Ngành dược trước nguy cơ bị nước ngoài 'nuốt chửng'
Tin mới
10:00
Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
09:46
Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition
09:44
Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry
10:48
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’
10:46
Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà
10:40
Hãy để cho con làm sai
10:33
Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh
16:37
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường
16:29
Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc
16:24
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
15:54
Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít
10:59
Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món
10:52
Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’
10:45
Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!
10:30
‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu
10:21
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư
10:18
Làm báo ở Sài Gòn thập niên 1960
09:36
Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry
09:32
3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát
16:24
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 lên mức 7%
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Kinh doanh
2022/07/04 - 10:05:24 AM

09:46 - 08/04/2021

Ngành dược trước nguy cơ bị nước ngoài ‘nuốt chửng’

Dù chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp dược phẩm vẫn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Thế nhưng, điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm bởi các tập đoàn dược phẩm quốc tế.

Nhu cầu cho nguyên liệu sản xuất dược phẩm ở Việt Nam phụ thuộc tới 80-90% vào nguồn nhập khẩu, trong đó nguồn từ Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 80%. Dịch Covid-19 khiến nhiều nhà máy sản xuất thành phần hoạt chất dược phẩm (API) ở Trung Quốc tạm ngừng hoạt động, còn Ấn Độ hạn chế xuất khẩu một số API thiết yếu. Đây là nguyên nhân khiến giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu giảm mạnh, tác động tiêu cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược trong nước. Tuy nhiên về lâu dài, ngành dược Việt Nam vẫn được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển, trong bối cảnh ngành dược thế giới đang bước vào giai đoạn bão hòa.

Theo dự báo từ Hãng nghiên cứu thị trường IBM, thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 11% trong giai đoạn 2021-2026, độ lớn thị trường tăng lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026 so với mức 7,7 tỷ USD năm 2021. Động lực tăng trưởng bền vững đến từ yếu tố chính là chi tiêu bình quân trên đầu người dành cho thuốc gia tăng, nhờ thu nhập của người dân cải thiện và sự quan tâm đến sức khỏe ngày càng cao. Là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2020, Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, giúp gia tăng thu nhập của người dân, cùng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao sẽ thúc đẩy chi tiêu cho y tế. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tốc độ già hóa sẽ diễn ra nhanh làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế, từ đó mở ra triển vọng tăng trưởng cho ngành dược. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân ngày càng cao, giúp đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ thuốc qua kênh bệnh viện (ETC).

Sôi động M&A

Sức hấp dẫn của ngành dược phần nào được thể hiện qua hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) những năm vừa qua. Năm 2020 dù không thuận lợi nhưng vẫn có nhiều thương vụ M&A đáng chú ý trong ngành dược phẩm. Theo thống kê từ CTCK Sài Gòn (SSI), tổng giá trị M&A năm 2020 ước đạt 1.680 tỷ đồng, với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư (NĐT) ngoại đang hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm. Thương vụ giá trị lớn nhất là Tập đoàn SK (Hàn Quốc) – chuyên về thuốc điều trị ung thư, thần kinh và tim mạch – chi ra 920 tỷ đồng mua 25% cổ phần của CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP), hay ASKA (Nhật Bản) – chuyên về thuốc tiêu hóa, hóc môn và sản phụ khoa – chi 350 tỷ đồng để sở hữu 25% CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT).

Cũng trong năm 2020, Stada – tập đoàn chuyên sản xuất thuốc generic của Đức – đã chi ra hơn 400 tỷ đồng nâng sở hữu tại CTCP Pymepharco (PME) từ 70% lên 76%. Chưa dừng lại ở đây, đầu năm 2021, tại ĐHCĐ bất thường, HĐQT của PME đã thông qua việc cho phép cổ đông lớn Stada và người có liên quan nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% vốn điều lệ mà không cần thực hiện chào mua công khai. Dự kiến việc tăng sở hữu của Stada sẽ hoàn tất trong năm nay, với số tiền tập đoàn này phải bỏ ra để nâng sở hữu lên 100% khoảng 2.000 tỷ đồng. Dù chưa hoàn toàn nằm trong tay đối tác ngoại nhưng HĐQT của PME cũng chính thức bãi nhiệm và được thay thế bởi người của Stada.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp dược có tên tuổi trong nước trở thành “con mồi” của các thương vụ thâu tóm bởi các tập đoàn quốc tế. Đơn cử, Abbott (Mỹ) bỏ ra hơn 2.270 tỷ đồng để sở hữu 51% cổ phần tại CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC). Thậm chí, doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu Việt Nam là CTCP Dược Hậu Giang (DHG) cũng đã trở thành công ty con của Tập đoàn dược phẩm Taiso của Nhật Bản, sau gần 3 năm âm thầm thu gom CP DHG (từ năm 2016 đến năm 2019) với tổng số tiền 6.000 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến nay, các tập đoàn đến từ EU, Nhật Bản, Mỹ đã chi ra hơn 12.000 tỷ đồng để nắm quyền chi phối và có ảnh hưởng lớn đến các công ty dược nổi tiếng của Việt Nam.

“Tằm ăn dâu”

Theo các chuyên gia kinh tế, ngoài tiềm năng của ngành, lý do khiến đối tác ngoại chuộng giải pháp thâu tóm do dược phẩm là lĩnh vực đặc thù, mất nhiều thời gian để xây dựng tên tuổi và chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, thâu tóm doanh nghiệp nội là bước đi nhanh và hiệu quả nhất. Trong khi đó, phần đông doanh nghiệp dược phẩm nội địa chỉ sản xuất thuốc ở trình độ bào chế, chưa đủ tiềm lực để đầu tư chi phí lớn cho nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới. Từ thực tế này, với “vỏ bọc” ban đầu là NĐT chiến lược, các tập đoàn đi thâu tóm dễ dàng nhận được sự đồng ý từ HĐQT và cổ đông, khi vẽ ra viễn cảnh về vốn, kinh nghiệm, kết hợp với thành tựu khoa học, công thức thuốc độc quyền.

Xét về mặt tích cực, hoạt động M&A có thể giúp các doanh nghiệp nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh. Thế nhưng, việc doanh nghiệp “bán mình” cho đối tác ngoại cũng gây nên nhiều quan ngại, trong đó nỗi lo lớn nhất chính là sự biến mất của các thương hiệu Việt. Riêng với ngành dược còn có vấn đề vô cùng quan trọng là việc bảo đảm an ninh quốc gia. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay mỗi một quốc gia đều phải phát triển công nghiệp dược phẩm ở mức độ cần thiết, không thể trông chờ vào nhập khẩu các mặt hàng tối cần thiết cho người dân để chữa bệnh. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Bộ Y tế cần xem xét và theo dõi làn sóng này, bảo đảm ngành dược được an toàn về mặt dược phẩm, y tế đối với đất nước 100 triệu dân.

Trên thực tế, dù nhận biết được ý đồ của các NĐT chiến lược, nhưng doanh nghiệp cũng không đủ sức chống chọi trước vô vàn chiêu thức của họ. Lãnh đạo một doanh nghiệp dược cho biết đối tác ngoại nếu không mua đứt được doanh nghiệp, sẽ chuyển sang chiến lược “tằm ăn dâu”. Theo đó, bên đi thâu tóm sẽ âm thầm thu gom CP trên TTCK, khi đủ tỷ lệ có quyền biểu quyết họ sẽ đưa người vào HĐQT, từ đó dễ dàng thao túng mọi hoạt động và cả những quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp. Có thể lấy dẫn chứng từ PME bị Stada âm thầm thu gom cổ phần từ năm 2011, khi doanh nghiệp này chưa đưa CP lên sàn. Hay DMC trước khi về tay Abbott đã bị đối tác ngoại khác là CFR International SPA (Chile) mua 42% cổ phần vào năm 2012.

Theo Kim Giang/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Cục Quản lý canh tranh thẩm tra lại vụ ‘thâu tóm’ Metro

DongA Bank và Sacombank đã xử lý 31.000 tỷ đồng nợ xấu

Không ngân hàng nào đăng ký mua USD

Grab thâu tóm Uber Đông Nam Á: lạm dụng vị thế độc quyền là tự sát

DN ngành gỗ đưa các công đoạn sản xuất và bán hàng lên ứng dụng 3D

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:M&Amua bán sáp nhậpngành dượcnhà đầu tư nước ngoài

Tin khác

Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition

Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition

Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry

Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry

Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry

Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 lên mức 7%

Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%

Công ty CP Hóa nông An Giang đồng hành cùng nông dân

Đơn hàng cuối tháng 6 đặc biệt tại Thuận Nam

‘Bóng ma’ lạm phát và nợ xấu phủ bóng lên các ngân hàng

Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nói gì về việc ‘Pacific Airlines nguy cơ chấm dứt hoạt động’?

Vietnam Airlines nói gì về việc ‘Pacific Airlines nguy cơ chấm dứt hoạt động’?

Giảm phí, lệ phí để cứu doanh nghiệp vận tải

Giảm phí, lệ phí để cứu doanh nghiệp vận tải

Vietnam Airlines tính bán bớt máy bay để thoát khỏi tình trạng lỗ nặng

Vietnam Airlines tính bán bớt máy bay để thoát khỏi tình trạng lỗ nặng

DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm

DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm

Tài chính
Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%

Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%

‘Bóng ma’ lạm phát và nợ xấu phủ bóng lên các ngân hàng

‘Bóng ma’ lạm phát và nợ xấu phủ bóng lên các ngân hàng

Ngân hàng ngưng gia hạn và cơ cấu nợ

Ngân hàng ngưng gia hạn và cơ cấu nợ

Trung Quốc đẩy mạnh phát triển fintech và thanh toán di động

Trung Quốc đẩy mạnh phát triển fintech và thanh toán di động

Thông tin doanh nghiệp
Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition

Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition

Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry

Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry

Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry

Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry

3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát

3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA