Hệ lụy đổ vỡ thị trường bất động sản
Tin mới
10:11
Khó gọi taxi, xe công nghệ
10:05
Bộ Tài chính đề xuất hoãn nộp thuế cho người dân và doanh nghiệp
10:01
WHO kêu gọi họp khẩn vì bệnh đậu mùa khỉ bùng phát
09:49
Đề xuất thí điểm tổ chức casino ở khách sạn 5 sao, bước đi đột phá của TP.HCM
22:43
DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm
22:30
Hàn Quốc cấp visa du lịch trở lại cho khách Việt Nam
22:26
Indonesia bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ
22:19
Dự báo lạm phát leo thang mạnh trong quý 3/2022
12:17
EU công bố kế hoạch thoát phụ thuộc năng lượng Nga
11:59
Canada loại sản phẩm của Huawei, ZTE khỏi mạng 5G
11:55
Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng
11:49
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán
11:04
21 khuyến nghị để giảm ùn tắc ở cảng Cát Lái
11:00
Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19
10:36
Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít
10:03
Công nghiệp hỗ trợ: lối tắt vào chuỗi cung ứng toàn cầu
16:24
iPhone 14 có thể chính thức ra mắt vào ngày 13/9
16:17
Người tiêu dùng Mỹ nhạy cảm hơn với giá cả
16:05
Giá thép giảm 500.000 đồng một tấn
16:02
VCCI công bố sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam
Bản tin thị trường
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Kinh doanh
2022/05/22 - 12:49:18 PM

09:40 - 09/05/2022

Hệ lụy đổ vỡ thị trường bất động sản

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nếu thị trường BĐS không được hỗ trợ kịp thời, không có sự điều tiết và quản lý khoa học, sẽ dễ dẫn tới sự đổ vỡ dây chuyền, có thể để lại những hệ lụy xấu cho cả nền kinh tế.

Sau hơn 2 năm chịu tác động của đại dịch, rất nhiều công trình dự án phải dừng, các DN lại chịu thêm 2 cơn bão giá vật liệu.

Trong khi giá bất động sản (BĐS) đang tăng chóng mặt, phần lớn doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng và BĐS đang rất khó khăn do không có dự án mới, trong khi giá vật liệu tăng mạnh, nguy cơ 5 năm nữa sẽ không còn nhà thầu nào tồn tại…

Sẽ đổ vỡ dây chuyền?

Sự phát triển của ngành xây dựng và BĐS tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng ngành này hiện đang ở giai đoạn có nhiều cung bậc. Suốt từ năm 2011 đến nay bong bóng BĐS ngày càng căng. Những cơn sốt đất đã liên tục lan rộng từ đô thị tới nông thôn, từ ven biển lên miền núi. Nhiều người bị cuốn theo cơn sốt ảo, lao vào đầu cơ nhưng không bán được. Trong khi đó, hàng loạt DN trong ngành đang ở giai đoạn rất khó khăn.

“Nếu tình hình này kéo dài, 5 năm tới có lẽ sẽ không có nhà thầu nào tồn tại” – ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng, cho biết.

Các DN và các hiệp hội DN cùng một số chuyên gia, cho rằng trong bối cảnh khó khăn kép như hiện nay, nếu thị trường BĐS không được hỗ trợ kịp thời, không có sự điều tiết và quản lý khoa học, dễ dẫn tới sự đổ vỡ dây chuyền, có thể để lại những hệ lụy xấu cho cả nền kinh tế. Bởi xây dựng, BĐS là ngành đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội kéo theo sự phát triển 40 ngành kinh tế quan trọng khác, như tài chính – ngân hàng, xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ và du lịch…

“Thị trường BĐS là đầu kéo thị trường tài chính, thị trường lao động phát triển, kéo theo nhu cầu hàng chục ngàn sản phẩm từ hạt cát, cái đinh đến đồ nội thất, xi măng, sắt thép…” – ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nói.  Mỗi năm ngành xây dựng đóng góp 15-16% GDP, trong đó liên quan đến BĐS đóng góp khoảng 8-9% GDP.

Sốt giá, bong bóng căng, DN khó khăn, thị trường tiềm ẩn rủi ro đổ vỡ…, cùng với việc nguồn cung thiếu, pháp luật còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường, chưa điều tiết thị trường một cách hiệu quả, là thực tế đang diễn ra tại thị trường BĐS nước ta. Khó khăn nữa là nguồn vốn. Tín dụng ngân hàng bị siết chặt. Điều kiện để phát hành trái phiếu cũng đã siết chặt hơn. Bên cạnh đó, sau hơn 2 năm chịu tác động của đại dịch, rất nhiều công trình dự án phải dừng, các DN lại chịu thêm 2 cơn bão giá vật liệu.

“DN chúng tôi đi khắp nơi để tìm dự án, thậm chí lên cả biên giới để tìm dự án. Nhưng tìm dự án không dễ bởi vướng rất nhiều thủ tục pháp lý” – ông Hiệp cho biết.

Nhận định về thị trường BĐS hiện nay, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, cho biết: “Thị trường BĐS giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế, với đời sống kinh doanh, không ai muốn thị trường này rơi vào khủng hoảng. Cái khó của các nhà quản lý là làm sao hài hòa được giữa việc thúc đẩy thị trường BĐS phát triển và giảm thiểu rủi ro – tránh đổ vỡ nhưng cũng tránh bong bóng”.

Ma trận pháp lý

Theo ông Cường, nguồn lực tài chính cho BĐS chưa đa dạng và bền vững, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tiền ứng trước của khách hàng. Nhà nước chưa có các định chế tài chính để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cho phát triển nhà ở, đặc biệt nhà ở xã hội. Do đó, bất cứ động thái, chính sách nào liên quan đến tín dụng BĐS đều tác động vô cùng to lớn tới thị trường. Chính sách không phù hợp thực tế có thể sẽ gây rủi ro, đổ vỡ thị trường. Vì thế rất cần chính sách phù hợp cho thị trường trái phiếu.

Bên cạnh đó, cần sớm nghiên cứu hình thành các định chế tài chính BĐS, như quỹ đầu tư BĐS, quỹ tín thác đầu tư BĐS; hình thành ngân hàng tiết kiệm nhà ở dành cho những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp có nhu cầu nhà ở, có thể gửi tiền tiết kiệm để tạo lập nhà ở…

Cảnh báo sự đổ vỡ trong thị trường BĐS, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho rằng phải nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo về thủ tục pháp lý; có giải pháp để kích cầu nguồn cung thông qua việc tháo những vướng mắc cụ thể cho từng dự án.

“Vì vướng mắc về pháp lý có những dự án dừng cả chục năm, khiến chi phí vô hình của DN tăng lên rất lớn. Nếu không gỡ được việc này, không chỉ hoạt động đầu tư mà hoạt động kinh doanh cũng bị dừng” – ông Nguyễn Quốc Hiệp nhấn mạnh.

Theo ông Hiệp, thủ tục pháp lý liên quan đến xây dựng và BĐS giống như “ma trận”, trong đó có 12 luật điều chỉnh trực tiếp. Nếu tính cả các luật liên quan lên tới con số 60. Thủ tục hành chính cũng tương tự. Theo một luật sư tư vấn liệt kê, để hoàn thành thủ tục hành chính của 1 dự án cần tới 36 con dấu chính thức. Nếu đếm cả những quy định không chính thức nữa số con dấu lên tới 120.

“Có những điểm luật này cho phép nhưng luật kia lại không, khiến ngay cơ quan nhà nước cũng không biết đường nào giải quyết” – ông Hiệp nói và cho biết mỗi quy trình trong đầu tư, kinh doanh BĐS lại có hệ thống pháp luật khác nhau, có những điểm kết nối được nhưng có những điểm chưa kết nối được, nên luật này phải chờ luật kia.

Các chuyên gia nhấn mạnh, nền kinh tế đang ở giai đoạn phục hồi, thị trường BĐS là ngành quan trọng ảnh hưởng đến sự phục hồi này. Vì vậy, cần sớm sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai. Chẳng hạn, Luật Nhà ở không cho phép chuyển đổi các loại đất khác sang đất ở đang khiến lượng lớn dự án bị ách tắc.

Hiện có khoảng 400 dự án tại Hà Nội, TP.HCM đang vướng. Hay Luật Kinh doanh BĐS chưa đưa ra được khung pháp lý hiệu quả cho mọi loại BĐS trên thị trường, nên có nhiều loại BĐS chưa chính thức được tham gia thị trường.

Cùng với đó, tập trung tháo gỡ pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án BĐS, dự án nhà ở để tăng nguồn cung, tạo điều kiện phát triển các dự án nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập trung bình; điều chỉnh cơ cấu thị trường nhà ở, BĐS cho phù hợp nhu cầu của thị trường; công bố công khai và tổ chức thực hiện liên thông, rút ngắn thời gian quá trình xem xét, giải quyết thủ tục hành chính trong cấp mới, điều chỉnh, kiểm tra, rà soát dự án kinh doanh BĐS…

Theo Hà Linh/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

TP.HCM: Tháng 8, CPI tăng 0,48%

23 ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh do virus corona

Có thể thí điểm cho công ty bảo hiểm được bảo lãnh thông quan hàng hóa

Giá vàng SJC tăng hơn nửa triệu đồng, vượt mức 63 triệu đồng/lượng

Nguy cơ mất tiền thật vì tiền ảo

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:thị trường bất động sản

Tin khác

Đề xuất thí điểm tổ chức casino ở khách sạn 5 sao, bước đi đột phá của TP.HCM

Đề xuất thí điểm tổ chức casino ở khách sạn 5 sao, bước đi đột phá của TP.HCM

DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm

DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm

Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng

Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng

21 khuyến nghị để giảm ùn tắc ở cảng Cát Lái

Công nghiệp hỗ trợ: lối tắt vào chuỗi cung ứng toàn cầu

VCCI công bố sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam

Vàng SJC đứng yên bất thường

‘Đội lốt’ cổ phần hóa, thoái vốn để bán đất

Doanh nghiệp
DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm

DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm

Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng

Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng

5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes

5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes

Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp

Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp

Tài chính
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán

Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán

Vàng SJC đứng yên bất thường

Vàng SJC đứng yên bất thường

VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm

VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm

Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD

Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD

Thông tin doanh nghiệp
Yến chưng dành cho người tiểu đường

Yến chưng dành cho người tiểu đường

Đón đầu xu hướng bằng trang sức cho phái mạnh tại Ngọc Thẩm Jewelry

Đón đầu xu hướng bằng trang sức cho phái mạnh tại Ngọc Thẩm Jewelry

Áo mưa Sơn Thủy phù hợp mọi lứa tuổi

Áo mưa Sơn Thủy phù hợp mọi lứa tuổi

Yến đông trùng hạ thảo – tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi

Yến đông trùng hạ thảo – tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA