Rủi ro nợ xấu của ngân hàng ASEAN
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhTài chính
2023/01/29 - 9:08:17 AM

09:22 - 30/11/2022

Rủi ro nợ xấu của ngân hàng ASEAN

Hầu hết các ngân hàng Đông Nam Á đạt mức lợi nhuận đáng mơ ước trong quí 3/2022 khi biên lãi suất nới rộng do tác động tăng lãi suất ở Mỹ. Nhưng giờ họ đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng nghiêm trọng khác thời tiền rẻ biến mất.

Các đợt tăng lãi suất dồn dập trong năm nay của Fed khiến lợi nhuận của các ngân hàng lớn Singapore tăng mạnh do biên lãi suất cao. Tuy nhiên, giờ đây các ngân hàng đang đối diện với rủi ro nợ xấu cao hơn. Ảnh: Nikkei Asia.

Chẳng hạn các ngân hàng Singaproe chịu tác động từ bất ổn của thị trường bất động sản Trung Quốc, lãi suất thả nổi khiến người mua nhà Thái Lan chới với hoặc các gói ưu đãi tín dụng của chính phủ Indonesia và Malaysia chấm dứt.

Các ngân hàng ASEAN đang tra soát sổ sách để nhận diện sớm các vị khách có nguy cơ nợ xấu trong bối cảnh chi phí vay gia tăng, nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy thoái.Bên cạnh đó là các căng thẳng địa chính trị, mọi chi phí tăng vọt giữa lúc lạm phát tăng vọt.

Mối lo lớn từ thị trường bất động sản Trung Quốc

Ba ngân hàng lớn nhất ASEAN từ Singapore – gồm DBS Group Holdings, Oversea-Chinese Banking Corp. (OCBC) và United Overseas Bank (UOB) – đưa ra các thang lãi suất dựa vào tín hiệu từ Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Chiến lược tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát của Fed trong năm nay đã giúp các ngân hàng Singapore hưởng lợi khi biên lãi suất tăng lên.

Đầu tháng 11, DBS – ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á – đã báo cáo rằng lợi nhuận ròng của họ đã tăng 32% so với một năm trước lên mức kỷ lục 2,24 tỷ Singapore đô la (1,6 tỷ đô la) trong quí 3/2022. Thu nhập lãi ròng trong quí, tức doanh thu tạo ra từ các khoản cho vay trừ đi lãi phải trả cho người gửi tiền, đã tăng 23% so với quí trước lên 3,02 tỷ Singapore đô la.

“Chúng tôi sẽ bước vào năm 2023 với đòn bẩy tăng lãi suất, bảng cân đối kế toán mạnh mẽ và khả năng nắm bắt tăng trưởng đã được chứng minh. Điều này sẽ cho phép chúng tôi tiếp tục mang lại lợi nhuận cho cổ đông”, CEO Piyush Gupta của DBS nói.

Tuy vậy, DBS và các ngân hàng khác đang xem xét rủi ro tín dụng của các khoản vay. Trong báo cáo công bố hồi tháng 10, Ngân hàng Malayan của Malaysia đã cảnh báo về những mặt trái mà các ngân hàng Singapore phải đối diện trong các hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc.

Nhà phân tích Thilan Wickramasinghe của Maybank lưu ý: “Một rủi ro quan trọng cần đề phòng là chất lượng tài sản từ Bắc Á đang xấu đi, khiến chi phí tín dụng tăng cao hơn. Không thể không nhắc đến những bất ổn trong lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc và các tác động tiềm tàng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng”.

Chiếm đến 25% GDP của Trung Quốc, ngành bất động sản đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng vỡ nợ trái phiếu của các hãng bất động sản đang nợ ắp lẳm, khiến nhiều dự án dang dở hay đình trệ. Các đợt biểu tình, ngừng trả nợ tiền nhà khiến niềm tin vào lĩnh vực bất động sản Trung Quốc càng sa sút. Một đồng hương khác của DBS là UOB có 17% các khoản vay có liên quan đến đại lục – phân khúc lớn nhất thứ hai sau thị trường nội địa của UOB. Trong báo cáo thu nhập quí 3/2022, UOB nhấn mạnh rằng các nhà thầu xây dựng Trung Quốc vay của ngân hàng đến 3 tỷ Singapore đô la.

“Tôi nghĩ rằng lo lắng chính yếu là thị trường Trung Quốc.Những diễn biến đáng lo ngại ở đại lục, các đợt siết chặt chính sách và doanh nghiệp nợ nần quá mức và không thể trả tiền lãi khiến chất lượng tài sản, danh mục đầu tư rất đáng lo ngại. Chúng tôi đang theo dõi sát sao danh mục đầu tư của mình tại Trung Quốc”, Giám đốc tài chính Lee Wai Fai của UOB thú nhận trong buổi họp báo cuối tháng 10.

Sau khi các ngân hàng Singapore công bố kết quả kinh doanh hàng quí, dịch vụ Investors Service của hãng Moody’s đã chỉ ra rằng: Các bất ổn trong lĩnh vực nhà đất Trung Quốc là các tác nhân chính góp phần vào rủi ro nợ xấu của các ngân hàng Singapore. Investors Service nói rằng chất lượng tài sản của các ngân hàng giảm nhẹ khi lãi suất cao hơn, tạo áp lực đối với các doanh nghiệp “đã yếu mà hay ra gió”.

“Khả năng sinh lợi nhuận sẽ chịu một số áp lực vào cuối năm 2023 bởi các ngân hàng phải bổ sung các khoản trích lập dự phòng khi chất lượng tài sản bị suy giảm do lãi suất cao hơn. Tình hình này khiến tăng trưởng tín dụng bị hạn chế”, báo cáo viết.

Lãi suất thả nổi khiến người mua nhà đau tim

Thị trường bất động sản tiếp tục ảnh hưởng đến khối nợ của các ngân hàng Thái Lan. Trong báo cáo công bố hồi tháng 10, hãng nghiên cứu tài chính CreditSights đã “điểm mặt” Thái Lan nằm trong số các nước có mức nợ hộ gia đình rất cao so với GDP. Nợ hộ gia đình đã leo thang từ hơn 68% GDP danh nghĩa trong năm 2012 lên hơn 80% trong năm 2018 và tăng đều. Cuối quý 2/2022, nợ hộ gia đình Thái Lan đã vượt qua ngưỡng 400 tỷ đô la, hơn 90% GDP – mức cao nhất trong 14 năm qua. Hầu hết đều là nợ vay mua nhà, kinh doanh và tiêu dùng như mua xe máy, xe hơi…

Hơn 50% trong tổng số 66 triệu dân của xứ chùa vàng đang mang nợ. Decharut Sukkumnoed, Giám đốc tổ chức Think Forward Centre, nhận định các khoản nợ hộ gia đình ở Thái Lan chủ yếu là để tiêu dùng, vì vậy, có rủi ro trở thành nợ xấu cao hơn. Ông cho rằng sẽ mất nhiều thập niên để tỷ lệ nợ hộ gia đình/GDP giảm xuống, tùy thuộc vào thể trạng của nền kinh tế trong những năm tới.

Còn Ngân hàng Credit Suisse đánh giá rằng các gia đình có thu nhập thấp ở Thái Lan có tỷ lệ mắc nợ cao hơn và có tỷ lệ tài sản trên nợ thấp. Do đó, khi lãi suất tăng, các hộ gia đình này phải giảm tiêu dùng để trả nợ, khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Các khoản vay bất động sản sẽ trở thành mối lo của các gia đình ở Thái Lan trong năm nay. “Các khoản vay mua nhà lãi suất thả nổi chiếm phần lớn các khoản thế chấp tại các ngân hàng Thái Lan.Điều kiện vay vốn rẻ đã trở thành dĩ vãng, tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà và tăng nguy cơ nợ xấu”, báo cáo của CreditSights nói.

Dữ liệu của CreditSights cho thấy các khoản thế chấp thả nổi lãi suất của Ngân hàng Bangkok chiếm đến 80%, trong khi tỷ lệ của Ngân hàng TMBThanachart là 90%.

CreditSights cho biết: “Thái Lan có vẻ như đang gặp thách thức độc nhất vô nhị, với nợ hộ gia đình cao và triển vọng kinh tế đầy thách thức. Các ngân hàng nhận thức được tác động của việc tăng lãi suất đối với khách hàng và đang tích cực tìm cách xác định các dấu hiệu khó khăn tiền bạc của những vị khách đang vay ngân hàng”.

Mất chiếc phao cứu sinh

Ngân hàng ở Malaysia và Indonesia sẽ đối phó với các rủi ro mới khi các gói hỗ trợ kinh tế của chính phủ chấm dứt trong năm nay hoặc năm tới. Trong một báo cáo khác được công bố vào tháng 11 này, CreditSights lưu ý rằng các ngân hàng Indonesia đang mơ hồ với những triển vọng trái chiều về chất lượng tài sản dù các ngân hàng này đạt lợi nhuận tốt và biên lợi nhuận cao hơn nhờ lãi suất cho vay cao hơn.

CreditSights chỉ ra rằng việc cải thiện chất lượng tài sản đã chậm lại hoặc đứng hẳn đối với các ngân hàng quốc doanh như Bank Negara Indonesia và Bank Tabungan Negara.Cơ quan quản lý tài chính của Indonesia đã đưa ra chương trình tái cơ cấu nợ vay cho người dân và doanh nghiệp bị Covid ảnh hưởng nặng nề. Nhưng chính sách này sẽ thu hẹp trong năm tới, và các quan chức nói rằng có rất ít khả năng chương trình sẽ được gia hạn trong năm 2023 mặc cho một số ngành chưa kịp hồi phục sau dịch. “Triển vọng phục hồi của các khoản cho vay tái cơ cấu sẽ ngày càng bị thách thức theo thời gian. Bởi những người bị tụt hậu, bỏ lại ở phía sau là những người bị tác động của Covid nhiều nhất”, CreditSights lưu ý về áp lực của các ngân hàng Indonesia.

Trong báo cáo hồi tháng rồi, Fitch Solutions đã nhấn mạnh tình trạng tương tự với các ngân hàng Malaysia.Hãng đánh giá tín dụng nhấn mạnh rằng các khoản cho vay sẽ trở nên xấu hơn khi các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp tục trả nợ sau khi các chương trình ưu đãi tín dụng kết thúc. Nguy cơ vỡ nợ cũng sẽ tăng cao.

“Chúng tôi cho rằng các khoản nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong những quý tới sau khi cắt giảm các biện pháp hỗ trợ. Lãi suất cao hơn và lạm phát gia tăng cũng sẽ khiến các trường hợp phá sản tăng trong các quý tới”.

Song Hảo (theo TGHN*)

———

(*) Nguồn: Nikkei Asia, Reuters, Bangkok Post

 

Có thể bạn quan tâm

Đồng Bitcoin lần đầu tiên phá mốc 5.000 USD

Lãi suất huy động tăng, doanh nghiệp sản xuất lo

Bitcoin tăng mạnh về gần ngưỡng 40.000 USD

‘Đất vàng’ 23 Lê Duẩn về tay Techcombank

Bỏ ngưỡng đánh thuế tài sản đối với nhà 700 triệu đồng

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Fednợ xấutăng lãi suất

Tin khác

Kịch bản nào cho VN Index trong năm 2023?

Kịch bản nào cho VN Index trong năm 2023?

Đỉnh lãi suất là đáy chứng khoán

Đỉnh lãi suất là đáy chứng khoán

PDR chi trả 900 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

PDR chi trả 900 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Vàng và USD hạ nhiệt, liệu có kéo dài?

Chính sách tiền tệ còn thận trọng

‘Kỳ lân’ Vinagame đang bị ‘thổi’ giá?

Năm ‘sóng gió’ của đại gia chứng khoán

Tháng 1/2023, doanh nghiệp BĐS phải đáo hạn hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Cà phê sáng
Dấu ấn nguồn cội

Dấu ấn nguồn cội

Mong manh & thua cuộc

Mong manh & thua cuộc

FDI lỗ không chỉ do chuyển giá

FDI lỗ không chỉ do chuyển giá

Do đâu EVN lỗ 31.000 tỷ đồng?

Do đâu EVN lỗ 31.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp
Đằng sau bức tranh tài chính lãi – lỗ của FDI

Đằng sau bức tranh tài chính lãi – lỗ của FDI

Giải pháp nào cho doanh nghiệp nợ thuế?

Giải pháp nào cho doanh nghiệp nợ thuế?

Tạo đà để doanh nghiệp tăng tốc

Tạo đà để doanh nghiệp tăng tốc

Cú bắt tay giữa Grab Việt Nam và ZaloPay

Cú bắt tay giữa Grab Việt Nam và ZaloPay

Tài chính
Kịch bản nào cho VN Index trong năm 2023?

Kịch bản nào cho VN Index trong năm 2023?

Đỉnh lãi suất là đáy chứng khoán

Đỉnh lãi suất là đáy chứng khoán

PDR chi trả 900 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

PDR chi trả 900 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

TP.HCM: Nguồn cung căn hộ, biệt thự tiếp tục khan hiếm

TP.HCM: Nguồn cung căn hộ, biệt thự tiếp tục khan hiếm

Thông tin doanh nghiệp
Những phần quà Tết ấm áp nghĩa tình của Duy Anh Foods

Những phần quà Tết ấm áp nghĩa tình của Duy Anh Foods

Sagrifood chia sẻ bí quyết cho món thịt kho đậm đà đẹp mắt

Sagrifood chia sẻ bí quyết cho món thịt kho đậm đà đẹp mắt

Thưởng thức hương vị mới lạ với bánh tráng Duy Anh Foods

Thưởng thức hương vị mới lạ với bánh tráng Duy Anh Foods

Áo mưa Sơn Thủy chất lượng cho bạn yêu màu xám

Áo mưa Sơn Thủy chất lượng cho bạn yêu màu xám

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA