08:10 - 03/01/2016
Người nghèo đang ‘trợ cấp’ tỷ giá cho người giàu
Nền kinh tế của các nước này đều có tỷ lệ tăng trưởng chậm. Đồng đôla mạnh so với tất cả các đồng tiền khác, lại khiến cho nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản ít đi.
Do đó, hầu hết các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới đều bị giảm giá và sản lượng xuất khẩu cũng thấp đi. Năm qua, các nước trong khu vực đều giảm giá bán vào các thị trường nhập khẩu, cụ thể là tôm giảm trên 15% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài những tác động thị trường, ngay từ đầu năm 2015, việc đồng nội tệ các nước như Nhật, châu Âu và khối Đông Âu, kể cả Nam Mỹ, châu Á, nhất là Trung Quốc có những điều chỉnh nhất định ít nhiều gây tác động đến việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản giảm hơn 14%, còn 6,72 tỉ USD so với năm 2014.
Đánh giá về các chính sách tỷ giá, vốn và lãi suất tác động đến ngành nông nghiệp nói chung, thuỷ sản nói riêng, nhiều doanh nghiệp cho rằng năm 2016, tình hình xuất khẩu sẽ khó khăn hơn 2015. Chi phí 2016 dự báo tăng 10 – 15% do các chi phí như bảo hiểm xã hội tăng, lương tăng, điện tăng và lãi suất cho vay cao đối với ngành nông nghiệp vẫn duy trì. Ba yếu tố này sẽ đẩy giá thành tăng cao, khiến hàng hoá nông thuỷ sản không đủ sức cạnh tranh.
Trong lúc đó, về tỷ giá, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn cho rằng việc điều chỉnh chưa tương xứng trong tương quan với các đồng tiền khác.
Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đặt vấn đề ngành thuỷ sản đang chịu áp lực ghê gớm từ các rào cản thương mại như thuế chống bán phá giá, luật nông trại của Mỹ, các nước châu Âu cũng áp dụng rào cản kỹ thuật, thị trường vô cùng khó khăn.
Năm 2016 được đánh giá là một năm tiền đề cho hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, giá dầu ở mức thấp, những khó khăn và thuận lợi này Nhà nước phải có nghiên cứu, đề ra chiếc lược và tách bạch chính sách ra cho từng ngành.
Nhiều năm qua, chính sách vốn, lãi vay… dành cho nông nghiệp chưa được thoả đáng như dành cho địa ốc, dịch vụ hay công nghiệp. Do đó, điều đầu tiên là Nhà nước phải xem lại mặt bằng lãi suất so với mặt bằng ở trong khu vực và trên thế giới có chung sản phẩm như Việt Nam là bao nhiêu, để có thể cạnh tranh. Sau khi đưa ra mức lãi suất phù hợp thì phải xem thời gian cho vay đã phù hợp chưa.
Trong lúc này, khi thị trường càng ngày càng đòi hỏi sản phẩm chất lượng, quy trình sản xuất theo chuỗi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì doanh nghiệp phải được vay vốn trung và dài hạn để đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tạo năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của nhà nhập khẩu.
Ngoài chính sách vốn, lãi vay, việc giữ giá tiền đồng, không điều chỉnh giảm tương xứng với các nước, sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu. Do vậy, nó tạo điều kiện cho nhập siêu tăng, trong đó có mặt hàng xa xỉ phẩm như điện thoại, ôtô, mỹ phẩm…
Như vậy, các doanh nghiệp cho rằng, nếu chúng ta tiếp tục giữ giá tiền đồng, vô hình trung là người lao động nghèo làm trong các nhà máy, xí nghiệp, nông dân sản xuất sản phẩm xuất khẩu… phải chịu tỷ giá và lãi suất bất hợp lý để tạo ra nguồn đôla từ hoạt động xuất khẩu cho người giàu sử dụng mua các mặt hàng không mang tính chất tái tạo sản xuất.
Nói cách khác, lao động nghèo đang ngày đêm lao động miệt mài, tạo ra hàng hoá xuất khẩu để có ngoại tệ cho người giàu hưởng lợi mua những mặt hàng xa xỉ phẩm như ôtô, điện thoại di động, rượu bia và các loại mỹ phẩm cao cấp…
Ngoài chính sách vốn, lãi vay, việc giữ giá tiền đồng, không điều chỉnh giảm tương xứng với các nước, sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu. Do vậy, nó tạo điều kiện cho nhập siêu tăng, trong đó có mặt hàng xa xỉ phẩm như điện thoại, ôtô, mỹ phẩm…
Minh Khoa
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này