Khi giá dầu 'mặc váy' thì làm sao dò ra đáy
Tin mới
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
16:18
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong
16:13
Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế
16:09
Cổ đông Nhật Bản muốn mua 25 triệu cổ phiếu của Petrolimex
16:07
Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước
11:53
TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu
11:42
TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
11:34
Renault Kiger giá 175 triệu đồng ở Ấn Độ, chờ ngày về Việt Nam
11:13
Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức
10:51
Kinh tế Hong Kong đối diện bốn thách thức nghiêm trọng
10:27
117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam
21:37
Người giao hàng ở Hàn Quốc ‘làm việc đến chết’
21:27
Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu
21:22
THACO xuất khẩu lô ôtô và linh kiện phụ tùng lớn nhất từ trước đến nay
21:18
53 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại
16:39
Thành lập 2 Tiểu ban quản lý lưu vực sông Cửu Long và Sê San-Srêpốk
12:33
Facebook thông báo khôi phục quyền truy cập tin tức tại Úc
12:25
Giới chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ
12:10
Giá Bitcoin lại trượt sâu
10:28
11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại Việt Nam
Bản tin thị trường
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Công nghệ
2021/02/25 - 3:57:26 AM

07:54 - 27/01/2016

Khi giá dầu ‘mặc váy’ thì làm sao dò ra đáy

Hasan Jamali | AP Workers at an oil facility near Riyadh, Saudi Arabia. Photo: (Hasan Jamali | AP) Workers at an oil facility near Riyadh, Saudi Arabia.

IMF cho rằng Arập Saudi theo đà hiện nay có thể phá sản vào năm 2020. Trong ảnh, dầu mỏ ở Saudi. Ảnh: TL

Cung lớn hơn cầu nhưng các nhà sản xuất vẫn điên cuồng bơm dầu lên…

Từ đỉnh hơn 140 USD/thùng hồi năm 2008, giá dầu hiện tại còn chưa đầy 27 USD/thùng và các dự báo cho thấy đấy chưa phải là đáy. Dễ thường, khi cung lớn hơn cầu giá rớt, và cách cứu giá là cắt giảm sản lượng.

Thế mà vua dầu Arập Saudi vẫn điên cuồng bơm dầu lên. Hồi tháng 12/2015, mỗi ngày nước này cho ra một sản lượng lên tới 10,3 triệu thùng/ngày.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã cảnh báo: cung quá lớn. Năm 2015, thế giới sản xuất ra độ 96,3 triệu thùng dầu/ngày mà nhu cầu chỉ có 94,5 triệu thùng/ngày. 1,8 triệu thùng/ngày thừa đó được đưa vào các kho dự trữ. Cho dù người ta xây thêm các kho trữ dầu nhưng do nguồn dầu nhiều quá khiến cho dầu dễ tràn. Chỗ duy nhất để chứa dầu thừa đó là các thùng ở ngoài khơi.

Mọi con mắt hiện đang đổ dồn về Iran, quốc gia từng là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai của OPEC, vừa được bãi bỏ cấm vận. Iran, Bloomberg dẫn nguồn từ IEA nói rằng hồi năm 2011 mỗi ngày xuất khẩu chừng 2,6 triệu thùng, đến 2014 chỉ còn 1,4 triệu thùng, nay đang nôn nóng lấy lại vị trí số hai.

Trong vòng vài tháng tới, Iran có thể cung cấp chừng 300.000 thùng/ngày cho thị trường, sau đó là 500.000 và rồi 1 triệu thùng/ngày, và có khả năng gấp mấy lần con số đó.

Theo tờ Economist của Anh, các đội tàu dầu sức chứa 50 triệu thùng mấy tháng qua neo đậu tại Kharg, một hòn đảo ngoài khơi của Iran đang sẵn sàng xung trận.

Còn nhớ, hồi năm 2008, với cơn khát năng lượng của Trung Quốc và châu Á, rất nhiều lo ngại về một cuộc khủng hoảng thiếu dầu. Nhà nhà, người người đổ xô đi tìm các nguồn dầu ở xa, tận đáy sâu, ở những nơi trước đó không ai nghĩ là có thể khai thác được, đổ hàng trăm tỷ USD vào đó, cứ sợ nếu chậm chân thì sẽ mất cơ hội vậy.

Vậy mà giờ thì lại là một nỗi sợ khác khi có quá nhiều dầu. Nhưng đáng sợ hơn là người Arập Saudi đang muốn nhấn chìm thế giới trong dầu rẻ.

Giá dầu giảm sâu đang ăn mất lợi nhuận của nhiều ông lớn, nhất là những công ty khai thác dầu có chi phí cao. Giá càng thấp thì khai thác càng lỗ. Và bơm thêm dầu rẻ vào thị trường chính là tuyệt kỹ phi đao hạ gục nhanh tiêu diệt gọn các đối thủ của người Arập.

Một mục tiêu đang được nhắm đến chính là các công ty khai thác dầu sử dụng công nghệ đá phiến của Mỹ. Mỗi ngày, các nhà khai thác đá phiến ở Mỹ đưa ra thị trường chừng 4,2 triệu thùng. Là đã cắt giảm chừng 600.000 thùng.

Tuyệt kỹ phi đao của người Arập Saudi thực ra không phải là mới mà đã được sử dụng đến vài lần. Như hồi giữa thập niên 1980, một cuộc chiến giá dầu nổ ra khi các thành viên OPEC dùng dầu rẻ để chơi các nhà sản xuất ở biển Bắc, nhưng thất bại.

OPEC muốn làm cuộc cách mạng đảo chính giành thị phần của các quốc gia biển Bắc, nhưng kết thúc bằng việc tự hại nhau, và càng khiến giá dầu giảm sâu. Phải mất nhiều năm sau đó giá dầu mới hồi phục trở lại.

Có người ví von chuyện hạ giá dầu đó giống như câu chuyện mổ bụng tự sát của người Nhật vậy. Hầu như ai cũng biết đến một giải pháp để giải quyết vấn đề là cắt giảm sản lượng để cứu giá. Ai cũng hiểu nhưng chẳng ai làm cả.

Dù vậy thì kiểu mổ bụng đó vẫn chưa phải là tự sát và cũng chưa khiến đối thủ tự diệt. Có chăng là giới khai thác đá phiến ở Mỹ cũng giảm một ít, chừng 400.000 thùng/ngày. Nhưng tính chung, theo IEA, Mỹ là quốc gia tăng sản lượng lên tới 900.000 thùng/ngày.

Các chuyên gia trong ngành cho biết khi giá dầu ở 30 USD/thùng thì chỉ khoảng 6% sản lượng dầu khai thác trên thế giới là không có lãi thôi. Cho đến hiện tại, các công ty dầu đá phiến vẫn chưa chịu chết, các công ty khai thác ở vùng sâu vùng xa vốn được cho là đắt đỏ hơn cũng chưa chịu thua.

Chỉ có một số ít là ngưng lại. Dĩ nhiên, các đại công ty cũng cho đóng băng các dự án khai thác dầu ngoài khơi xa trị giá đến 380 tỷ USD.

Những kẻ phá bĩnh công nghệ đá phiến này, dù chỉ chiếm chừng 5% sản lượng dầu trên thế giới, nhưng đã thực sự làm một cuộc cách mạng, vượt qua mặt những tay chơi thượng thặng ở Trung Đông. Và điều đó đang gây nên một cơn bão ghê gớm quét phăng nguồn ngân sách của nhiều quốc gia sống dựa vào dầu.

Hùng mạnh như Arập Saudi, thì các ông hoàng tỉ phú xứ này cũng thâm hụt ngân sách đến 15%, và phải tính đến chuyện cắt giảm chi tiêu công. Gấu Nga thì thôi rồi, coi như giảm 10% chi tiêu công vì giá dầu. Venezuela ở Mỹ Latinh đang lâm vào khủng hoảng, và giá dầu đi xuống như một gáo nước lạnh tạt vào lạm phát phi mã đến 140% của quốc gia này, khiến chính phủ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp kinh tế.

Chính phủ Nigeria cũng coi như cạn ngân sách vì thu từ dầu chiếm đến 70% nguồn thuế của nước này. Các đại gia khai thác dầu đành đóng băng các dự án khai thác dầu ở các vùng xa xôi và có thể sẽ phải cắt giảm nhân công.

Hãng Shell vẫn chưa có ý định ngưng thăm dò dầu ở Bắc Cực và ở Canada, nhưng sản lượng chỉ 2,9 triệu thùng/ngày năm 2015 là quá ít so với những năm trước đó vốn lên đến 3,1 triệu/thùng/ngày. Trong cái nghề khai thác dầu này có khi ngưng khai thác lại còn thiệt hại hơn là khai thác để bán với giá rẻ.

Kinh tế thế giới, theo lẽ thường, sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Thế nhưng gặp lúc thị trường chứng khoán cũng khá điên đảo, từ Trung Quốc cho đến khắp nơi, nên các lạc quan về giá dầu kích thích tăng trưởng vẫn chưa thành hiện thực.

Còn giá dầu dường như vẫn đang mặc váy nên chưa ai dò ra đáy cả.

Trần Phi Tuấn
Thế Giới Tiếp Thị

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ thiếu xăng tại thị trường châu Á

Người ủng hộ ông Trump chuyển sang MeWe, Gab và Rumble

Huawei bất ngờ lên ngôi số 1 trong tháng 4

VinSmart sẽ bán điện thoại 5G sang thị trường Mỹ

Samsung lên tiếng sau khi loạt smartphone của hãng gặp sự cố

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Arập Saudigiá dầuiranNgaTrần Phi Tuấnvenezuela

Tin khác

Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức

Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức

Facebook thông báo khôi phục quyền truy cập tin tức tại Úc

Facebook thông báo khôi phục quyền truy cập tin tức tại Úc

Giá Bitcoin lại trượt sâu

Giá Bitcoin lại trượt sâu

Xiaomi có thể tiếp bước Huawei tham gia ngành công nghiệp ô tô

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Canada sẽ nối gót Úc ‘tuyên chiến’ với Facebook

Bitcoin tiệm cận mức vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD

Tranh cãi về tương lai Bitcoin

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA