Khó khăn kép với chính sách tài khóa
Tin mới
10:10
‘Những tên tuổi lớn’ trong đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam
09:58
Ngành gỗ khó càng thêm khó vì ‘đối thủ cạnh tranh’ Trung Quốc
09:46
Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới
09:43
Vinhomes bán toàn bộ 11.400 tỷ đồng vốn góp tại 2 công ty vừa thành lập
09:26
Cạnh tranh bán lẻ ngày càng khốc liệt
09:20
‘Rã băng’ trái phiếu bất động sản
09:17
Việt Nam vẫn là ‘đại bản doanh’ của Samsung
09:05
‘Chưa bao giờ doanh nghiệp Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam như hiện nay’
08:44
Cách kết hợp dùng ngũ cốc dinh dưỡng Khánh Hòa khi tập gym
08:40
Thuận Nam giới thiệu sản phẩm mực lông dầu mới
17:20
Chấn Thuận Thành vinh dự đón nhận danh hiệu HVNCLC năm 2023
15:31
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
15:27
Thành ‘thiên đường du lịch’ nhờ ẩm thực bình dân chuẩn sao Michelin
15:20
‘Nước cờ’ mới của Trung Quốc?
09:51
Chạy đua bắt đà phục hồi của Trung Quốc
09:36
Doanh nghiệp địa ốc giảm quy mô hoạt động
09:32
Đón ‘đại bàng’ Mỹ
09:24
Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023
09:16
Nếu không cải cách, Việt Nam ‘bị bỏ lại phía sau’ trong thu hút FDI
08:52
An toàn sức khỏe với áo mưa nhựa Sơn Thủy
Bản tin thị trường
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhGóc nhìn
2023/03/22 - 11:09:38 AM

11:07 - 21/04/2020

Khó khăn kép với chính sách tài khóa

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính (Bộ Tài chính), cho rằng các gói hỗ trợ kinh tế nhằm ứng phó dịch Covid-19 là điều phải làm, nhưng chắc chắn ảnh hưởng đến chính sách tài khóa. Dịch Covid-19 đang tạo ra khó khăn kép đối với tài khóa 2020.

  • Chính sách tiền tệ ‘cấp cứu’
  • Chính sách phải chờ chiếc hộp Pandora

Việt Nam không còn nhiều không gian tài khóa cho các biện pháp kích cầu. Bởi bên cạnh suy giảm nguồn thu, chúng ta lại phải đưa ra các gói cứu trợ kinh tế chưa có tiền lệ, lấy ra trực tiếp từ ngân sách. Đây sẽ là áp lực kép đối với chính sách tài khóa năm nay, thậm chí với nhiều năm sau.

– Thưa ông, các gói hỗ trợ kinh tế sẽ tác động như thế nào đến chính sách tài khóa của năm nay?

– Chính phủ đã tung ra các gói hỗ trợ kinh tế do dịch Covid-19, cụ thể là các doanh nghiệp (DN), đây là điều cần thiết. Khi gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng được triển khai chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tài khóa. Thực tế những năm qua cho thấy, chính sách tài khóa của Việt Nam thay đổi rất nhiều do nguồn thu bị giảm sút. Trước kia chúng ta dựa vào xuất khẩu, trong đó có dầu thô, nay tỷ trọng của nhóm dầu thô đã giảm trong cơ cấu nguồn thu.

Thậm chí trong cuộc chiến giá dầu giữa Arab Saubia và Nga vừa qua, giá dầu thế giới giảm mạnh, chúng ta còn phải hạn chế khai thác bởi càng khai thác càng lỗ do chi phí lớn. Vì thế, Việt Nam không còn nhiều không gian tài khóa cho các biện pháp kích cầu, sau khi tung gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng và triển khai gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng, nhằm giúp nền kinh tế vượt qua đại dịch.

Những năm gần đây, tỷ lệ thu ngân sách trên GDP giảm khá mạnh. Đơn cử, năm 2019 giảm khoảng 24% do chủ yếu dựa vào các nguồn thu ngắn hạn như bán tài sản, trong khi thu từ thương mại quốc tế giảm nhanh do quá trình hội nhập. Cấu trúc ngân sách nhà nước chưa được cải thiện nhiều so với những năm trước, dù mức thâm hụt ngân sách giảm, năm 2018 khoảng 3,46% GDP và năm 2019 khoảng 3,4% GDP.

Nhìn vào sự thay đổi về mức thâm hụt ngân sách các năm 2018-2019, chúng ta thấy phần lớn do thay đổi cách hạch toán, không tính chi trả nợ gốc. Cơ cấu chi không được cải thiện, chi đầu tư phát triển chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 30%.

Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đưa ra dự báo thương mại quốc tế có thể giảm 50 tỷ USD xuất khẩu trên các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong số các nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất là EU (15,6 tỷ USD), Mỹ (5,8 tỷ USD), Nhật Bản (5,2 tỷ USD), Hàn Quốc (3,8 tỷ USD) và Việt Nam (2,3 tỷ USD).

Nhìn vào danh sách này Việt Nam đang là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của dịch Covid-19. Bởi Việt Nam có độ mở cao, kim ngạch xuất nhập khẩu thường gấp 2 lần GDP, do đó nguồn thu từ xuất khẩu của chúng ta sẽ bị giảm sút rất lớn.

– Vây theo ông, nguồn thu ngân sách năm nay sẽ suy giảm ra sao?

– Hiện nay, một số ngành nghề sản xuất hoạt động cầm chừng, nhiều DN đóng cửa, hộ kinh doanh buôn bán cũng không hoạt động… đã dẫn đến nguồn thu nội địa không đảm bảo. Hồi đầu tháng 3, theo đánh giá sơ bộ của Bộ Tài chính, nguồn thu năm nay do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 gây ra giảm khoảng 16.000 tỷ đồng.

Nhưng theo tôi, tính đến thời điểm hiện tại, con số suy giảm nguồn thu lớn hơn nhiều so với đánh giá trước đó. Bên cạnh suy giảm nguồn thu, chúng ta lại phải đưa ra các gói cứu trợ kinh tế chưa có tiền lệ, lấy ra trực tiếp từ ngân sách. Đây sẽ là áp lực kép đối với chính sách tài khóa năm nay, thậm chí với nhiều năm sau nữa.

Cân đối thu chi của năm nay sẽ rất khó khăn và chắc chắn ngân sách sẽ thâm hụt. Mọi năm ngân sách của chúng ta vẫn thâm hụt, nhưng năm nay tỷ lệ thâm hụt ngân sách có thể tăng thêm 1,2-1,5% so với mọi năm. Điều này cũng đồng nghĩa chỉ tiêu thâm hụt ngân sách cho phép Quốc hội đề ra rất khó thực hiện.

– Khó khăn về tài khóa sẽ tác động thế nào đến đầu tư công và trả nợ, thưa ông?

– Hiện tại, tỷ lệ nợ đều đang nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội. Thời điểm cuối năm 2019, nợ công ở mức 56,1% GDP so với mức 58,4% GDP năm 2018, nợ chính phủ ở mức 49,2% GDP so năm 2018 là 50% GDP. Chỉ tiêu trả nợ trên thu ngân sách nhà nước nhìn chung trong ngưỡng an toàn, cuối năm 2019 ở mức 19,5-20,5% so với ngưỡng được Quốc hội cho phép 25%, và so với mức 15,9% cuối năm 2018. Tuy nhiên từ năm nay, Việt Nam mỗi tháng sẽ phải trả 20.000 tỷ đồng cả gốc và lãi nợ công, đây là thách thức rất lớn, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn bởi tác động cực đoan từ dịch Covid-19.

Ngoài ra, một thực tế cho thấy nhiều năm qua tốc độ tăng thu ngân sách không theo kịp tốc độ tăng của nợ công, có nghĩa “đệm tài khóa” vẫn bấp bênh. Đây thực sự là điều rất đáng lo ngại khi năng lực chi trả nợ công đang giảm dần. Đối với đầu tư công, tôi cho rằng Việt Nam vẫn cần rất nhiều vốn. Nhưng vấn đề đặt ra chúng ta phải kiểm soát đầu tư công sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó, điều không kém quan trọng là phải cắt giảm chi tiêu thường xuyên, vì chi tiêu thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ cao trong chi tiêu ngân sách.

– Vậy theo ông với chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa khơi thông có hỗ trợ gì cho DN?

– Hiện nay, NHNN đã thực hiện giảm 6 loại lãi suất cơ bản và thực hiện việc mua lại khối lượng lớn giấy tờ có giá để đảm bảo việc điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Các NH thương mại cũng đăng ký thực hiện gói 285.000 tỷ đồng giảm lãi suất, hoãn nợ, giãn nợ, không chuyển nợ xấu, tái cấu trúc nợ cho các DN, giúp họ sử dụng vốn vay, không bị phạt nợ quá hạn, không bị nợ xấu, để yên tâm sử dụng vốn vay ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó gói hỗ trợ 180.000 tỷ đồng của Bộ Tài chính về giãn nợ thuế, miễn thuế đất cũng giúp DN có được lượng tài chính ngay trong tài khoản của họ để đảm bảo hoạt động thanh toán cho các khoản chi thường xuyên. Cùng với đó, việc giảm nhiều loại chi phí, lệ phí cũng giúp DN giảm được chi phí để duy trì và vượt qua khó khăn trong đại dịch.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, DN là chủ thể quan trọng hình thành nên sức mạnh của nền kinh tế. Do đó, các DN cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong cơn biến động, rất cần sự nhanh nhạy, sự tìm tòi chuyển hướng sản xuất, sự đổi thay sáng tạo, sự thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh của các DN trong nền kinh tế.

– Xin cảm ơn ông.

Hoàng Sơn/SGGP


https://saigondautu.com.vn/kinh-te/kho-khan-kep-voi-chinh-sach-tai-khoa-79532.html

Có thể bạn quan tâm

‘Sống chung với Covid-19’ là giải pháp, không thể khác được

Chủ động ứng phó các vụ kiện phòng vệ thương mại

Kinh tế Thái Lan đối diện tương lai mờ mịt

Boris Johnson – Khó lường, khó đoán, khó đánh giá…

Đây là lúc phải cứu nền kinh tế, cứu người dân và cứu các doanh nghiệp

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chính sách tài khóaCovid-19gmdn

Tin khác

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Nghị định 08 có phải là lời giải cho trái phiếu bất động sản?

Luật Thuế Thương mại điện tử phải cập nhật, sửa đổi

‘Cuộc chơi’ mới của KIDO

Nghịch lý lạm phát thấp nhưng lãi suất cao?

Nhà băng phải lo ‘tự cứu mình’ lấy gì cứu doanh nghiệp BĐS?

Doanh nghiệp
Ngành gỗ khó càng thêm khó vì ‘đối thủ cạnh tranh’ Trung Quốc

Ngành gỗ khó càng thêm khó vì ‘đối thủ cạnh tranh’ Trung Quốc

Việt Nam vẫn là ‘đại bản doanh’ của Samsung

Việt Nam vẫn là ‘đại bản doanh’ của Samsung

‘Chưa bao giờ doanh nghiệp Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam như hiện nay’

‘Chưa bao giờ doanh nghiệp Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam như hiện nay’

Doanh nghiệp địa ốc giảm quy mô hoạt động

Doanh nghiệp địa ốc giảm quy mô hoạt động

Góc nhìn
Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Hệ luỵ từ nền kinh tế lệ thuộc vào bất động sản

Hệ luỵ từ nền kinh tế lệ thuộc vào bất động sản

Tài chính
Vinhomes bán toàn bộ 11.400 tỷ đồng vốn góp tại 2 công ty vừa thành lập

Vinhomes bán toàn bộ 11.400 tỷ đồng vốn góp tại 2 công ty vừa thành lập

‘Rã băng’ trái phiếu bất động sản

‘Rã băng’ trái phiếu bất động sản

Tiềm lực ‘đáng gờm’ của CapitaLand tại Việt Nam

Tiềm lực ‘đáng gờm’ của CapitaLand tại Việt Nam

Nhà đầu tư đã biết giữ ‘cái đầu lạnh’ khi đối mặt sự kiện ‘nóng’

Nhà đầu tư đã biết giữ ‘cái đầu lạnh’ khi đối mặt sự kiện ‘nóng’

Thông tin doanh nghiệp
Cách kết hợp dùng ngũ cốc dinh dưỡng Khánh Hòa khi tập gym

Cách kết hợp dùng ngũ cốc dinh dưỡng Khánh Hòa khi tập gym

Thuận Nam giới thiệu sản phẩm mực lông dầu mới

Thuận Nam giới thiệu sản phẩm mực lông dầu mới

Chấn Thuận Thành vinh dự đón nhận danh hiệu HVNCLC năm 2023

Chấn Thuận Thành vinh dự đón nhận danh hiệu HVNCLC năm 2023

An toàn sức khỏe với áo mưa nhựa Sơn Thủy

An toàn sức khỏe với áo mưa nhựa Sơn Thủy

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA