Để doanh nghiệp nội phát triển như kỳ vọng
Tin mới
15:23
Châu Âu sắp ‘ra tay kiểm soát’ xe điện Trung Quốc?
15:08
Giá vàng SJC, vàng nhẫn hạ nhiệt
10:34
Động lực lớn đằng sau sự trỗi dậy của Ấn Độ
10:20
Sở An toàn Thực phẩm không phải ‘cây đũa thần’!
10:12
TP.HCM: Thí điểm quảng cáo trên 125 tủ panel trạm biến áp
09:51
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong năm 2024?
09:34
Nhà trọ cấm xe điện, nhiều người vội vã bán tháo
09:30
Chuyển đổi xanh: biến áp lực thành cơ hội
10:51
50 nông dân Úc đến Việt Nam trải nghiệm bánh làm từ lúa mì do chính họ trồng
10:39
Đức ‘nghiện’ pin xe điện Trung Quốc
10:20
Thúc đẩy sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam
10:17
Dân số Nhật Bản thêm cột mốc đáng lo
10:11
Nguồn cung căn hộ chung cư mini được dự báo giảm
09:48
Tại sao lại bắt buộc ô tô cá nhân lắp camera giám sát lái xe?
09:42
Giá hàng hoá có thể tăng mạnh vào cuối năm
09:15
Tỷ giá USD/VNĐ lại tăng nóng
08:56
Giá cà phê cao kỷ lục
15:12
Xuất khẩu hàng hoá có tín hiệu hồi phục
15:03
Trung thu rộn ràng, ngập tràn ưu đãi
14:53
Thái Lan sắp tăng lương tối thiểu, giảm giá điện cho người dân
Bản tin thị trường
16:02
Thị trường 24/7: Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít; Thị trường căn hộ Thái Lan hút người mua nước ngoài
16:27
Thị trường 24/7: Người Việt chi 33,3 triệu USD mua tôm hùm Australia; Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Singapore giảm mạnh
16:09
Thị trường 24/7: Giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm; Gạo 25% tấm của Việt Nam rớt mốc 600 USD/tấn
15:35
Thị trường 24/7: Giá cà phê tăng cao kỷ lục; Siêu thị Pháp dán nhãn sản phẩm tăng giá trá hình
16:12
Thị trường 24/7: iPhone 12 có thể bị cấm tại nhiều nước châu Âu; Quảng Nam chào đón các nhà làm phim Bollywood
15:10
Thị trường 24/7: Indonesia tính cấm bán hàng trên mạng xã hội; Vietcombank và Agribank hạ lãi suất tiết kiệm về 5,5%/năm
15:50
Thị trường 24/7: Bánh trung thu ‘đại hạ giá’ vẫn ế; iPhone 15 chính hãng giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Bộ NN&PTNT bác tin ‘nông sản ùn tắc tại cửa khẩu’; Hoàn lại hơn 87.000 tỷ đồng thuế GTGT
15:29
Thị trường 24/7: Phát hiện rệp ở một số lô sầu riêng xuất khẩu sang TQ; Giá dầu vượt 23.000 đồng một lít
15:55
Thị trường 24/7: Super sale hàng hiệu giảm giá tới 90%; Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
15:59
Thị trường 24/7: Dừng bán SIM qua đại lý, cửa hàng từ ngày 10/9; Apple chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam
16:35
Thị trường 24/7: Thu gần 2.000 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng; Giá gạo xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp vẫn kêu lỗ
15:28
Thị trường 24/7: ‘Cô dâu 8 tuổi’ thích thú với bánh xèo Hương Xưa; Đơn hàng mới tăng, chỉ số PMI phục hồi trên ngưỡng 50 điểm
16:10
Thị trường 24/7: Tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng chỉ đạt 1,5%; Muối ‘cháy hàng’ ở Trung Quốc sau khi Nhật Bản xả nước thải hạt nhân
17:14
Thị trường 24/7: Du khách Việt có nhu cầu xuất ngoại tăng cao nhất khu vực ĐNÁ; Novaland bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
16:41
Thị trường 24/7: Trung Quốc đối mặt nguy cơ đình trệ kiểu Nhật Bản; Xuất khẩu rau quả tiếp tục bùng nổ, tăng gần 60%
16:38
Thị trường 24/7: Ấn Độ áp đặt thêm các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo; Pháp chi tiền để nông dân huỷ rượu, phá nho
15:26
Thị trường 24/7: Myanmar hạn chế xuất khẩu gạo; IAEA công bố chất lượng nước thải từ nhà máy Fukushima
16:13
Thị trường 24/7: Nhật Bản xả nước thải hạt nhân, Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản; Ấn Độ tính cấm xuất khẩu đường
16:00
Thị trường 24/7: Ngân hàng Thái Lan muốn mua lại Home Credit Việt Nam; Châu Á lo lạm phát gia tăng
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhGóc nhìn
2023/09/22 - 8:07:50 AM

08:57 - 08/09/2022

Để doanh nghiệp nội phát triển như kỳ vọng

Để doanh nghiệp (DN) nội địa phát triển thực sự, cần tạo sự cộng hưởng giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và DN nội địa; tạo liên kết giữa DN lớn với DN nhỏ và vừa. Đồng thời, đã đến lúc cần có chiến lược thúc đẩy DN làm chủ công nghệ, tự sản xuất ra sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

Kích cầu người dân mua sắm góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Tạo sự cộng hưởng

Mục tiêu thu hút vốn FDI là nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nguồn thu ngân sách nói chung. Quan trọng hơn hết là kỳ vọng vào sự có mặt của các DN FDI sẽ giúp DN nội địa có thêm cơ hội hợp tác làm ăn, tiếp cận cách làm mang tư duy toàn cầu để trưởng thành ngay trên mảnh đất của mình và vươn ra thị trường toàn cầu; tạo ra động lực cho DN nội địa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong những khâu có giá trị gia tăng cao.

Để thu hút FDI, nhiều chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ pháp lý đã được ban hành. Tuy nhiên, những chính sách này lại tạo ra sự tác động “chèn lấn” của khu vực FDI đối với DN nội địa, chưa tạo sự cộng hưởng phát triển như mong đợi. Thực tế cho thấy, lĩnh vực nào có DN FDI tham gia nhiều, thì DN nội địa ngày càng thu hẹp hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.

DN FDI đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu, DN nội địa chỉ xuất khẩu trong các lĩnh vực ít có sự tham gia của FDI. Sản xuất thay thế nhập khẩu chưa có sự chuyển biến rõ nét, hay nói một cách thẳng thắn là các DN FDI không chú trọng chuyển giao và DN nội địa chưa học hỏi được nhiều về công nghệ từ DN FDI, phần lớn máy móc thiết bị, nguyên liệu, linh kiện đầu vào vẫn chủ yếu nhập khẩu. Nếu tiếp tục như vậy, DN nội địa khó có thể tự sản xuất được các sản phẩm thay thế, tham gia vào chuỗi giá trị.

Cần thay đổi chính sách thu hút FDI theo hướng tạo ra sự bình đẳng với DN nội địa. Theo đó, cần bãi bỏ tất cả chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng và triển khai có hiệu quả các biện pháp chống chuyển giá. Cần tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, kết nối hạ tầng, nhân lực, hệ thống cung ứng, dịch vụ công, logistics…, giúp DN thuận lợi trong sản xuất kinh doanh.

Kinh nghiệm thu hút FDI ở nhiều quốc gia cho thấy, yếu tố quyết định lựa chọn đầu tư của FDI là môi trường kinh doanh hội đủ các yếu tố về kết nối hạ tầng, nhân lực, nhà cung ứng, sự năng động của chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý trong đầu tư. Khi tạo ra môi trường làm ăn hấp dẫn thì tự khắc FDI sẽ đến.

Để tạo được sự cộng hưởng giữa DN FDI với DN nội địa, cần có chính sách thúc đẩy các DN FDI phát triển mạng lưới cung ứng vệ tinh với các DN nội địa. Đồng thời thực hiện các chính sách trợ giúp DN nội địa nâng cao năng lực quản trị, mang tư duy toàn cầu về tiêu chuẩn, thị trường, công nghệ, nhân lực… để có thể liên kết với DN FDI, gia nhập vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.

Liên kết

Hiện nay, các DN nội địa đang hoạt động rời rạc, thiếu sự liên kết để tạo lợi thế theo quy mô lớn. DN lớn trong nước chưa thể hiện vai trò rõ nét trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam về dẫn dắt thị trường, công nghệ, vốn, lao động và hạ tầng sản xuất.

Các DN lớn cũng chưa đủ khả năng phát triển vệ tinh phụ trợ riêng cho mình, chưa đủ năng lực để lựa chọn DN nhỏ và vừa có đủ điều kiện để hợp tác bao tiêu sản phẩm. Do vậy, mối quan hệ giữa DN lớn với DN nhỏ và vừa trong cùng ngành chẳng những không bổ sung, hỗ trợ cho nhau, mà trái lại còn cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau.

Để thúc đẩy liên kết DN, cần nâng cao vai trò dẫn dắt của DN lớn. DN lớn tích cực nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu, nghiên cứu công nghệ sản xuất, phát triển hệ thống cung ứng đảm bảo tính ổn định nguồn cung ứng đầu vào. Khi đó, hệ thống cung ứng phụ trợ của các DN nhỏ và vừa tự khắc sẽ hình thành. Quá trình đó cần có sự định hướng, hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính sách của chính phủ.

Trước hết, trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia cần định hướng rõ vai trò của DN lớn liên kết với DN nhỏ và vừa trong từng nhóm ngành công nghiệp ưu tiên. Cần xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để hàng năm đánh giá, bổ sung danh sách các DN giữ vai trò dẫn dắt, từ đó có những chính sách phát triển riêng. Mọi quyết sách liên quan đến phát triển công nghiệp của ngành được thực hiện chủ yếu bởi DN lớn dẫn dắt DN nhỏ và vừa cùng thực hiện. Song song đó, các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ DN phải theo hướng ưu tiên các hoạt động có sự liên kết giữa DN lớn với DN nhỏ và vừa.

Kích cầu

Khi DN nội địa gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường toàn cầu, họ kỳ vọng được tiếp cận các dự án đầu tư công của chính phủ. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, như đường bộ, đường sắt, đường biển, bến cảng, sân bay, hạ tầng viễn thông…

Việc đầu tư các công trình này sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn giúp DN phát triển. Mặc dù vậy, phần lớn đối tượng được hưởng lại là các DN FDI. Bên cạnh đó, thời gian qua, cơ chế chính sách phát triển DN rất nhiều nhưng không phát huy được hiệu ứng do thiếu tính cụ thể, thiếu cân nhắc đến tính khả thi liên quan đến điều kiện tiếp cận, thiếu sự tư vấn cho DN, chưa thật sự kiến tạo cơ hội cho DN nội địa.

Để thúc đẩy DN trong nước phát triển, cần các chương trình kích cầu thông qua hoạt động đầu tư công. Cần tạo điều kiện để DN nội địa tham gia các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, đường biển, bến cảng, sân bay, hạ tầng viễn thông… Cùng với đó, cần tạo cơ hội phát triển kinh doanh ra bên ngoài, trợ giúp DN nội địa thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đã đến lúc cần có chiến lược thúc đẩy DN Việt Nam đầu tư cho công nghệ, làm chủ được công nghệ hiện đại, tự sản xuất các sản phẩm thay thế và cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

Cuối cùng là xác lập quyền sở hữu tài sản để tạo vốn kinh doanh cho DN. Cần tạo lập và đa dạng các kênh huy động vốn, công cụ huy động vốn cho DN. Bên cạnh đó, phải thực hiện nghiêm cơ chế xác lập quyền sở hữu tài sản (kể cả động sản và bất động sản) để DN có thể cầm cố, thế chấp, tạo vốn kinh doanh.

Theo TS Huỳnh Thanh Điền*/SGGP-ĐTTC

———–

(*) Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Có thể bạn quan tâm

Thị trường Trung Quốc ngày khắt khe, tốt thôi!

Gói tái thiết khổng lồ vực dậy EU

Huy động nguồn lực từ đâu để phục hồi kinh tế?

BigTech: Mở hay đóng phải rõ ràng

‘Nếu giữ tư duy chấp nhận nhập siêu từ RCEP, Việt Nam có thể đối diện rủi ro lớn’

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:doanh nghiệp fdidoanh nghiệp nội

Tin khác

TS Cấn Văn Lực: Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường

TS Cấn Văn Lực: Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường

‘Điểm rơi’ chính sách tiền tệ đã xuất hiện

‘Điểm rơi’ chính sách tiền tệ đã xuất hiện

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới vì áp lực tỷ giá

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới vì áp lực tỷ giá

NHNN cho phép ‘đảo nợ’: không dễ

Nguy cơ VN-Index đảo chiều

Khó khăn vẫn bao trùm thị trường địa ốc

Thận trọng với tỷ giá và biến số lãi suất của Trung Quốc

Đâu là mấu chốt trong việc thiết lập khả năng chi trả nhà ở của người dân?

Doanh nghiệp
Chuyển đổi xanh: biến áp lực thành cơ hội

Chuyển đổi xanh: biến áp lực thành cơ hội

Giá hàng hoá có thể tăng mạnh vào cuối năm

Giá hàng hoá có thể tăng mạnh vào cuối năm

Xuất khẩu hàng hoá có tín hiệu hồi phục

Xuất khẩu hàng hoá có tín hiệu hồi phục

Novaland bảo lãnh cho công ty con vay 1.200 tỷ đồng

Novaland bảo lãnh cho công ty con vay 1.200 tỷ đồng

Góc nhìn
TS Cấn Văn Lực: Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường

TS Cấn Văn Lực: Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường

‘Điểm rơi’ chính sách tiền tệ đã xuất hiện

‘Điểm rơi’ chính sách tiền tệ đã xuất hiện

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới vì áp lực tỷ giá

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới vì áp lực tỷ giá

Ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp ‘sân sau’

Ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp ‘sân sau’

Tài chính
Giá vàng SJC, vàng nhẫn hạ nhiệt

Giá vàng SJC, vàng nhẫn hạ nhiệt

Thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong năm 2024?

Thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong năm 2024?

Tỷ giá USD/VNĐ lại tăng nóng

Tỷ giá USD/VNĐ lại tăng nóng

Tỷ giá USD bứt tốc, điều gì đang xảy ra?

Tỷ giá USD bứt tốc, điều gì đang xảy ra?

Thông tin doanh nghiệp
Trung thu rộn ràng, ngập tràn ưu đãi

Trung thu rộn ràng, ngập tràn ưu đãi

Bộ gói lá Huế – món ăn chuẩn vị quê nhà

Bộ gói lá Huế – món ăn chuẩn vị quê nhà

Gas South chạy thử các trạm cấp LNG cho khách hàng

Gas South chạy thử các trạm cấp LNG cho khách hàng

VPP Thuận Nam xuất hàng cho nhà phân phối tỉnh mùa tựu trường

VPP Thuận Nam xuất hàng cho nhà phân phối tỉnh mùa tựu trường

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA