Mong đợi Fed đảo chiều chính sách tiền tệ
Tin mới
15:37
Nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội sẽ được loại bỏ
15:30
Tỷ giá sẽ ổn định tại mức nào?
15:11
Trung thu – tết đoàn viên trọn tâm ý
15:08
Mr Rice – Duy Anh Foods tham gia Hội chợ triển lãm thực phẩm ANUGA 2023
10:20
Thế giới Di Động bán một phần Bách Hóa Xanh cho quỹ đầu tư Singapore?
09:57
Trung Quốc tạo đột phá mới trong sản xuất chip
09:54
Giá thép sẽ ‘nóng’ trở lại từ quý 4/2023?
09:49
Chủ tịch tập đoàn Evergrande bị quản thúc
09:44
Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa toàn cầu suy yếu
09:37
3 động lực tăng trưởng
15:55
Silent Eight sử dụng AI ngăn chặn tội phạm tài chính
15:52
ADB: Rủi ro đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn cao
15:30
Nhà đầu tư nước ngoài ‘thôn tính’ doanh nghiệp in ấn, bao bì nội địa
15:25
iPhone 15 xách tay rớt giá mạnh
10:12
Hạ nhiệt tỷ giá, giảm bớt sức ép cho doanh nghiệp
09:52
Làm gì khi chứng khoán giảm sâu?
09:46
Các công ty ở Đông Nam Á chuyển hướng đầu tư vào châu Phi
09:36
Baemin tái cấu trúc hay ‘bỏ cuộc chơi’ tại Việt Nam?
15:47
Rời khỏi thị trường tại thời điểm này không phải là quyết định tốt
15:40
Novaland lên tiếng về khoản nợ trái phiếu quốc tế gần 300 triệu USD
Bản tin thị trường
16:09
Thị trường 24/7: Drone của Việt Nam gây ấn tượng trên bầu trời nước Đức; Vốn FDI vượt mốc 20 tỷ USD
16:28
Thị trường 24/7: Tàu hàng đầu tiên chạy thẳng từ Bình Dương sang Trung Quốc; Rạng Đông Holding thua kiện cổ đông Nhật Bản
16:17
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp điều than trời vì quy trình kiểm dịch mới; Indonesia sắp thông qua quy định về bán hàng qua mạng xã hội
15:46
Thị trường 24/7: Giá dầu Brent đang trên đà tới mốc 100 USD; Thái Lan dự báo sản lượng gạo sụt giảm do El Nino
16:24
Thị trường 24/7: HOSE bác thông tin lãnh đạo xin nghỉ việc; Mỹ tăng nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng của TQ
16:02
Thị trường 24/7: Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít; Thị trường căn hộ Thái Lan hút người mua nước ngoài
16:27
Thị trường 24/7: Người Việt chi 33,3 triệu USD mua tôm hùm Australia; Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Singapore giảm mạnh
16:09
Thị trường 24/7: Giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm; Gạo 25% tấm của Việt Nam rớt mốc 600 USD/tấn
15:35
Thị trường 24/7: Giá cà phê tăng cao kỷ lục; Siêu thị Pháp dán nhãn sản phẩm tăng giá trá hình
16:12
Thị trường 24/7: iPhone 12 có thể bị cấm tại nhiều nước châu Âu; Quảng Nam chào đón các nhà làm phim Bollywood
15:10
Thị trường 24/7: Indonesia tính cấm bán hàng trên mạng xã hội; Vietcombank và Agribank hạ lãi suất tiết kiệm về 5,5%/năm
15:50
Thị trường 24/7: Bánh trung thu ‘đại hạ giá’ vẫn ế; iPhone 15 chính hãng giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Bộ NN&PTNT bác tin ‘nông sản ùn tắc tại cửa khẩu’; Hoàn lại hơn 87.000 tỷ đồng thuế GTGT
15:29
Thị trường 24/7: Phát hiện rệp ở một số lô sầu riêng xuất khẩu sang TQ; Giá dầu vượt 23.000 đồng một lít
15:55
Thị trường 24/7: Super sale hàng hiệu giảm giá tới 90%; Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
15:59
Thị trường 24/7: Dừng bán SIM qua đại lý, cửa hàng từ ngày 10/9; Apple chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam
16:35
Thị trường 24/7: Thu gần 2.000 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng; Giá gạo xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp vẫn kêu lỗ
15:28
Thị trường 24/7: ‘Cô dâu 8 tuổi’ thích thú với bánh xèo Hương Xưa; Đơn hàng mới tăng, chỉ số PMI phục hồi trên ngưỡng 50 điểm
16:10
Thị trường 24/7: Tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng chỉ đạt 1,5%; Muối ‘cháy hàng’ ở Trung Quốc sau khi Nhật Bản xả nước thải hạt nhân
17:14
Thị trường 24/7: Du khách Việt có nhu cầu xuất ngoại tăng cao nhất khu vực ĐNÁ; Novaland bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhGóc nhìn
2023/09/29 - 4:05:46 AM

11:14 - 10/05/2023

Mong đợi Fed đảo chiều chính sách tiền tệ

Theo chuyên gia, chỉ cần Fed chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng vào cuối năm 2023, thì Mỹ sẽ tránh được một đợt suy thoái lớn và bắt đầu tăng tốc vào năm 2024 và 2025.

Chủ tịch Fed – Jerome Powell.

Kêu gọi Fed giảm lãi suất

Theo chia sẻ của Giám đốc điều hành New View Economics – David Brown trên SCMP, từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương đã để lãi suất quá thấp và quá lâu sau hậu quả của nó. Đến hiện tại, họ đang phản ứng thái quá bằng việc tăng lãi suất mạnh mẽ để cố gắng bắt kịp với lạm phát cao.

Việc tăng lãi suất nhanh chóng gần đây rõ ràng đã gây thiệt hại cho niềm tin kinh tế toàn cầu, khiến sự phục hồi bắt đầu gặp khó khăn trở lại. Sau lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp trong 14 tháng, ngay cả Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) cũng bắt đầu chùn bước, với những gợi ý rằng việc tăng lãi suất có thể tạm dừng.

“Chủ tịch Fed – Jerome Powell – có thể nghĩ rằng suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ ít có khả năng xảy ra trong năm nay, nhưng khi lạm phát đang trên đà giảm xuống, thì ngân hàng trung ương cần đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng để phục hồi bền vững càng sớm càng tốt. Fed muốn xây dựng lại uy tín chống lạm phát của mình, nhưng không nên trả giá bằng việc nền kinh tế quay trở lại suy thoái trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2024”, ông David Brown bày tỏ.

CEO của New View Economics cũng giải thích, các ngân hàng trung ương đã tiến hành cuộc chiến tổng lực chống lạm phát, mà nguyên nhân chủ yếu là do giá năng lượng toàn cầu tăng vọt ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách. Rủi ro suy thoái để giảm lạm phát xuống 2% dường như không công bằng đối với những người kém may mắn hơn đang bị mất việc làm, nghèo đói, vô gia cư… Sử dụng lãi suất cao hơn để đạt mức lạm phát 2% là một công cụ quá mạnh tay, đặc biệt khi chính những đối tượng yếu thế trong xã hội phải trả giá.

Vì vậy, các ngân hàng trung ương nên thích nghi với tình hình thực tế. Nhiệm vụ của Fed là nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững, chỉ một mục tiêu lạm phát sẽ chưa đủ toàn diện và cần phải tiến xa hơn nữa để cải thiện phúc lợi, kinh tế – xã hội trên quy mô rộng lớn hơn nhiều.

Các mục tiêu có thể đạt được về tăng trưởng, việc làm và lạm phát nên được tối ưu hóa cùng với các cân nhắc về phúc lợi. Nếu mục tiêu lạm phát 2% của Fed làm tổn hại đến tăng trưởng, việc làm và công bằng xã hội, thì mục tiêu đó cần phải thay đổi.

Vừa qua, Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã thực hiện một cách tiếp cận tiến bộ hơn đối với chính sách tiền tệ, nhắm mục tiêu ổn định giá cả nhưng đồng thời phải đảm bảo việc làm bền vững tối đa. Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhằm mục đích thúc đẩy sự thịnh vượng và hạnh phúc của người dân New Zealand thông qua một nền kinh tế bền vững, hiệu quả và toàn diện, thúc đẩy phúc lợi công cộng bằng cách giảm các biến đổi theo chu kỳ trong hoạt động kinh tế và việc làm trong khi vẫn giữ lạm phát từ 1 – 3% trong trung hạn.

“Phương pháp này có thể dễ dàng được áp dụng ở nơi khác. Hoạch định chính sách công bằng hơn chắc chắn sẽ giúp cải thiện niềm tin kinh tế cho tất cả mọi người. Với áp lực lạm phát đang giảm bớt như hiện tại, các ngân hàng trung ương cần phải tăng trưởng và điều đó có nghĩa là lãi suất thấp hơn, chứ không phải cao hơn trong tương lai”, ông David Brown khuyến nghị.

Lạc quan về tăng trưởng

Ở góc nhìn lạc quan hơn, ông Preston Caldwell, chuyên gia kinh tế trưởng về Hoa Kỳ tại Morningstar Research – cho rằng, mặc dù Fed tiếp tục chiến dịch tăng lãi suất và bất ổn kinh tế vẫn tiếp diễn, nhưng sự lạc quan dài hạn về tăng trưởng GDP và lạm phát hầu như không thay đổi.

Dù suy thoái kinh tế trong 12 tháng tới vẫn là một khả năng nghiêm trọng (khoảng 30-40% khả năng xảy ra), nhưng nếu nó xảy ra thì nó sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Một khi Fed giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát, họ sẽ chuyển sang cắt giảm lãi suất để đưa nền kinh tế hoạt động trở lại.

Morningstar Research kỳ vọng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất vào mùa hè năm 2023. Sau đó, bắt đầu từ khoảng cuối năm 2023, Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất quỹ liên bang (Fed funs rate).

“Về dự báo lãi suất, chúng tôi dự đoán tỷ lệ lãi suất quỹ liên bang vào cuối năm 2023 là 4,75%, giảm xuống còn khoảng 2% vào cuối năm 2024. Ngoài ra, dự báo dài hạn và năm 2026 của chúng tôi đối với tỷ lệ lãi suất quỹ liên bang và lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm là 1,75% và 2,75% tương ứng. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng lãi suất sẽ giảm xuống dưới các mức này vào năm 2025 và 2026 khi chính sách tiền tệ nới lỏng.

Đối với dự báo lạm phát, áp lực về giá sẽ chuyển từ lạm phát sang giảm phát vào năm 2023, chủ yếu là do việc giảm giá đột biến do hạn chế nguồn cung đối với hàng lâu bền, năng lượng và các lĩnh vực khác. Điều này sẽ làm cho công việc cắt giảm lạm phát của Fed dễ dàng hơn nhiều. Trên thực tế, chúng tôi cho rằng Fed sẽ vượt quá mục tiêu của mình với lạm phát trung bình 1,9% trong giai đoạn 2023-2027.

Phân tích lạm phát rất quan trọng đối với các dự báo ngắn hạn của chúng tôi về GDP và lãi suất. Nếu lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn nhiều, Fed sẽ phải tạo ra một cuộc suy thoái ngắn hạn nghiêm trọng bằng cách tăng lãi suất cao hơn nhiều so với chúng ta mong đợi”, ông Preston Caldwell chỉ ra.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, chỉ cần Fed chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng vào cuối năm 2023, thì nền kinh tế sẽ tránh được một đợt suy thoái lớn và bắt đầu tăng tốc vào năm 2024 và 2025. Đối với các nhà đầu tư, chính sách xoay trục của Fed sẽ mang lại sự cứu trợ đáng kể. Lãi suất tăng đã thúc đẩy việc bán tháo cả cổ phiếu và trái phiếu vào năm 2022. Trái phiếu chắc chắn sẽ tăng giá nếu lợi suất giảm phù hợp với các dự báo của Morningstar Research trong 5 năm tới.

“Riêng về tình trạng khó khăn tài chính gần đây, bao gồm cả các vụ phá sản ngân hàng mới diễn ra, chúng tôi đã lập luận rằng các sự kiện gần đây không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với chính sách tiền tệ. Fed sẽ sử dụng biện pháp bơm thanh khoản để kiểm soát tình trạng khó khăn, đồng thời tiếp tục hạn chế lãi suất quỹ liên bang vào năm 2023 để chống lạm phát.

Cho đến nay, điều này đang diễn ra và dòng tiền gửi từ các ngân hàng gần đây đã bị hạn chế sau khi dòng tiền chảy ra ồ ạt vào đầu tháng 3. Do đó, những điểm yếu của khu vực tài chính không ở mức tồi tệ như giai đoạn chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng năm 2008.

Chúng tôi kỳ vọng rằng tăng trưởng GDP sẽ bắt đầu tăng tốc vào năm 2024 khi Fed chuyển sang chính sách nới lỏng, với con số tăng trưởng cả năm đạt đỉnh vào năm 2025 và 2026. Việc giải quyết các hạn chế về nguồn cung sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng mà không để lạm phát trở thành mối lo ngại trở lại. Đặc biệt, mức tăng trưởng GDP thực tế có thể tích lũy từ 4-5% cho đến năm 2027”, ông Preston Caldwell kỳ vọng.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, Chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long cho rằng, hiện nay mức ảnh hưởng của Mỹ với Việt Nam không còn lớn như năm 2022, bởi lý do Fed tăng lãi suất là để kiềm chế lạm phát, khiến vòng quay kinh tế chậm lại, người dân chỉ tiêu giảm đi.

Tại Việt Nam, người dân đang thắt chặt chi tiêu rất nhiều, cơ sở lập pháp cũng ở sự khác biệt so với thế giới, nên Fed tăng lãi suất hay không cũng không ảnh hưởng ngay tới chúng ta, mà ảnh hưởng lớn nhất là tới tâm lý của giới đầu tư. Tuy nhiên, tâm lý đó sẽ qua rất nhanh và không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.

Câu chuyện đặt ra với nền kinh tế Việt Nam lúc này là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, nhưng để đạt hiệu quả cao thì rất cần dòng tiền từ khối ngoại, gồm cả tiền đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và đặc biệt là xuất khẩu tốt.

Theo Diễm Ngọc/DĐDN

Có thể bạn quan tâm

‘Sống chung với Covid-19’ là giải pháp, không thể khác được

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc

TS Vũ Thành Tự Anh: Nghị quyết 128 tốt, nhưng mới chỉ là ‘kim chỉ nam’

Cửa hàng tạp hoá và tham vọng 1 triệu doanh nghiệp tư nhân

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chính sách tiền tệFedsuy thoái kinh tế

Tin khác

Làm gì khi chứng khoán giảm sâu?

Làm gì khi chứng khoán giảm sâu?

TS Cấn Văn Lực: Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường

TS Cấn Văn Lực: Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường

‘Điểm rơi’ chính sách tiền tệ đã xuất hiện

‘Điểm rơi’ chính sách tiền tệ đã xuất hiện

Ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp ‘sân sau’

NHNN cho phép ‘đảo nợ’: không dễ

Nguy cơ VN-Index đảo chiều

Khó khăn vẫn bao trùm thị trường địa ốc

Thận trọng với tỷ giá và biến số lãi suất của Trung Quốc

Doanh nghiệp
Giá thép sẽ ‘nóng’ trở lại từ quý 4/2023?

Giá thép sẽ ‘nóng’ trở lại từ quý 4/2023?

Nhà đầu tư nước ngoài ‘thôn tính’ doanh nghiệp in ấn, bao bì nội địa

Nhà đầu tư nước ngoài ‘thôn tính’ doanh nghiệp in ấn, bao bì nội địa

Novaland lên tiếng về khoản nợ trái phiếu quốc tế gần 300 triệu USD

Novaland lên tiếng về khoản nợ trái phiếu quốc tế gần 300 triệu USD

3 yếu tố trở ngại với xuất khẩu thủy sản

3 yếu tố trở ngại với xuất khẩu thủy sản

Góc nhìn
Làm gì khi chứng khoán giảm sâu?

Làm gì khi chứng khoán giảm sâu?

TS Cấn Văn Lực: Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường

TS Cấn Văn Lực: Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường

‘Điểm rơi’ chính sách tiền tệ đã xuất hiện

‘Điểm rơi’ chính sách tiền tệ đã xuất hiện

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới vì áp lực tỷ giá

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới vì áp lực tỷ giá

Tài chính
Tỷ giá sẽ ổn định tại mức nào?

Tỷ giá sẽ ổn định tại mức nào?

Hạ nhiệt tỷ giá, giảm bớt sức ép cho doanh nghiệp

Hạ nhiệt tỷ giá, giảm bớt sức ép cho doanh nghiệp

Rời khỏi thị trường tại thời điểm này không phải là quyết định tốt

Rời khỏi thị trường tại thời điểm này không phải là quyết định tốt

Thông tin vĩ mô tích cực, vì sao chứng khoán vẫn giảm sốc?

Thông tin vĩ mô tích cực, vì sao chứng khoán vẫn giảm sốc?

Thông tin doanh nghiệp
Trung thu – tết đoàn viên trọn tâm ý

Trung thu – tết đoàn viên trọn tâm ý

Mr Rice – Duy Anh Foods tham gia Hội chợ triển lãm thực phẩm ANUGA 2023

Mr Rice – Duy Anh Foods tham gia Hội chợ triển lãm thực phẩm ANUGA 2023

Trung thu rộn ràng, ngập tràn ưu đãi

Trung thu rộn ràng, ngập tràn ưu đãi

Bộ gói lá Huế – món ăn chuẩn vị quê nhà

Bộ gói lá Huế – món ăn chuẩn vị quê nhà

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA