
07:50 - 08/01/2016
Millenials – Thế hệ thiên niên kỷ làm suy yếu nền kinh tế chia sẻ
Những người trưởng thành trẻ không mua những thứ như nhà và xe vì công việc của họ thu nhập thấp và nặng nợ nần thời kỳ đi học, chứ không phải vì họ không đánh giá cao sự sở hữu.
Thế hệ thiên niên kỷ (Millennials) là thành ngữ dùng để chỉ những người trưởng thành sinh từ 1980 – 2000. Họ đang sử dụng AirBnb để chia sẻ các căn hộ của họ. Họ chia sẻ ôtô nhờ dịch vụ của Uber và các dịch vụ cho thuê xe theo giờ như Zipcar. Họ thuê quần áo để dự các event lớn.
Và bởi vì nhiều Millennial phải kỳ khu dài hơi hơn để có thể đứng trên đôi chân của mình, họ chia sẻ chỗ ở, hoặc là với một đám bạn hoặc với cha mẹ mình. Nhưng hiện nay họ đang ăn nên làm ra. Nhiều người đã có công ăn việc làm. Một phân tích mới đây của Pew Research Center cho thấy vào quý 1/2015, Millennial là thế hệ đông nhất trong lực lượng lao động ở Mỹ.
Với tiền rủng rỉnh trong túi, nhiều người trong thế hệ này trưởng thành vào năm 2000, đang dọn vào ở nhà riêng của họ. Và bất chấp các dự báo trước đó, không có dữ liệu chứng minh Millennial muốn làm chuyện giống như cha mẹ họ từng làm: chuyển ra ở các vùng ngoại ô.
“Chuyện không mua nhà của Millennial cho đến nay nhất quyết không phải do thế hệ này không quan tâm đến sở hữu nhà, nhưng là vì thế hệ này lập gia đình và có con trễ hơn, hai định hướng chính trong quyết định mua căn hộ đầu tiên”, kinh tế trưởng của Zillow Stan Humphries nhận định. “Khi thế hệ này trưởng thành, họ sẽ trở thành lực lượng mua nhà cần phải tính đến”.
Và sự việc xảy ra tiếp theo một cách hợp lý là khi mà các Millennial dọn vào các căn hộ của họ ở ngoại ô, họ sẽ phải mua xe – vì chuyện thuê xe hàng ngày để chơi bóng chày là phi thực tế. Những cha mẹ bận rộn chắc chắn là không còn đủ thời gian thuê quần áo để dự một event đặc biệt.
Hiện tượng đó đặt ra câu hỏi: liệu đây có phải là một thế hệ thường xuyên thích ứng với nền văn hoá chia sẻ và sẽ tiếp tục chuyện đó? Hoặc giả, khi họ lớn lên và trở thành những người trưởng thành có thu nhập ổn định, liệu họ có hành động y như cha mẹ họ và mua sắm nhiều thứ như là một đặc tính của sự sở hữu. (Hoặc giả ít ra cũng sở hữu nhiều thứ hơn?).
Khi Millennial chia sẻ là vì họ thích thú có những trải nghiệm cùng bạn bè, chứ không phải vì họ không muốn sở hữu những thứ tốt hơn trong cuộc sống, theo Morley Winograd và Michael Hais, tác giả của cuốn Millennial chiếm đa số.
Ngay khi có khả năng sở hữu, Millennial sẽ trở thành những người tiêu dùng vung tay, theo Winograd và Hais. Một sự khác biệt cốt lõi trong sức mua của họ: sắm những gì thực sự có giá trị – từ quần áo đến ôtô hoặc căn hộ – thay vì chỉ đến một cửa hàng giá rẻ, các tác giả ghi nhận.
Một cuộc khảo sát gần đây trên lứa tuổi từ 18 – 34 của Fannie Mae cho thấy 70% Millennial ưu tiên sở hữu nhà riêng, thay vì thuê, vì sự bảo vệ một căn nhà thuê đang ngày càng tăng lên, các tác giả ghi nhận. Ngoài ra, những người tham gia trong cuộc khảo sát cho biết tậu một căn nhà là một đầu tư tốt hơn về lâu dài.
Lý do nhiều Millennial không sở hữu nhà vì họ chỉ tìm được những công việc thu nhập thấp và mắc nợ chính phủ thời học đại học, chứ không phải vì thái độ sở hữu cá nhân, theo Winograd và Hais.
Và nếu lý thuyết này chứng tỏ chính xác, văn hoá Millennial mua sắm nhiều hơn so với sự tăng trưởng các nguồn lực của họ có thể là tin lành đối với nền kinh tế Mỹ. Và không loại trừ những nước xuất khẩu nhiều vào Mỹ?
Đặng Kính
Thế Giới Tiếp Thị
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này