Thương mại Việt-Thái bao giờ mới cân bằng?
Tin mới
10:10
‘Những tên tuổi lớn’ trong đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam
09:58
Ngành gỗ khó càng thêm khó vì ‘đối thủ cạnh tranh’ Trung Quốc
09:46
Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới
09:43
Vinhomes bán toàn bộ 11.400 tỷ đồng vốn góp tại 2 công ty vừa thành lập
09:26
Cạnh tranh bán lẻ ngày càng khốc liệt
09:20
‘Rã băng’ trái phiếu bất động sản
09:17
Việt Nam vẫn là ‘đại bản doanh’ của Samsung
09:05
‘Chưa bao giờ doanh nghiệp Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam như hiện nay’
08:44
Cách kết hợp dùng ngũ cốc dinh dưỡng Khánh Hòa khi tập gym
08:40
Thuận Nam giới thiệu sản phẩm mực lông dầu mới
17:20
Chấn Thuận Thành vinh dự đón nhận danh hiệu HVNCLC năm 2023
15:31
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
15:27
Thành ‘thiên đường du lịch’ nhờ ẩm thực bình dân chuẩn sao Michelin
15:20
‘Nước cờ’ mới của Trung Quốc?
09:51
Chạy đua bắt đà phục hồi của Trung Quốc
09:36
Doanh nghiệp địa ốc giảm quy mô hoạt động
09:32
Đón ‘đại bàng’ Mỹ
09:24
Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023
09:16
Nếu không cải cách, Việt Nam ‘bị bỏ lại phía sau’ trong thu hút FDI
08:52
An toàn sức khỏe với áo mưa nhựa Sơn Thủy
Bản tin thị trường
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhGóc nhìn
2023/03/22 - 11:14:34 AM

09:16 - 13/04/2022

Thương mại Việt-Thái bao giờ mới cân bằng?

Triển vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam – Thái Lan hướng đến 25 tỷ USD là điều có thể. Song quan trọng hơn cần hướng đến mục tiêu cân bằng khi cán cân thương mại đang nghiêng về Thái Lan ở thế thượng phong.

Hàng Thái tràn ngập ở các siêu thị Việt Nam.

Qua 45 năm (1976-2021) từ khi thiết lập bang giao, quan hệ Việt Nam – Thái Lan đã phát triển: 2 bên trở thành đối tác chiến lược, hợp tác hữu nghị, toàn diện. 2 nước đã ký nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực, tạo cơ sở pháp lý góp phần thúc đẩy quan hệ song phương. 2 nước lại cùng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hành lang thương mại giữa 2 nước rộng mở hơn bao giờ hết.

Năm 2004, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều 2,31 tỷ USD, năm 2021 tăng lên 18,85 tỷ USD, gấp hơn 8 lần năm 2004, tăng 18,7% so với năm 2020. Thái Lan là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam trong Đông Nam Á, đứng thứ 5 trong châu Á.

2 nước đã có 13 cặp tỉnh, thành phố thiết lập quan hệ, tăng cường liên kết, trong đó nổi bật là TP.HCM. Thương nhân Thái Lan qua lại nhộn nhịp TP.HCM, từ đây tỏa khắp dải đất phương Nam. Việc kết nối các tuyến đường bộ qua Lào, Campuchia, tuyến vận chuyển ven biển tới 2 nước, cũng như chương trình hợp tác về thông tin và bí quyết công nghệ… đã góp phần làm dòng chảy hàng hóa Việt – Thái ngày càng dồi dào.

Thái Lan là một trong những nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sớm nhất. Hiện Thái Lan đứng thứ 2 trong số các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam (sau Singapore), thứ 8 trong hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Chưa tương xứng tiềm năng

Thứ nhất, 2021 là năm hoành tráng nhất trong 6 năm qua của Việt Nam, nhưng kim ngạch 2 chiều Việt – Thái chỉ tăng chút đỉnh so với năm 2018 (18,85 tỷ USD so với 18,61 tỷ USD).

Thứ hai, thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn nặng trĩu. Thái Lan đứng đầu về nhập siêu của Việt Nam trong ASEAN, thứ 4 trong châu Á (sau nhập siêu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan), và trở thành “con nợ” về thương mại lớn nhất của người Thái trong ASEAN.

Hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, khi quý 1/2022 nhập siêu từ Thái Lan 1,74 tỷ USD, bằng 101,5% so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Thái trong quý đầu năm, giữ nguyên vị thế nhập siêu vào Việt Nam trong ASEAN và châu Á.

Cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa 2 bên là nguyên cớ chính dẫn tới nhập siêu nặng từ Thái Lan vào Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Thái khoảng 10 mặt hàng chủ lực, nhưng mặt hàng lớn nhất chỉ đạt khoảng 700 triệu USD. Ngược lại, trong 10 mặt hàng Thái xuất khẩu sang Việt Nam, đứng đầu là ô tô nguyên chiếc đã hơn 1 tỷ USD, và linh kiện phụ tùng ô tô khoảng 800 triệu USD, cao hơn mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam sang Thái. Trong cặp các mặt hàng 2 bên trao đổi  như điện, điện tử, quang học…, kim ngạch xuất khẩu phía Thái Lan sang Việt Nam đều cao hơn chiều ngược lại.

2 nước có nông sản phẩm tương đồng như gạo, trái cây, cao su… và cùng được xuất khẩu. Song về phẩm cấp các sản phẩm này của Việt Nam còn thua so với hàng Thái. Người Việt ăn gạo Thái, bán xoài vỏ xanh mà ngọt của Thái. Thanh long của ta nhạt, còn mít múi dày nhưng… sượng. Đồ gỗ tinh xảo của Việt từng góp vào trang trí nội thất khách sạn hạng sao của Thái, nhưng tiếc rằng không nhiều, để bù một phần cho khối lượng lớn hàng hóa họ đổ vào.

Thứ ba, Thái Lan mạnh mẽ khi quảng bá hàng hóa vào Việt Nam hơn hẳn việc tương tự ta làm sang Thái. Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn khác từng quen đến hẹn lại thấy người Thái Lan mở hội chợ hàng tiêu dùng tại trung tâm. Các cửa hàng ở những khu kinh tế cửa khẩu từ Lao Bảo, Quảng Trị trở vào  Nam, hàng từ Thái hành quân qua Campuchia hay Lào bằng các cửa khẩu chất đầy quầy sạp. Ngược lại, ta chưa “hát đối” được trong các màn giao duyên tương tự…

Thứ tư, đáng quan ngại từ việc  đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam là nước này đứng trong top 10 đối tác đầu tư M&A (sáp nhập và mua lại) giai đoạn 2019-2021 tại Việt Nam. Các thương vụ mua bán, sáp nhập hoành tráng nhất trong thời gian qua, bao gồm cả vụ chi hơn 2,2 tỷ USD để gom cổ phiếu bia Sài Gòn, đều thấp thoáng bóng dáng các tỷ phú và tập đoàn hàng đầu Thái Lan.

Nhận thấy hàng Thái đang bán chạy, nhiều hãng bán lẻ đang kinh doanh tại Việt Nam như Aeon, BigC, Lotte Mart đã bắt đầu tăng tỷ lệ hàng Thái. Trên đà này đại gia bán lẻ Thái mua lại những thương hiệu nước ngoài có tên tuổi đã khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, khi hàng rào thuế quan trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dần được gỡ bỏ, cơ hội làm ăn tại Việt Nam của các doanh nghiệp Thái sẽ tăng, việc hàng Thái chiếm ưu thế tại Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.

Còn việc tận dụng cơ hội tương tự để đẩy hàng Việt sang Thái chưa thể thậm chí không thể. Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nước ASEAN đầu tư vào Thái Lan chỉ 15 dự án, với số vốn vỏn vẹn 32 triệu USD.

Hướng tới cân bằng

Cách đây 3 năm, vào tháng 8/2018, Chính phủ 2 nước đã đề ra 2 mục tiêu năm 2020 đạt kim ngạch 2 chiều 20 tỷ USD và tiến tới cân bằng. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 3 Ủy ban hỗn hợp về Thương mại Việt Nam – Thái Lan vào tháng 8/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và và Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan, lên kế hoạch hợp tác cụ thể để phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD năm 2020 và hướng tới cán cân thương mại thăng bằng giữa 2 nước.

Năm 2020 đã đến rồi vội vã ra đi, mốc 20 tỷ USD còn dang dở, cân bằng thương mại chẳng những không thể được lại giãn thêm, thâm hụt càng trĩu nặng về ta.

Đấy là chuyện ngày hôm qua khi trên mọi “trận địa”, người Thái dường như nhỉnh hơn. Song trong vận hội mới, mục tiêu 25 tỷ USD và tiến tới cân bằng là phù hợp với mong muốn của 2 bên trong xây dựng quan hệ song phương, quan hệ trong tiểu vùng sông Mekong mạnh mẽ hơn. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cả 2 nước, đặc biệt là phía Việt Nam.

Theo Nguyễn Duy Nghĩa/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý lạm phát thấp nhưng lãi suất cao?

TS Trần Du Lịch: Gói 800.000 tỷ đồng là cần thiết và cấp thiết

Xu hướng công nghệ 2020: Góc nhìn từ thung lũng Silicon

Giảm lãi suất, giải phóng nguồn cung BĐS

Tín dụng tăng trưởng đột biến, kích hoạt đầu cơ?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:hàng thái lanthương mại việt-tháiviệt nam - thái lan

Tin khác

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Nghị định 08 có phải là lời giải cho trái phiếu bất động sản?

Luật Thuế Thương mại điện tử phải cập nhật, sửa đổi

‘Cuộc chơi’ mới của KIDO

Nghịch lý lạm phát thấp nhưng lãi suất cao?

Nhà băng phải lo ‘tự cứu mình’ lấy gì cứu doanh nghiệp BĐS?

Doanh nghiệp
Ngành gỗ khó càng thêm khó vì ‘đối thủ cạnh tranh’ Trung Quốc

Ngành gỗ khó càng thêm khó vì ‘đối thủ cạnh tranh’ Trung Quốc

Việt Nam vẫn là ‘đại bản doanh’ của Samsung

Việt Nam vẫn là ‘đại bản doanh’ của Samsung

‘Chưa bao giờ doanh nghiệp Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam như hiện nay’

‘Chưa bao giờ doanh nghiệp Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam như hiện nay’

Doanh nghiệp địa ốc giảm quy mô hoạt động

Doanh nghiệp địa ốc giảm quy mô hoạt động

Góc nhìn
Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Hệ luỵ từ nền kinh tế lệ thuộc vào bất động sản

Hệ luỵ từ nền kinh tế lệ thuộc vào bất động sản

Tài chính
Vinhomes bán toàn bộ 11.400 tỷ đồng vốn góp tại 2 công ty vừa thành lập

Vinhomes bán toàn bộ 11.400 tỷ đồng vốn góp tại 2 công ty vừa thành lập

‘Rã băng’ trái phiếu bất động sản

‘Rã băng’ trái phiếu bất động sản

Tiềm lực ‘đáng gờm’ của CapitaLand tại Việt Nam

Tiềm lực ‘đáng gờm’ của CapitaLand tại Việt Nam

Nhà đầu tư đã biết giữ ‘cái đầu lạnh’ khi đối mặt sự kiện ‘nóng’

Nhà đầu tư đã biết giữ ‘cái đầu lạnh’ khi đối mặt sự kiện ‘nóng’

Thông tin doanh nghiệp
Cách kết hợp dùng ngũ cốc dinh dưỡng Khánh Hòa khi tập gym

Cách kết hợp dùng ngũ cốc dinh dưỡng Khánh Hòa khi tập gym

Thuận Nam giới thiệu sản phẩm mực lông dầu mới

Thuận Nam giới thiệu sản phẩm mực lông dầu mới

Chấn Thuận Thành vinh dự đón nhận danh hiệu HVNCLC năm 2023

Chấn Thuận Thành vinh dự đón nhận danh hiệu HVNCLC năm 2023

An toàn sức khỏe với áo mưa nhựa Sơn Thủy

An toàn sức khỏe với áo mưa nhựa Sơn Thủy

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA