Giữ chân người tài, trả lương bằng tài năng, chất xám
Tin mới
22:44
Cúm A/H5N1: bệnh cũ, lo mới
22:38
Đi bộ giúp ngừa 1 trong 10 cái chết sớm
22:36
6 sai lầm về sức khỏe khi hỏi Google
22:29
Nho nhỏ Tuy An rạng rỡ miền cổ xưa
22:21
Đẹp-ngon xứ Nẫu: Về nghỉ làng chài, đùa con sóng nhỏ
22:11
Thực phẩm từ trái cây đầy màu sắc cùng Duy Anh Foods
22:10
Bổ sung dinh dưỡng cùng nước yến sào Kidgrow Plus HMO Khánh Hòa Nutrition
21:54
Trang sức kim cương NTJ: Giác cắt hoàn mỹ – hào quang hội tụ
21:43
TP.HCM: vốn doanh nghiệp mới giảm gần 40% so với cùng kỳ
21:40
EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng trong năm 2022
15:27
Bất động sản và ngân hàng trong ‘tầm ngắm’ của các thương vụ M&A
15:21
Lãi suất liên ngân hàng qua đêm xuống dưới mốc 1%
15:17
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng không biết khi nào giá heo hơi hồi phục
15:02
Bộ Tài chính sắp công bố kết luận thanh tra 4 DN ép khách hàng mua bảo hiểm
14:43
Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha
14:29
Nở rộ chiêu thức ghép mặt, giả giọng để mượn tiền bằng ứng dụng Deepfake
14:11
Lận đận ‘danh phận’ condotel, officetel
14:06
Ràng buộc về tài sản thế chấp làm khó doanh nghiệp nông nghiệp
13:44
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì thiếu vốn, thiếu đơn hàng
16:26
Không chỉ là thuế suất
Bản tin thị trường
15:19
Vàng SJC vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
12:33
Giá vàng đảo chiều đi xuống
10:23
Vàng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhGóc nhìn
2023/04/02 - 4:42:56 PM

09:46 - 05/09/2022

Giữ chân người tài, trả lương bằng tài năng, chất xám

Chúng ta cần ứng xử hài hòa và có cơ chế, chính sách mạnh hơn, linh hoạt hơn về nguồn nhân lực và thị trường lao động (TTLĐ) hướng tới tương lai để đạt được mục tiêu khát vọng.

TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Đây là quan điểm được TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đưa ra trong cuộc trao đổi với ĐTTC xung quanh vấn đề phát triển TTLĐ ở Việt Nam hiện nay.

– Tại hội nghị về phát triển TTLĐ mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt nhiều câu hỏi như: Vì sao lực lượng lớn lao động chất lượng cao được đào tạo ở nước ngoài không muốn quay về nước làm việc? Vì sao thời gian gần đây một số lao động thuộc khu vực nhà nước có xu hướng chuyển dịch ra khu vực tư nhân?

– Trước hết, sự dịch chuyển này cho thấy Việt Nam đã hình thành TTLĐ cạnh tranh và từng bước vận hành theo cơ chế thị trường. Nhưng đây cũng là câu hỏi mở cho các bộ, ngành suy nghĩ để có bài giải; các cơ quan, doanh nghiệp (DN) tự soi lại xem chính sách đãi ngộ đã thực sự theo nguyên tắc thị trường để giữ người lao động chưa. Nếu không giữ được, cơ chế, chính sách có vấn đề.

Bởi ai cũng biết có hiện tượng này do chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp. Một người làm ở cơ quan nhà nước mức lương chỉ 15 triệu đồng/tháng, khi ra làm ở khu vực tư nhân cũng với công việc đó, chuyên môn đó họ được trả lương 40-50 triệu đồng/tháng; là lãnh đạo DNNN chỉ được hưởng mức lương 70 triệu đồng, nhưng DN tư nhân sẵn sàng trả lương 200 triệu đồng/tháng.

Do đó, để giải được câu hỏi của Thủ tướng nêu làm gì để thu hút người tài, giữ được người giỏi, chính là phải thay đổi cơ chế lương thưởng, trả lương theo hiệu quả công việc; lương phải tương xứng với tài năng, chất xám…

Bộ LĐTB-XH, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và Quốc hội cần xem lại Luật 69/2014/QH13 (về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN) đã hợp lý chưa, và phải sửa đổi luật này để thu hút được người tài, giữ chân được người giỏi. Bộ Tài chính cũng cần xem lại tiêu chí đánh giá về DNNN cho phù hợp hơn.

– Có người đã đưa ra con số trong 3.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách, có 1.950 người (65%) đã ở lại nước ngoài, chỉ 27% làm cho Nhà nước. Mỗi năm Việt Nam bỏ 1,4 tỷ USD cho 100.000 sinh viên du học nhưng phần lớn không về nước. Những con số này nói lên điều gì, thưa ông?

–  Nhìn ở góc độ này thấy đang có những bất cập về tiền lương và thiếu cơ chế, chính sách đãi ngộ đủ hấp dẫn. Nhưng, quan trọng là thiếu môi trường làm việc tốt, cơ hội phát triển kỹ năng và nhiều chính sách linh hoạt khác. Như tôi đã nói, đây là vấn đề các bộ, ngành suy nghĩ để đưa ra cơ chế, chính sách phù hợp.

Ở góc độ khác, người được đào tạo ở nước ngoài bằng tiền ngân sách và bằng tiền của gia đình ở lại nước ngoài làm việc cũng là sự đóng góp cho đất nước, làm lợi cho đất nước. Đó là khi họ ở lại làm việc, có thu nhập và đưa thêm người trong gia đình ra nước ngoài ăn, học, trong khi Nhà nước không phải bỏ thêm tiền nhưng lại có thêm người được đào tạo, tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, được tiếp thu kiến thức nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, nâng cao kỹ năng…

Lúc đất nước cần họ sẵn sàng đóng góp. Rất nhiều người trong số đó sẵn sàng về nước cống hiến khi Nhà nước cần. Người ở lại nước ngoài là những người yêu nước theo cách của họ.

– Có thực tế là kỹ năng người lao động Việt Nam còn thấp; người dân ở một số địa phương phải rời quê, xa gia đình để làm việc, kiếm sống…?

– Đây là vấn đề Chính phủ, và tôi cũng trăn trở lâu nay. Khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đi tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sẽ có lực lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp. Đó là tất yếu của quá trình phát triển, nhưng điều chúng ta muốn là ly nông nhưng không ly hương.

Song có thực tế là việc quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư chưa quan tâm đúng mức tới chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập của người lao động. Các chính sách kinh tế thường thiếu định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành gắn với nhu cầu lao động và đào tạo lao động tương ứng.

Bên cạnh đó, chúng ta cần chú ý tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi để người dân vẫn có được việc làm ổn định, thu nhập tốt không phải rời xa quê nhà.

Về mặt tổng thể quốc gia, chúng ta chưa tạo ra được lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao. Trong khi sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng của TTLĐ, di chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi người lao động không những phải có kỹ năng nghề cao, còn phải có kỹ năng mềm và năng lực làm việc trong môi trường quốc tế.

Phải thừa nhận rằng về mặt giáo dục – đào tạo chúng ta chưa đáp ứng đầy đủ cũng như yêu cầu và nhận thức vai trò, tầm quan trọng phát triển TTLĐ. Năng lực quản trị, vận hành TTLĐ, chưa có giải pháp hiệu quả để đảm bảo và phát triển bền vững.

– Chúng ta đang phấn đấu vì khát vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2035, đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Vậy giải pháp cơ bản nhất, cần nhất để đạt mục tiêu này, ở góc độ của TTLĐ, theo ông là gì?

– Để làm được điều đó, chúng ta cần tranh thủ, tăng tốc nhanh, với chính sách linh hoạt và mạnh hơn hướng tới tương lai, để tận dụng thời cơ dân số vàng với những thay đổi mạnh mẽ và đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, có được nguồn lao động chất lượng cao, làm chủ được công nghệ và có TTLĐ cạnh tranh, bền vững.

Chúng ta cần xây dựng chiến lược quốc gia phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển TTLĐ khi thời điểm dân số vàng còn đang hiện hữu. Phải đổi mới cơ chế tiền lương và có chính sách đãi ngộ phù hợp; đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo…

Có rất nhiều việc phải làm, nhưng để làm được phải xây dựng hệ thống quản trị TTLĐ hiện đại, minh bạch và có được hệ thống thông tin, thống kê, số liệu về lao động. Hệ thống này có hoàn thiện, kết nối về thông tin trên phạm vi giữa các ngành, vùng, trên cả nước tốt hay không, sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách phát triển TTLĐ và chính sách phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.

Theo Tri Nhân/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Công nghệ – yếu tố then chốt để TP.HCM mở cửa trở lại

Tương lai kinh tế Việt Nam nhìn từ đại dịch

Dứt khoát phải giảm thuế, phí để hạ nhiệt giá xăng dầu

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

Nguyễn Thị Hậu: Từ khởi nghiệp nghĩ về tài nguyên bản địa Đà Lạt

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chất xámGiữ chân người tàitải nặng

Tin khác

Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn

Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn

Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ

Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ

Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường

Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Hệ luỵ từ nền kinh tế lệ thuộc vào bất động sản

Nghị định 08 có phải là lời giải cho trái phiếu bất động sản?

Luật Thuế Thương mại điện tử phải cập nhật, sửa đổi

Doanh nghiệp
TP.HCM: vốn doanh nghiệp mới giảm gần 40% so với cùng kỳ

TP.HCM: vốn doanh nghiệp mới giảm gần 40% so với cùng kỳ

EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng trong năm 2022

EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng trong năm 2022

Ràng buộc về tài sản thế chấp làm khó doanh nghiệp nông nghiệp

Ràng buộc về tài sản thế chấp làm khó doanh nghiệp nông nghiệp

Doanh nghiệp ‘than trời’ vì thiếu vốn, thiếu đơn hàng

Doanh nghiệp ‘than trời’ vì thiếu vốn, thiếu đơn hàng

Góc nhìn
Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn

Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn

Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ

Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ

Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường

Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Tài chính
Bất động sản và ngân hàng trong ‘tầm ngắm’ của các thương vụ M&A

Bất động sản và ngân hàng trong ‘tầm ngắm’ của các thương vụ M&A

Lãi suất liên ngân hàng qua đêm xuống dưới mốc 1%

Lãi suất liên ngân hàng qua đêm xuống dưới mốc 1%

Lận đận ‘danh phận’ condotel, officetel

Lận đận ‘danh phận’ condotel, officetel

Chứng khoán âm thầm tăng

Chứng khoán âm thầm tăng

Thông tin doanh nghiệp
Thực phẩm từ trái cây đầy màu sắc cùng Duy Anh Foods

Thực phẩm từ trái cây đầy màu sắc cùng Duy Anh Foods

Bổ sung dinh dưỡng cùng nước yến sào Kidgrow Plus HMO Khánh Hòa Nutrition

Bổ sung dinh dưỡng cùng nước yến sào Kidgrow Plus HMO Khánh Hòa Nutrition

Trang sức kim cương NTJ: Giác cắt hoàn mỹ – hào quang hội tụ

Trang sức kim cương NTJ: Giác cắt hoàn mỹ – hào quang hội tụ

Thùng đa năng Matsu Lock – giải pháp lưu trữ thông minh

Thùng đa năng Matsu Lock – giải pháp lưu trữ thông minh

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA