Công nghệ - yếu tố then chốt để TP.HCM mở cửa trở lại
Tin mới
10:14
Bún, phở Việt Nam thương hiệu Mr Rice trên kệ hàng siêu thị châu Âu
10:04
Áo mưa Sơn Thủy – 10 năm giữ vững danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao
10:02
Nổi bật thần thái với trang sức kim cương Ngọc Thẩm Jewelry
09:59
Khám phá các sản phẩm đất nặn mới của Văn phòng phẩm Thuận Nam
09:43
Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ
09:37
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS
09:29
Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn
09:14
Ngành xây dựng: khó khăn chồng chất
15:41
Đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm, 3 tháng chỉ đạt 5,45 tỷ USD
15:35
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
15:25
Những tên tuổi nổi bật trong phái đoàn doanh nghiệp Mỹ vừa đến Việt Nam
15:01
VPBank đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho ngân hàng SMBC của Nhật Bản
10:15
Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ
10:10
Tham vọng ‘xuất ngoại’ cà phê đặc sản của các doanh nhân trẻ
10:00
Bất động sản ế ẩm dù giá giảm mạnh
09:48
Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường
09:37
Phá thế khó cho thủy sản
09:13
Cổ phiếu BĐS khởi sắc sau khi Novaland ‘gỡ bom’ trái phiếu thành công?
09:05
Thưa khách, trung tâm thương mại hoạt động cầm chừng
10:02
Nông trại và ‘Thượng đế’
Bản tin thị trường
10:23
Vàng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhGóc nhìn
2023/03/28 - 12:29:59 PM

09:20 - 16/09/2021

Công nghệ – yếu tố then chốt để TP.HCM mở cửa trở lại

TP.HCM cần xây dựng kịp thời hệ thống dữ liệu và áp dụng công nghệ để chủ trương sống chung với Covid-19 có thể trở thành hiện thực, theo ông Bùi Quốc Anh, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu ĐH Quốc gia TP.HCM và ông Lê Yên Thanh, nhà sáng lập và CEO của Phenikaa MaaS Technology.

Người dân quét mã QR qua chốt thông qua camera hạn chế tiếp xúc tại chốt trên đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: Hoàng Giang.

– Khi TP.HCM chuyển mục tiêu từ “zero-Covid” sang sống chung với virus SARS-CoV-2 một cách an toàn thì công nghệ đóng vai trò ra sao?

– Ông Bùi Quốc Anh: Tôi nghĩ rằng việc chuyển từ mục tiêu “zero-Covid” sang “quản trị Covid” là một thay đổi tích cực, dũng cảm và đột phá. Trong bối cảnh đó, công nghệ để quản trị cũng hoàn toàn khác với trước đây. Tôi lấy ví dụ mô hình quản trị như sau: Giả sử hệ thống y tế có thể chịu đựng được khoảng 5.000 ca mới/ngày (xấp xỉ số ca nhiễm hằng ngày hiện nay của TP.HCM), đồng nghĩa tỉ lệ nhiễm hằng ngày là p = 0,05% (tương đương 5.000/10 triệu).

Tỉ lệ nói trên xấp xỉ xác suất một người mới bị nhiễm, theo phương pháp Monte-Carlo. Với cách tiếp cận này, công nghệ sẽ tiếp cận theo hướng tối ưu hóa để giảm thiểu tỉ lệ p này. Để giảm được tỉ lệ p này có nhiều cách khác nhau, không chỉ riêng cách giãn cách tăng cường, vốn gây ra nhiều tác động tiêu cực cho người dân, doanh nghiệp (DN) và Chính phủ khi kéo dài thời gian.

– Ông Lê Yên Thanh: Trong bối cảnh TP dần dần mở cửa trở lại các dịch vụ và ngành sản xuất, sẽ có rất nhiều công việc và thông tin cần được xử lý để giúp cho việc mở cửa trở nên chắc chắn và an toàn. Vì lẽ đó, công nghệ (mà cụ thể là công nghệ thông tin) sẽ đóng vai trò quyết định trong việc mở cửa trở lại ở TP. Nếu chúng ta có thể tự động hóa và triển khai được diện rộng các quy trình bằng công nghệ thông tin, giúp người dân dễ dàng hơn trong việc sống chung với virus thì việc mở cửa trở lại mới trở nên khả thi.

Sẽ có rất nhiều bài toán được đặt ra và thêm nhiều thách thức mới cần phải giải quyết và công nghệ thông tin sẽ là chìa khóa cho các bài toán đó.

‘Quản trị Covid’ bằng dữ liệu

– Một trong những nhu cầu quan trọng của chính quyền TP là làm sao để có thể đưa ra các quyết định về giãn cách xã hội một cách khoa học. Chính quyền TP cần làm gì để ứng dụng công nghệ để ra quyết định chính sách giãn cách?

+ Ông Bùi Quốc Anh: Để “quản trị Covid” hiệu quả, bài toán dữ liệu là cấp thiết nhất. Dữ liệu cần đầy đủ, nhanh và chính xác bao gồm: Dữ liệu về dịch tễ, dữ liệu cá nhân, dữ liệu nhóm cá nhân, dữ liệu thông tin địa lý, dữ liệu tiêm chủng, dữ liệu kinh tế – xã hội…

Các dữ liệu này cần được cập nhật gần như thời gian thực về một đầu mối duy nhất và cần lực lượng các nhà khoa học dữ liệu khai phá, phân tích và đưa ra thông tin trong thời gian thực, từ đó để đưa ra các quyết định tốt, hạn chế được việc áp dụng các biện pháp giãn cách diện rộng và cực đoan. Cần nhấn mạnh lại rằng cách tiếp cận là “quản trị Covid”, chứ không nên lạm dụng mệnh lệnh hành chính là giãn cách mà là khoa học quản trị dựa trên dữ liệu.

+ Ông Lê Yên Thanh: Sau nhiều tháng giãn cách xã hội vì đại dịch, chúng ta đã có rất nhiều dữ liệu và thông tin quý báu về đại dịch cũng như cách mà biến thể Delta vận hành. Chúng ta cũng có rất nhiều bài học đã được rút ra về triển khai công nghệ. Do đó, tôi nghĩ TP hiện nay đã có đủ nền tảng dữ liệu và cần có những bước đi mới về mặt công nghệ.

Thứ nhất, cần tổng hợp đủ và chuẩn hóa dữ liệu về một hệ thống tập trung. Thứ hai, cần nghiên cứu những giải pháp công nghệ hướng đến tất cả đối tượng người dân có thể tiếp cận được. Thứ ba, phân tích những dữ liệu đã có để đưa ra những mô hình cảnh báo mới và chính xác hơn, có những thước đo cụ thể hơn về tình hình dịch bệnh, góp phần vào việc đưa ra những chính sách phù hợp.

Kết nối hệ thống bằng dữ liệu

– Trong bình thường mới, các DN và người lao động sẽ cần tham chiếu vào “hệ thống hỗ trợ đánh giá an toàn sản xuất” từ chính quyền TP. Khi đó, công nghệ sẽ kết nối họ như thế nào?

– Ông Bùi Quốc Anh: Giả sử chúng ta chấp nhận tỷ lệ nhiễm mới tối đa nào đó cho một đơn vị, DN, nhóm DN. Khi đó, nếu chúng ta áp dụng tiêu chuẩn đánh giá an toàn sản xuất giống nhau cho mọi DN thì không phải là phương án tối ưu. Lý do là đặc thù sản xuất của mỗi DN, mỗi nhóm DN khác nhau là khác nhau, từ đó dẫn đến tình trạng áp đặt, can thiệp quá mức vào hoạt động của DN.

Thay vì vậy, chúng ta đặt chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) trong phòng chống dịch cho từng DN hoặc nhóm DN và tự họ sẽ nghĩ ra cách để tối ưu hóa KPI của họ. Khi họ không đạt được KPI, chính quyền mới can thiệp. Khi đó chính quyền dễ dàng quản trị hơn và đỡ tốn kém nguồn lực hơn.

– Ông Lê Yên Thanh: Quan trọng nhất là phải xây dựng hệ thống này theo phương châm hướng về người lao động và DN. TP cần có tính bao quát để đáp ứng được đầy đủ tất cả loại hình và tính chất DN (vốn rất đa dạng tại TP). Từ đó, TP sẽ có một thang đánh giá chính xác nhất cho từng loại hình DN. Đó sẽ là một thách thức lớn khi xây dựng hệ thống này nhưng tôi tin rằng với dữ liệu đã có và đội ngũ công nghệ thông tin hiện nay thì TP có thể xây dựng được.

– Các DN có thể kiểm ứng dụng công nghệ để sản xuất an toàn ra sao?

+ Ông Bùi Quốc Anh: Đặc điểm của DN là người lao động làm việc theo nhóm, theo dây chuyền. Do vậy, ngoài việc quản trị xác suất nhiễm của cá nhân người lao động thì còn phải quản trị xác suất nhiễm của nhóm người lao động làm việc cùng nhóm/dây chuyền. Nghĩa là quản trị theo nhóm làm việc quy mô nhỏ (ví dụ năm người trở lại/nhóm, tương đối xác suất nhiễm là 5p (ví dụ p=0,03% thì 5p = 0,15%)). Dĩ nhiên các nền tảng 5K và vắc xin luôn luôn đi kèm.

Do vậy, tôi khuyến nghị DN và cơ quan quản lý quản lý thật chặt “hồ sơ từng người lao động” và “hồ sơ từng nhóm người lao động” bằng công nghệ, bao gồm các thông tin cá nhân cơ bản, thông tin cư trú hiện tại, thông tin tiêm vắc xin, thông tin xét nghiệm định kỳ, lịch sử đi lại của người lao động… Việc áp dụng công nghệ nào cũng được nhưng DN phải báo cáo dữ liệu nhanh, chính xác cho cơ quan quản lý trong thời gian thực hoặc định kỳ hàng ngày.

+ Ông Lê Yên Thanh: Có thể chia làm hai phần, đó là các công nghệ giúp DN vận hành từ xa, tức hệ thống hỗ trợ làm việc trực tuyến; và các công nghệ hỗ trợ phòng chống dịch dành cho các nhân sự làm việc trực tiếp tại văn phòng, nhà máy… Hiện tại, có rất nhiều ứng dụng mà DN có thể tiếp cận để sử dụng tùy vào bài toán cụ thể nhưng từng DN cũng cần có chiến lược để sử dụng các công nghệ này theo từng giai đoạn của dịch bệnh để duy trì được khả năng sản xuất và kinh doanh hiệu quả.

Quản lý điểm đến thay vì kiểm soát đi lại

– DN rất quan tâm việc kiểm soát vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm, thực phẩm… Vậy công nghệ cần giải quyết vấn đề nào để đảm bảo đi lại an toàn cho chuỗi cung ứng?

+ Ông Bùi Quốc Anh: Theo tôi, kiểm soát đi lại là xuất phát từ tư duy “bóc tách virus ra khỏi cộng đồng”, nghĩa là chúng ta cần phải chắc chắn người đi lại hay tài xế phải “zero-Covid” mới được đi. Việc này có thể gây ra nhiều tác dụng tiêu cực trong duy trì chuỗi cung ứng, cũng như khả năng cung cấp hàng hóa cho người dân. Trong bối cảnh mới, chúng ta phải chấp nhận người đi lại hay tài xế có thể nhiễm với một xác suất nào đó. Vì vậy, cần áp dụng các giải pháp quản trị như quản lý tại nguồn, test ngẫu nhiên, quản lý tại nơi đến thay vì phải kiểm soát hết tất cả mọi người.

Khi đó, công nghệ đóng một vai trò quan trọng và hiệu quả hơn rất nhiều như định danh phương tiện, định danh người di chuyển, kiểm tra nhanh, quét mã QR tự động, quản lý rủi ro nhiễm, thông báo tới những điểm/người tiếp khi có rủi ro.

+ Ông Lê Yên Thanh: Điều công nghệ cần làm là số hóa giấy đi đường. Sẽ có ba yếu tố cần được đặt lên hàng đầu khi triển khai. Thứ nhất là cần đảm bảo kiểm tra nhanh và yếu tố giãn cách, tránh việc tiếp xúc giữa người với người khi kiểm tra. Hai là giải pháp cần đảm bảo hướng đến mọi người dân đều có thể tiếp cận. Thứ ba là cần tập trung dữ liệu đầy đủ để tránh tình trạng sai sót khi kiểm tra.

Theo Đỗ Thiện/Pháp Luật TP.HCM

Có thể bạn quan tâm

Hệ quả ‘chuỗi mù mờ’ nông nghiệp nước nhà

Dứt khoát phải giảm thuế, phí để hạ nhiệt giá xăng dầu

Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc

Siêu thị: cuộc chơi lớn

Gói hỗ trợ ‘kinh tế virus’ nhìn từ Anh-Việt

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:công nghệhệ thống dữ liệu

Tin khác

Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn

Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn

Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ

Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ

Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường

Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường

Muốn thu hút khách hạng sang phải định vị được thương hiệu quốc gia

Nghị Định 08 có giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp ‘hạ cánh mềm’?

Hệ luỵ từ nền kinh tế lệ thuộc vào bất động sản

Nghị định 08 có phải là lời giải cho trái phiếu bất động sản?

Luật Thuế Thương mại điện tử phải cập nhật, sửa đổi

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ

Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ

Ngành xây dựng: khó khăn chồng chất

Ngành xây dựng: khó khăn chồng chất

Doanh nghiệp chật vật ứng phó sụt giảm đơn hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp chật vật ứng phó sụt giảm đơn hàng xuất khẩu

TP.HCM đủ điều kiện đón sóng FDI công nghệ cao từ Mỹ

TP.HCM đủ điều kiện đón sóng FDI công nghệ cao từ Mỹ

Góc nhìn
Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn

Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn

Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ

Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ

Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường

Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023

Tài chính
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

VPBank đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho ngân hàng SMBC của Nhật Bản

VPBank đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho ngân hàng SMBC của Nhật Bản

Bất động sản ế ẩm dù giá giảm mạnh

Bất động sản ế ẩm dù giá giảm mạnh

Cổ phiếu BĐS khởi sắc sau khi Novaland ‘gỡ bom’ trái phiếu thành công?

Cổ phiếu BĐS khởi sắc sau khi Novaland ‘gỡ bom’ trái phiếu thành công?

Thông tin doanh nghiệp
Bún, phở Việt Nam thương hiệu Mr Rice trên kệ hàng siêu thị châu Âu

Bún, phở Việt Nam thương hiệu Mr Rice trên kệ hàng siêu thị châu Âu

Áo mưa Sơn Thủy – 10 năm giữ vững danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao

Áo mưa Sơn Thủy – 10 năm giữ vững danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao

Nổi bật thần thái với trang sức kim cương Ngọc Thẩm Jewelry

Nổi bật thần thái với trang sức kim cương Ngọc Thẩm Jewelry

Khám phá các sản phẩm đất nặn mới của Văn phòng phẩm Thuận Nam

Khám phá các sản phẩm đất nặn mới của Văn phòng phẩm Thuận Nam

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA