Nguy cơ 'vỡ trận' ngành dệt may
  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị
    • Chuyện tiếp thị
    • Mua sắm – Tiêu dùng
  • Công nghệ
    • Hi-tech
    • Startup
    • Điện máy
  • Nông nghiệp
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Chính sách
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Media
  • Mekong Connect
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Trang chủ Kinh doanh
2019/12/06 - 5:23:04 AM

10:04 - 03/12/2019

Nguy cơ ‘vỡ trận’ ngành dệt may

Kỳ vọng vào lợi thế những hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, ngành dệt may Việt Nam đã mạnh tay đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên 40 tỷ USD vào cuối năm nay. Thế nhưng, hiện vẫn còn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu chưa đạt được, khi chỉ còn một tháng là hết năm 2019.

  • Ngành dệt may mất dần lợi thế
  • Dệt may Việt ngày càng đuối sức

Dệt may chưa tận dụng được nhiều lợi thế của FTA để xuất khẩu. Ảnh: Thành Trí/SGGP.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan, đến hết ngày 15-11, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 450,46 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 31,83 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư 9,18 tỷ USD. Trong đó, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu vẫn là ngành điện – điện thoại (46,32 tỷ USD) và máy tính – linh kiện (30,70 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu dệt may tuy đứng vị trí thứ 3 nhưng chỉ đạt 28,54 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TP.HCM, Việt Nam đã và đang ký nhiều FTA nhưng tỷ lệ tận dụng lợi thế này của hàng hóa xuất khẩu nói chung, ước chỉ đạt trên 30%. Riêng với hàng dệt may, tỷ lệ tận dụng được lợi thế từ FTA còn thấp hơn nhiều. Điều này có nghĩa là hàng hóa Việt Nam vẫn đang xuất khẩu với thuế suất cao, ước khoảng 5%-25% (thay vì chỉ 0%-5%) do không đủ điều kiện để được hưởng thuế suất giảm theo FTA.

Việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may thời gian qua chỉ tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp (DN) FDI, còn DN nội địa chưa nhiều. Nguyên nhân là do các nút thắt về nguyên liệu sản xuất của ngành dệt may vẫn chưa được giải quyết, dù các DN đã kiến nghị nhiều lần. Những chính sách ưu đãi vượt trội trong thu hút đầu tư nhưng thiếu chế tài trong hậu kiểm đã tạo cơ hội cho DN FDI khai thác triệt để lợi thế xuất khẩu từ những nhà máy đặt tại Việt Nam, trong khi DN nội vẫn “khát” nguyên liệu.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đầu tư FDI vào ngành dệt may năm 2018 đạt 2.027 tỷ USD và 10 tháng năm 2019 là 1.349 tỷ USD. Rất nhiều tập đoàn dệt may lớn trên thế giới đã hiện diện tại Việt Nam, như Tập đoàn Texhong, Polytex Far Eastern, Công ty TNHH sợi Long Thái Tử, tập đoàn chuyên sản xuất sợi tơ nhện nhân tạo của Mỹ là Kraig Biocraft Lab Laboratory Inc…

Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết DN FDI tập trung vào sản xuất nguyên phụ liệu – khâu mà các DN dệt may Việt đang còn yếu, phải nhập khẩu là chính. Thế nhưng, nguyên phụ liệu sau khi sản xuất tại Việt Nam được các DN FDI bán trong hệ thống chuỗi khép kín của mình hoặc bán trở lại công ty mẹ có trụ sở ở nước ngoài. Do vậy, DN sản xuất dệt may xuất khẩu trong nước vẫn không được hưởng những lợi thế từ nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước.

Thị trường nội: Hụt hơi

Việt Nam với quy mô dân số gần 100 triệu dân, mức tiêu dùng cho hàng dệt may khoảng 5%-6%/tổng mức chi tiêu, tương đương 3,5-4 tỷ USD… là thị trường rất hấp dẫn các thương hiệu thời trang ngoại.

Trong bối cảnh DN xuất khẩu nội địa đang gặp khó về bài toán xuất xứ nguyên liệu, thì hàng loạt thương hiệu may mặc ngoại lại không ngừng gia tăng sự hiện diện của mình trên thị trường trong nước. Gần đây nhất, thương hiệu Uniqlo của Nhật Bản sắp khai trương cửa hàng đầu tiên tại quận 1 (TP.HCM) sau 2 năm nghiên cứu thị trường. Trước đó, hàng loạt tên tuổi thời trang nổi tiếng khác như Zara, H&M, Topshop… cũng đã xuất hiện rầm rộ tại Việt Nam.

Áp lực cạnh tranh giữ thị phần đè lên các thương hiệu nội đang ngày càng gay gắt. Hiện, các DN dệt may có quy mô lớn trong nước như Phong Phú, An Phước, Việt Tiến, Agtex… một mặt liên kết, hợp tác với DN FDI để đẩy nhanh tiến độ đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, mặt khác cũng đầu tư cho ra những sản phẩm dệt may thương hiệu nội để gia tăng thị phần tiêu thụ nội địa (như Paul Downer, DGC, Eternity GrusZ, May10 M series, S.PEARL, HeraDG, Forever Young, dòng sản phẩm may mặc ECO…).

Tuy nhiên, do nội lực vốn hạn chế, nhiều DN dệt may chỉ có thể phát triển hệ thống phân phối trên nền tảng thương mại điện tử và thu hẹp dần hệ thống cửa hàng bán sản phẩm trực tiếp. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của thương hiệu may nội địa.

Theo Vitas, dư địa thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cho ngành dệt may từ nay đến năm 2035 rất lớn. Dự tính kim ngạch xuất khẩu ước đạt 200 tỷ USD và tiêu thụ thị trường trong nước trên dưới 10 tỷ USD.

Do vậy, để trợ giúp DN nội phát triển bền vững, Chính phủ cần có những điều chỉnh trong chính sách thu hút đầu tư. Ưu đãi đầu tư cần có điều kiện về tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu sản xuất cho DN nội địa.

Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư trung hạn và dài hạn, vốn đổi mới công nghệ sản xuất, xử lý chất thải… cần được đơn giản về thủ tục hành chính hơn. Riêng với thị trường trong nước, cần thắt chặt kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng hàng gian, hàng giả thương hiệu, hàng nhập lậu, góp phần cải thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh cho DN.

Theo Bộ Công Thương, mỗi FTA đều có những quy định về xuất xứ hàng hóa riêng nhưng chung quy vẫn là phải đáp ứng các tỷ lệ về nguồn xuất xứ thuần túy. Chẳng hạn, với Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA), hàng hóa dệt may xuất khẩu của Việt Nam muốn được hưởng thuế suất ưu đãi thì phải dùng nguồn nguyên liệu vải trong nước. Hoặc EU cho phép áp dụng quy định cộng gộp xuất xứ, theo đó, các nhà xuất khẩu của Việt Nam được sử dụng vải từ một nước thứ 3 có ký kết FTA với Việt Nam và EU. Tuy nhiên, trên thực tế có hơn 60% nguồn nguyên liệu vải sản xuất của Việt Nam lại nhập khẩu từ nước đang không có ký FTA với EU nói riêng và FTA khác mà Việt Nam đang là thành viên nói chung.

Theo Ái Vân/SGGP


https://www.sggp.org.vn/nguy-co-vo-tran-nganh-det-may-632434.html

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động tăng, doanh nghiệp sản xuất lo

Grab Việt Nam thực hiện chương trình ’90 ngày nỗ lực hoàn thiện’

Thực phẩm và sản phẩm thiết yếu của Nhật đổ bộ vào Việt Nam

Bộ trưởng Công Thương: Sẽ sửa Nghị định 19

Giá dầu giảm, kinh tế kém cạnh tranh

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:FTAngành dệt may

Tin khác

Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động đang ‘cải lùi’

Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động đang ‘cải lùi’

Ô tô giảm giá mạnh, mua ngay hay chờ giảm tiếp?

Ô tô giảm giá mạnh, mua ngay hay chờ giảm tiếp?

App tín dụng đen đang ‘giết’ những fintech chân chính

App tín dụng đen đang ‘giết’ những fintech chân chính

Đua nhau làm điện gió, điện mặt trời

Người Việt mua ô tô đắt đến bao giờ?

Không bao che các sai phạm tại SEVEN.am

Vinamilk thông báo về nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa

Vinmart và VinEco về tay Masan

XEM NHIỀU NHẤT

Vinmart và VinEco về tay Masan

Vinmart và VinEco về tay Masan

Không bao che các sai phạm tại SEVEN.am

Người Việt mua ô tô đắt đến bao giờ?

Vinamilk thông báo về nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa

Đua nhau làm điện gió, điện mặt trời

Doanh nghiệp
Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động đang ‘cải lùi’

Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động đang ‘cải lùi’

Đua nhau làm điện gió, điện mặt trời

Đua nhau làm điện gió, điện mặt trời

Người Việt mua ô tô đắt đến bao giờ?

Người Việt mua ô tô đắt đến bao giờ?

Không bao che các sai phạm tại SEVEN.am

Không bao che các sai phạm tại SEVEN.am

Tài chính - BĐS
App tín dụng đen đang ‘giết’ những fintech chân chính

App tín dụng đen đang ‘giết’ những fintech chân chính

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm loạt lãi suất điều hành

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm loạt lãi suất điều hành

‘Bom’ Condotel dưới góc nhìn đầu tư tài chính

‘Bom’ Condotel dưới góc nhìn đầu tư tài chính

Bỏ quy định ví điện tử không được giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày

Bỏ quy định ví điện tử không được giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị
    • Chuyện tiếp thị
    • Mua sắm – Tiêu dùng
  • Công nghệ
    • Hi-tech
    • Startup
    • Điện máy
  • Nông nghiệp
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Chính sách
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Media
  • Mekong Connect
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Đức Minh. Tel : 028-38466136 — Fax: 028-38466180 — Email :info@bsa.org.vn


Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet số 86/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20/7/2015, sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018.

Toà soạn: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. Email:toasoantttg@gmail.com. Hotline: 0903 647 911.

Liên hệ: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. ĐT: 028.38466136

Ghi rõ nguồn "thegioihoinhap.vn" khi trích dẫn từ kênh thông tin này.

Copyright 2015 - Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp