chi phí này chủ yếu “bổ” vào DN xuất nhập khẩu. DN xuất nhập khẩu lại “bổ” vào sản xuất, nhà nông và người tiêu dùng. Thế nên, nói một cách nào đó, khó khăn của người này là cơ hội của người khác. DN xuất nhập khẩu gánh nhiều chi phí, nhưng lượng hàng hóa về thì DN làm dịch vụ tại cảng tăng doanh thu. Vấn đề là giá hàng hóa nhập khẩu tăng khiến người tiêu dùng phải gánh chịu và từ đó làm tăng lạm phát của nền kinh tế.

Theo Nguyên Nga-Mai Phương/Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Thuế nhập khẩu dầu thô giảm xuống mức 0%

Bộ Công Thương vào cuộc giám sát vụ Thế Giới Di Động mua Trần Anh

Vì sao TKV điện lực thua lỗ?

Cước tàu biển tăng cao, doanh nghiệp lao đao

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 lên mức 7%

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cước vận tảilogisticsvận tải biển

Tin khác

Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi

Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi

Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?

Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?

Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại

Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại

Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng

EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu

‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán USD

Sóng ngầm cuộc đua lãi suất ngân hàng

Doanh nghiệp
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại

Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại

Gian nan hành trình vay vốn

Gian nan hành trình vay vốn

Vietnam Airlines nói gì về việc ‘Pacific Airlines nguy cơ chấm dứt hoạt động’?

Vietnam Airlines nói gì về việc ‘Pacific Airlines nguy cơ chấm dứt hoạt động’?

Giảm phí, lệ phí để cứu doanh nghiệp vận tải

Giảm phí, lệ phí để cứu doanh nghiệp vận tải

Tài chính
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?

Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?

Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng

Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng

Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng

Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng

‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai

‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai

Thông tin doanh nghiệp
Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition

Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition

Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry

Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry

Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry

Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry

3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát

3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA