Làm được 10 đồng, thuế 'ăn' 4 đồng có gì là lạ?
Tin mới
16:24
WHO tính hủy bỏ báo cáo điều tra về nguồn gốc Covid-19 ở Trung Quốc?
16:16
Người Mỹ ngày càng có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc
15:55
TP.HCM có 44.175 người thuộc danh sách được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19
11:04
EU buộc tội Apple bóp méo cạnh tranh trong thị trường nhạc trực tuyến
11:01
Lò mổ lớn nhất đóng cửa, Campuchia chuẩn bị cấm bán thịt chó
10:58
Ấn Độ áp luật mới lên Facebook, Twitter và YouTube
10:20
‘Sốt đất’ ảo vì dự án sân bay
10:03
Ý kiến trái chiều về đề xuất đại lộ ven sông Sài Gòn
09:52
Ngân hàng rao bán loạt bất động sản ngàn tỷ
15:51
Đề xuất cấp ‘chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19’ chung cho ASEAN
15:32
Du lịch trong nước ‘rục rịch’ tái khởi động
15:26
Lithuania mở văn phòng tại Đài Loan, ‘cửa ngõ châu Âu’ thu hẹp với Trung Quốc?
15:22
Phát hiện 2 biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh vào Việt Nam
10:58
Bộ GD-ĐT giải thích thông tin tiếng Hàn là ngoại ngữ ‘bắt buộc’
10:36
Trung Quốc phủ nhận chuyện làm ngoại giao vắc xin
10:30
Một căn hộ ở Hong Kong lập kỷ lục với giá cho thuê 2 triệu USD/năm
10:22
TP.HCM: Sức mua sụt giảm mạnh
10:09
Covid-19 có thể tiêu tốn của Trung Quốc 417 tỷ USD vào năm 2021
10:04
Triển khai kế hoạch thu phí cảng biển tại TP.HCM
09:39
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường: cơ hội để ‘thay máu’?
Bản tin thị trường
10:13
Nhà đầu tư rời bỏ Myanmar, chuyển hướng đến Việt Nam và Campuchia?
09:46
Đài Loan thần tốc hóa giải cú ‘boom hàng’ triệu đô của Trung Quốc
08:53
Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Công nghệ
2021/03/05 - 11:06:21 PM

15:30 - 26/02/2016

Làm được 10 đồng, thuế ‘ăn’ 4 đồng có gì là lạ?

Báo cáo của World Bank về chuyện “làm được 10 đồng, thuế ‘ăn” 4 đồng như trên trang nhất của báo Tuổi Trẻ thật ra không mới mà bấy lâu nay báo chí đã đưa tin nhiều.

Có chăng là con số hơi vênh một chút khi trước đây phần thuế, thực ra là thuế và phí, “ăn” vào lợi nhuận của các doanh nghiệp là 40,8% vào năm 2015, còn nay thì được làm đẹp một tí, “còn” có 39,4% lợi nhuận mà thôi.

Vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại được, và phát triển được, đấy mới là kỳ tích. Có lẽ, để kỳ tích đó được rõ hơn, nên đặt trong bối cảnh thuế thu nhập doanh nghiệp đang dần giảm xuống.

Năm 2013, thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, phần thuế và phí chiếm đến 34,5%. Nhưng điều đáng nói là đến năm 2014, thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm xuống 3 điểm phần trăm, từ 25% còn 22%. Năm đó, thuế và phí doanh nghiệp phải đóng “ăn” chỉ có 35,2% lợi nhuận.

Đáng nói hơn, đến năm 2015, thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn giữ nguyên là 22%, nhưng phần thuế+phí phải đóng của doanh nghiệp lên đến 40,8% lợi nhuận.

Vậy còn năm 2016?

Báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới cho ra con số doanh nghiệp chỉ còn phải đóng 39,4% lợi nhuận.

Nên nhớ, năm 2016, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm thêm 2 điểm phần trăm, từ 22% xuống còn 20%. Đấy là chưa nói đến hàng loạt thứ thuế và phí khác đã được bãi bỏ, như thuế đếm trứng, thuế… hết sức phi lý mà kỳ họp Quốc hội vừa qua đã quyết định.

Vậy mà, mức giảm vẫn chẳng đáng là bao khi một số loại chi phí khác tăng lên, từ bảo hiểm xã hội đến lương tối thiểu.
Cần phải mở ngoặc thêm rằng với nhiều công nhân, việc tăng lương tối thiểu không làm tăng thu nhập của họ, mà trái lại, “ăn vào thu nhập” của họ.

Lý do là đã từ lâu, rất nhiều chủ doanh nghiệp trả lương trên mức tối thiểu rất nhiều. Phần này là thỏa thuận của chủ doanh nghiệp với người lao động, đại loại là một mức lương căn bản/tối thiểu đúng quy định, và một phần khác theo thỏa thuận.

Điều đó là để dễ dàng hơn cho cả hai bên, chủ doanh nghiệp bớt đóng tiền bảo hiểm xã hội, còn người lao động lại có thêm đồng ra đồng vào.

Nay thì lương tối thiểu tăng bắt buộc phần đóng bảo hiểm xã hội phải tăng tương ứng.

Vì doanh nghiệp đã trả lương quá mức tối thiểu rồi thì phần bảo hiểm xã hội tăng thêm đó, dĩ nhiên, là lấy từ lương của người lao động. Chủ tốt thì chia sẻ một phần, không thì bắt đóng toàn bộ. Và tất lẽ dĩ ngẫu là chính sách tăng lương tối thiểu thoạt nghe tưởng là tốt vì giúp người lao động có thêm tiền, lại có tác dụng ngược lại: bớt đi tiền của họ.

Có một điểm nữa không thể bỏ qua đó là yếu tố giá dầu. Giá dầu rẻ tưởng chừng sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được biết bao nhiêu chi phí, vì có ai mà không liên quan tới chuyện vận tải này nọ.

Nhưng vấn đề lại nằm ở tầm vĩ mô hơn: ngân sách nhà nước. Những năm về trước, nguồn thu từ dầu đóng góp đến 10% thu ngân sách nhà nước.

Hãy xem, trong dự toán ngân sách của Bộ Tài chính cho năm 2015, thu từ dầu đóng góp đến 93.000 tỉ đồng. Nhưng thực tế, do giá dầu giảm, ngân sách chỉ còn thu được chỉ còn 66.000 tỉ đồng, chiếm 6%. Đấy là một nỗ lực lớn bởi lẽ ngành dầu đã phải tăng sản lượng khai thác để bù đắp vào giá xuống. Nếu giữ nguyên thì mức thu sẽ không đến mức đó.

Dự toán ngân sách nhà nước thu từ dầu thô năm 2016 dừng lại ở con số 54.500 tỉ đồng. Để đạt được con số đó, mỗi tháng Tập đoàn dầu khí Việt Nam phải nộp bình quân là 4.540 tỉ đồng. Con số đó chỉ có thể đạt được khi giá dầu ở mức tối thiểu cũng là 40 USD/thùng. Nhưng, đã mấy tháng nay, giá dầu ở mức 30 USD/thùng, và còn thấp hơn thế nữa trong thời gian gần đây.

Thực tế thì thu ngân sách từ dầu thô trong tháng 1 không đạt được con số bình quân đó. Tập đoàn dầu khí đang ở thế rất khó khăn. Bên cạnh việc “dọa” đóng cửa nhà máy lọc dầu Dung Quất, việc phải đóng một số mỏ sắp tới, nếu giá dầu không tăng, là chuyện phải làm, không còn là dọa lẫy nữa.

Điều đó có nghĩa là nguồn thu từ dầu sẽ không đạt được chỉ tiêu, và ngân sách nhà nước sẽ bị hụt hẫng. Điều tất yếu là Bộ Tài chính sẽ phải kiếm nguồn thu khác bù đắp vào. Thêm nữa, năm 2016, và những năm tới, thuế nhập khẩu cũng sẽ giảm, và rồi thuế xuất khẩu cũng phải bãi bỏ theo cam kết của các Hiệp định mậu dịch tự do (FTA), nguồn thu cũng giảm đi.

Vậy thì tìm nguồn thu ở đâu? Câu trả lời có lẽ vẫn nằm ở hai chữ: Doanh nghiệp.

Như đã nói, thuế thu nhập doanh nghiệp năm nay về 20%, nhưng các doanh nghiệp chớ vội mừng.

Năm 2015, theo Bộ Tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 150.855 tỉ đồng, và dự kiến năm 2016 là 162.393 tỉ đồng, tăng khoảng 7.6%.

Thuế thu nhập giảm, nhưng phần thu thuế lại tăng, đấy chính là vấn đề. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ phải làm ăn có thêm nhiều lợi nhuận hơn để nộp thuế và phí. Nếu không, thì phần “ăn” vào của thuế phí sẽ lớn hơn con số 39,4% mà Ngân hàng Thế giới đưa ra nói trên.

Trần Phi Tuấn
Theo BSA/Tuổi Trẻ

Có thể bạn quan tâm

Samsung chuyển phần lớn hoạt động sản xuất smartphone sang Ấn Độ

Ở nơi xe hơi biết nói chuyện, xe chữa cháy biết bay… và robot biết phẫu thuật

Các công ty Mỹ có thể nối lại cung ứng cho Huawei trong 2-4 tuần tới

Ấn Độ: triển khai chương trình tiếp cận quốc gia bằng cổng mua sắm trực tuyến

Facebook Pay ra mắt tại Mỹ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:BHXHgánh nặng thuế phíthuếTrần Phi Tuấn

Tin khác

EU buộc tội Apple bóp méo cạnh tranh trong thị trường nhạc trực tuyến

EU buộc tội Apple bóp méo cạnh tranh trong thị trường nhạc trực tuyến

Ấn Độ áp luật mới lên Facebook, Twitter và YouTube

Ấn Độ áp luật mới lên Facebook, Twitter và YouTube

Pin kim cương hứa hẹn tạo ra điện trong 100 năm

Pin kim cương hứa hẹn tạo ra điện trong 100 năm

‘Ông lớn’ thương mại điện tử Mỹ chấp nhận thanh toán Bitcoin

ByteDance lấn sân mảng giáo dục trực tuyến

Xiaomi tính mở nhà máy sản xuất smartphone tại Hải Phòng

Apple thống trị thị trường smartphone Nhật Bản

App gọi xe Trung Quốc – Didi lên kế hoạch bước chân vào châu Âu

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA