'Mở đường' cho doanh nghiệp
Tin mới
10:11
Khó gọi taxi, xe công nghệ
10:05
Bộ Tài chính đề xuất hoãn nộp thuế cho người dân và doanh nghiệp
10:01
WHO kêu gọi họp khẩn vì bệnh đậu mùa khỉ bùng phát
09:49
Đề xuất thí điểm tổ chức casino ở khách sạn 5 sao, bước đi đột phá của TP.HCM
22:43
DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm
22:30
Hàn Quốc cấp visa du lịch trở lại cho khách Việt Nam
22:26
Indonesia bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ
22:19
Dự báo lạm phát leo thang mạnh trong quý 3/2022
12:17
EU công bố kế hoạch thoát phụ thuộc năng lượng Nga
11:59
Canada loại sản phẩm của Huawei, ZTE khỏi mạng 5G
11:55
Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng
11:49
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán
11:04
21 khuyến nghị để giảm ùn tắc ở cảng Cát Lái
11:00
Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19
10:36
Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít
10:03
Công nghiệp hỗ trợ: lối tắt vào chuỗi cung ứng toàn cầu
16:24
iPhone 14 có thể chính thức ra mắt vào ngày 13/9
16:17
Người tiêu dùng Mỹ nhạy cảm hơn với giá cả
16:05
Giá thép giảm 500.000 đồng một tấn
16:02
VCCI công bố sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam
Bản tin thị trường
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Kinh doanhTài chính
2022/05/21 - 12:32:58 PM

09:06 - 19/01/2022

‘Mở đường’ cho doanh nghiệp

Các công cụ để Nhà nước kiểm soát, điều tiết tín dụng cần chú trọng vào tính “mở đường” cho doanh nghiệp chứ đừng nên can thiệp không cần thiết vào thị trường.

Các doanh nghiệp đang dần phục hồi sản xuất sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ảnh: Hoàng Giang.

Trong năm 2022, các chuyên gia dự báo nguồn cung tín dụng vào các lĩnh vực sẽ tăng cao do nhu cầu phục hồi kinh tế. Đặc biệt, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội với quy mô lớn chưa từng có.

Trong bối cảnh ấy, vấn đề điều tiết tín dụng không chỉ được Nhà nước mà cả giới đầu tư, chuyên gia quan tâm. Trong đó có vấn đề điều tiết tín dụng đối với một số lĩnh vực trở thành tâm điểm của dư luận, được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác định là “tiềm ẩn rủi ro” trong Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành ngày 13/1/2022 như “đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp (DN)…”.

Chủ trương điều tiết tín dụng là đúng

Chỉ thị 01/CT-NHNN bao gồm nhiều nội dung quan trọng phục vụ bảy mục tiêu trọng tâm trong năm 2022. Trong đó, chỉ thị nêu rõ với các đơn vị trực thuộc NHNN trung ương, “…tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu DN…”.

Trước đó không lâu, Chính phủ tổ chức hội nghị với các địa phương đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm 2021, triển khai kết luận của trung ương và nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022. Tại hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo NHNN phải luôn lưu ý cơ cấu tín dụng vào các ngành, lĩnh vực để phòng ngừa, kiểm soát rủi ro, bảo đảm phát triển bền vững.

Giới chuyên gia nhìn nhận chỉ đạo kiểm soát cơ cấu tín dụng vào các ngành, lĩnh vực nói chung để phòng ngừa rủi ro mà Thủ tướng đặt ra với NHNN là chính xác. Bên cạnh đó, Chỉ thị 01 của NHNN về vấn đề “kiểm soát chặt chẽ tín dụng” với các nhóm ngành đang rất được chú ý như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu DN cũng hoàn toàn dễ hiểu khi nguồn vốn đổ vào các ngành này rất nhiều, thuộc tốp đầu về đầu tư dù là vốn nội địa hay vốn FDI.

Việc một số DN gần đây phát giá mua bán đất “trên mây”, hay như có DN mua bán chứng khoán không minh bạch, không đúng quy định hoặc như giá cổ phiếu một số DN tăng, giảm bất thường… khiến dư luận đặt ra những hoài nghi về kiểm soát và điều tiết dòng tiền. Bối cảnh này cần sự can thiệp của Nhà nước thay vì để “bàn tay vô hình” điều chỉnh thị trường hoàn toàn.

Chính phủ đóng vai trò kiến tạo

Trong bối cảnh dòng vốn đổ vào các ngành được xác định là tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu DN, TS Ngô Minh Hải (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định) cho rằng: “Động lực phát triển của quốc gia phải xuất phát từ các ngành, lĩnh vực tạo ra giá trị bền vững, thay vì phụ thuộc vào bên ngoài hoặc từ chênh lệch “bong bóng” giữa giá trị mua vào và bán ra như cách nền kinh tế đang vận hành. Chính phủ cần đóng vai trò kiến tạo, điều phối và kiến thiết để luân chuyển nguồn lực quốc gia tới đúng nơi cần và phát huy hiệu quả cao nhất. Nếu coi nguồn lực quốc gia là dòng nước thì nước sẽ luôn chảy về chỗ trũng mà không cần phải tác động gì. Nhưng vai trò của một chính phủ kiến tạo là ở chỗ phải quy hoạch, khai thông, mở ra kênh đào, thủy lợi… để có thể điều chuyển nguồn lực này tối ưu”.

Theo ông Hải, có nhiều quan điểm giữa các nhà khoa học để đánh giá hiệu quả của một chính phủ kiến tạo trong điều hành kinh tế nhưng có thể đánh giá hiệu quả công tác điều hành qua các chỉ số cơ bản trong các nhóm sau: (1) Nhóm chỉ tiêu kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu, chi tiêu công); (2) Nhóm hạ tầng kinh tế (nước sạch, điều kiện y tế, hạ tầng giao thông, logistics, năng lượng); (3) Nhóm lao động việc làm, bình đẳng giới; và (4) Nhóm tài chính, ngân sách… và các chỉ tiêu phi tài chính khác. Để thực hiện các mục tiêu ở tầm quốc gia, vai trò của Chính phủ là cực kỳ quan trọng trong nguyên tắc phân bổ nguồn lực có giới hạn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả.

Đối với Việt Nam, có thể áp dụng một nguyên tắc rất kinh điển trong quản trị là nguyên tắc 80/20. Nguồn lực quốc gia cần được ưu tiên phân bổ cho 10% đối tượng thuộc các ngành, lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam, có tiềm lực hồi phục mạnh mẽ, tận dụng cơ hội sau đại dịch để tăng trưởng và 10% đối tượng thuộc các bộ phận dễ bị tổn thương nhất sau đại dịch để có thể đảm bảo mục tiêu an sinh, xã hội và công bằng. 80% nhóm đối tượng còn lại của nền kinh tế, với sự năng động vốn có của mình sẽ “biến nguy thành cơ” để tiếp tục tồn tại và phát triển. Nếu tiếp cận như vậy, rõ ràng nền kinh tế cần nhiều nguồn lực phi tài chính như cơ chế, chính sách để cởi trói, kết nối, tạo sân chơi công bằng cho tăng trưởng và phát triển.

Công cụ điều tiết: Không nên “chặn đường kiểm tra”

Để thực hiện các cơ chế, chính sách thì Chính phủ hay NHNN cũng cần những công cụ phù hợp để đảm bảo hiệu quả. Những công cụ này cần tuân theo quy luật thị trường. Nói nôm na, DN dù trong lĩnh vực nào cũng được quyền tiếp cận các nguồn lực chính đáng và được ra quyết định cho nguồn tiền đầu tư họ bỏ ra, miễn là họ không vi phạm pháp luật, các nguyên tắc đầu tư.

“Đôi khi chúng ta xem việc ra các văn bản mang tính định hướng, đi cùng với đó là hoạt động thanh tra, kiểm tra chính là công cụ thực hiện chính sách nhưng điều đó chưa chính xác. Việc thanh tra, kiểm tra chỉ giúp chúng ta xác định được các lỗ hổng chính sách hay đánh giá hiệu quả phần nào của hoạt động chính sách. Nó có hai mặt, một mặt có thể giúp Nhà nước cân chỉnh lại chính sách kịp thời nhưng mặt khác nó cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Mà tâm lý thì rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh” – ông Hải phân tích.

Vì vậy, ông Hải cho rằng ngay từ đầu Chính phủ hay NHNN cần có những quy hoạch mang tính tổng thể, định lượng về cơ cấu tín dụng rõ ràng và yêu cầu các ngân hàng thương mại phải đảm bảo cam kết. DN cần các công cụ điều tiết tín dụng phù hợp, chứ không phải công cụ kiểm soát tín dụng mang tính mệnh lệnh hành chính. Các công cụ tài khóa có tính “mở đường” thay vì “chặn đường kiểm tra” sẽ giải quyết phần nào điểm yếu của nguyên tắc “bàn tay vô hình”. Khi đó, thị trường cũng sẽ không “tự do ngoài kiểm soát” mà các biện pháp mang tính hành chính cũng không cản trở thị trường vận hành hiệu quả.

Theo Đỗ Thiện/Pháp Luật TP.HCM

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin đi về đâu sau khi giảm mạnh xuống 42.000 đô la?

Thương hiệu SJC đồng loạt tăng, chênh lệch với thế giới nới rộng

GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong năm 2022

‘Tín dụng đen’ lên mạng, ai quản lý?

Lo nhà đầu tư nước ngoài ‘thao túng’ thị trường ví điện tử

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:điều tiết tín dụng

Tin khác

Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán

Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán

Vàng SJC đứng yên bất thường

Vàng SJC đứng yên bất thường

VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm

VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm

Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán

UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản

Nhiều nước châu Á áp thuế để hạ nhiệt thị trường bất động sản

Giá USD tăng sốc lên 24.000 đồng mỗi USD

Lãi suất VNĐ khó đứng yên

Doanh nghiệp
DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm

DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm

Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng

Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng

5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes

5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes

Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp

Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp

Tài chính
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán

Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán

Vàng SJC đứng yên bất thường

Vàng SJC đứng yên bất thường

VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm

VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm

Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD

Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD

Thông tin doanh nghiệp
Yến chưng dành cho người tiểu đường

Yến chưng dành cho người tiểu đường

Đón đầu xu hướng bằng trang sức cho phái mạnh tại Ngọc Thẩm Jewelry

Đón đầu xu hướng bằng trang sức cho phái mạnh tại Ngọc Thẩm Jewelry

Áo mưa Sơn Thủy phù hợp mọi lứa tuổi

Áo mưa Sơn Thủy phù hợp mọi lứa tuổi

Yến đông trùng hạ thảo – tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi

Yến đông trùng hạ thảo – tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA