Chỉ 'lót ổ' chờ 'đại bàng' là chưa đủ
Tin mới
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
10:27
Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro
10:12
Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’
09:26
Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh
15:35
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam
14:55
Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác
11:41
Baidu thành lập quỹ mạo hiểm AI để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
11:37
Giá heo tăng, người chăn nuôi vẫn gặp khó
11:26
Đơn hàng giảm kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đi xuống
11:22
Ngân hàng ‘quay xe’ chuyển hướng sang phân khúc cá nhân
11:06
Giai đoạn ‘lột xác’ của mặt bằng bán lẻ
10:54
Ngân hàng cấp tập xử lý nợ xấu
Bản tin thị trường
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
10:38
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ mở rộng gấp đôi trong 5 năm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhGóc nhìn
2023/06/08 - 5:43:24 PM

10:15 - 27/03/2023

Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ

Phái đoàn DN Mỹ đến Việt Nam vừa rồi khá “hùng hậu”, nhiều DN “đại bàng” với nhiều lĩnh vực khác nhau. Song, để hiện thực hóa được việc hợp tác đầu tư có lẽ còn là câu chuyện dài.

Tập đoàn Intel đã đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Nói về sự kiện đoàn doanh nghiệp (DN) Mỹ với hơn 50 DN lớn sang làm việc và khảo sát thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cho rằng sẽ tạo kỳ vọng thu hút đầu tư từ DN Mỹ trong thời gian tới. Bởi thực tế cho thấy vốn đầu tư của DN Mỹ vào Việt Nam hiện vẫn còn khá khiêm tốn, thậm chí Mỹ không nằm trong top 10 nhà đầu tư FDI vào Việt Nam.

Từ “đường vòng” đến “đường thẳng”

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, để đón được những DN “đại bàng” Mỹ vào đầu tư, Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng DN trong nước, nhằm tạo sự hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại, nhất là trong bối cảnh chính sách ưu đãi về thuế hiện nay đã tỏ ra không còn phù hợp.

Thực tế, các DN Mỹ đưa vốn đầu tư vào Việt Nam bằng 2 cách: trực tiếp từ Mỹ sang và thông qua nước thứ 3. Về số vốn đầu tư từ Mỹ theo cách 1, báo cáo của Bộ KH-ĐT cho biết cơ bản không có đột biến, vẫn ở mức khoảng 1 tỷ USD/năm. Đây là con số thấp khi so với dòng vốn đầu tư đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hong Kong…

“Về cách thứ 2, vốn của DN Mỹ nhưng họ đầu tư vào DN của các quốc gia khác thông qua các hình thức liên doanh, mua bán, sáp nhập, sau đó mới quay sang đầu tư vào Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư theo cách này lớn hơn cách 1” – ông Toàn phân tích.

Các DN Mỹ hầu hết là DN lớn, quy mô đa quốc gia, có chuỗi sản xuất rộng khắp. Nhưng khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức thứ 2, xét về nguồn gốc dòng vốn được xếp theo nước thứ 3, mà không xem là vốn đầu tư từ Mỹ. Vốn đầu tư của các DN Mỹ vào Việt Nam thông qua Đài Loan, Singapore hiện khá nhiều.

Vậy tại sao DN Mỹ đầu tư vào Việt Nam lại đi lòng vòng như vậy? Có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả việc để họ hưởng những ưu đãi về thuế. Nhưng bây giờ với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15%, việc đi “đường vòng” có thể không còn phù hợp nữa, thay vào đó phải là đầu tư trực tiếp, tức đi “đường thẳng”.

So với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác, điều đáng mừng tỷ lệ DN Mỹ gia tăng đầu tư và có cái nhìn tích cực về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Những dự án của họ cũng tập trung vào những lĩnh vực Việt Nam đang rất cần, có ý nghĩa ở tầm trung hạn.

Theo số liệu khảo sát của Hiệp hội DN Mỹ tại Việt Nam (Amcham), gần 80% hội viên được khảo sát đã đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung và dài hạn của họ về Việt Nam, và đã lên kế hoạch hoặc đang cân nhắc đầu tư thêm.

Đặc biệt, sự hiện diện của những cái tên hàng đầu như P&G, Coca Cola, Apple, Google, Intel, cho thấy mức độ ưu tiên của giới đầu tư Mỹ vào Việt Nam.

Hiện thực hóa ngay và có thể

Ông Toàn phân tích thêm, chúng ta rất cần dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Mỹ, đặc biệt là những tập đoàn đa quốc gia, những tập đoàn lớn về công nghệ cao. Trước đây Chính phủ đã từng lập tổ công tác để “đón đại bàng” là các DN lớn đến từ Mỹ và EU.

Nhưng vấn đề ở đây là phải trả lời được câu hỏi: DN Mỹ đầu tư vào Việt Nam họ cần cái gì, hay nói đúng hơn Việt Nam phải làm gì để hấp dẫn họ. Có thể nói phái đoàn DN Mỹ đến Việt Nam vừa rồi khá “hùng hậu”, nhiều DN “đại bàng” với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Song, để hiện thực hóa được việc hợp tác đầu tư có lẽ còn là câu chuyện dài. Trước mắt, một số lĩnh vực khả thi nhất có thể hợp tác ngay, hiện thực hóa bằng những dự án cụ thể.

Thứ nhất, lĩnh vực Việt Nam đang quan tâm nhất là ngành công nghiệp chất lượng cao, trong đó có công nghệ sản xuất linh kiện, chất bán dẫn, chip… Đây cũng là những thứ thị trường thế giới đang rất cần và chúng ta có đủ tiềm năng lẫn khả năng để hợp tác với DN Mỹ về lĩnh vực này.

Thứ hai, lĩnh vực logistics, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng và hoàn toàn có thể hợp tác với DN Mỹ, hoặc kêu gọi họ hợp tác.

Thứ ba, hợp tác đầu tư về lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đây là lĩnh vực có thế mạnh đặc biệt của Mỹ. Như chúng ta thấy mới đây, chỉ trong khoảng 10 ngày hàng loạt ngân hàng tên tuổi của Mỹ sụp đổ. Song không vì thế cả hệ thống ngân hàng Mỹ bị chao đảo. Họ vẫn bảo lãnh, mua bán, và có những công cụ hiệu quả để điều tiết, ngăn chặn khủng khoảng dây chuyền.

“Điều này cho thấy thị trường tài chính – ngân hàng Mỹ có tuổi đời hàng trăm năm với bề dày kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính dồi dào. Nếu chúng ta mở rộng hơn về lĩnh vực này tôi tin vẫn đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư tài chính đến từ Mỹ” – ông Toàn khẳng định

“Gió tầng nào gặp mây tầng đó”

Muốn thu hút DN lớn của Mỹ, theo ông Toàn bản thân chúng ta phải mạnh, như cách nói vui là “gió tầng nào sẽ gặp mây tầng đó”. Mạnh ở đây là nói về trình độ, năng lực, quy mô, cơ sở hạ tầng, khung khổ pháp lý…

Cụ thể, muốn đón được nhà đầu tư đến từ Mỹ, Việt Nam cần có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực tốt có trình độ, có chất lượng cao để tiếp thu được các dự án có chất lượng cao. Thời gian Intel mới vào Việt Nam đã từng gặp vướng về nguồn nhân lực.

Thế nên, lần này các DN lớn của Mỹ đến Việt Nam khảo sát để triển khai hợp tác đầu tư trong đổi mới sáng tạo, tạo lập các cứ điểm về công nghệ, đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực tốt, tương ứng với trình độ sản xuất theo yêu cầu của các DN Mỹ. Thực tế, hiện nay đội ngũ lao động trình độ cao, đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư tuyển dụng, là điều Việt Nam đang thiếu và cần phải bắt tay làm ngay.

Tiếp đến, đội ngũ DN cũng cần nâng cao về chất lượng để có thể tương thích được với chuỗi sản xuất của DN Mỹ. Nếu chúng ta không có chính sách tốt để DN trong nước phát triển, vươn lên, tiếp cận công nghệ tốt và hợp tác với nước ngoài tốt, sẽ không thể phát triển được.

Chúng ta vẫn cảnh báo tình trạng DN Việt tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị ở phân đoạn thấp, chủ yếu ở lao động giản đơn với những khâu sản xuất gia công như bao bì, linh kiện đơn giản… Rõ ràng, chúng ta cần có những chính sách thích đáng để DN Việt có thể hợp tác sâu hơn với DN nước ngoài.

Phân tích sâu hơn, ông Toàn cho rằng trước đây với DN FDI chúng ta dùng công cụ ưu đãi bằng thuế (miễn, giảm…) là chủ yếu. Nay theo số liệu tính toán các DN FDI đang đóng thuế ở mức trung bình hơn 12%/năm, tức mức thấp hơn cả thuế tối thiểu toàn cầu hiện nay (15%). Một số tập đoàn lớn vào Việt Nam như các tập đoàn công nghệ thậm chí còn đóng thấp hơn rất nhiều, chỉ 6-8%/năm.

Thuế tối thiểu toàn cầu ra đời gần như đã xóa các ưu đãi này. Theo đó, những ưu đãi thuế trước đây, nay Việt Nam không thể áp dụng được nữa. Do đó, chúng ta càng phải tính đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng DN để tạo ra sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, muốn phát triển DN Việt, đặc biệt là DN công nghệ, cần đầu tư phát triển các quỹ về công nghệ, nhất là quỹ về đổi mới công nghệ quốc gia và quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia. Tăng sức mạnh cho 2 quỹ này để áp dụng, hoàn toàn nằm trong nội luật có thể áp dụng được. Tuy nhiên, lâu nay các quỹ này bị đóng băng, nhiều thủ tục phiền hà, DN rất khó tiếp cận, đây là điểm nghẽn cần sớm tháo gỡ.

Ngoài ra, nhà đầu tư Mỹ rất cần tính minh bạch trong quản trị, tài chính, khung khổ pháp lý, hạn chế tối đa những chi phí không chính thức đối với DN. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều nguồn vốn FDI có chất lượng, đòi hỏi chúng ta phải mạnh tay cải thiện môi trường đầu tư, giảm những chi phí không chính thức.

Các DN Mỹ cũng rất tôn trọng và đề cao tính bản quyền, tính sở hữu trí tuệ về công nghệ, về sản phẩm. Chúng ta cũng cần phải chú trọng về việc này.

Cuối cùng, Việt Nam cần tính đến cơ chế ưu đãi khác đối với các DN FDI nói chung và DN Mỹ nói riêng. Ưu đãi đó không phải là về thuế, mà về sự phối hợp với họ để cùng đào tạo nguồn nhân lực chẳng hạn, tạo điều kiện khung khổ pháp lý để xây dựng các trung tâm về đổi mới, về công nghệ như của Samsung chẳng hạn.

Theo Thanh Hà/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Sao phải bơm vốn cho DNNN lãi suất 0%?

Nguyễn Thị Hậu: Từ khởi nghiệp nghĩ về tài nguyên bản địa Đà Lạt

Gói hỗ trợ lãi suất 2% khó qua ‘cửa hẹp’ room tín dụng

Hướng đến ‘xã hội 24 giờ’, không địa phương nào phù hợp hơn TP.HCM

Đậu Anh Tuấn: Sẵn sàng tâm thế cho sự thay đổi

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:doanh nghiệp mỹđầu tư nước ngoàifdi mỹ

Tin khác

Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’

Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’

Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác

Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác

Giai đoạn ‘lột xác’ của mặt bằng bán lẻ

Giai đoạn ‘lột xác’ của mặt bằng bán lẻ

Hai thách thức Việt Nam phải giải quyết nếu muốn ‘lót ổ đón đại bàng’

TS Phan Hữu Thắng: Doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn khi đầu tư ra nước ngoài

GMT không làm giảm sức hút FDI của Việt Nam

Kỳ vọng giảm tiếp lãi suất điều hành 0,5-1%

GS Đặng Hùng Võ: Nghịch lý nguồn cung bất động sản

Doanh nghiệp
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm

Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm

Chuyển động mới tại YeaH1

Chuyển động mới tại YeaH1

Đơn hàng giảm kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đi xuống

Đơn hàng giảm kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đi xuống

‘Giải cứu’ doanh nghiệp cũng phải gấp như cứu hoả

‘Giải cứu’ doanh nghiệp cũng phải gấp như cứu hoả

Góc nhìn
Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’

Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’

Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác

Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác

Giai đoạn ‘lột xác’ của mặt bằng bán lẻ

Giai đoạn ‘lột xác’ của mặt bằng bán lẻ

‘Doanh nghiệp đang rất khó khăn và vẫn tiếp tục khó khăn’

‘Doanh nghiệp đang rất khó khăn và vẫn tiếp tục khó khăn’

Tài chính
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm

VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm

Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro

Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro

Ngân hàng ‘quay xe’ chuyển hướng sang phân khúc cá nhân

Ngân hàng ‘quay xe’ chuyển hướng sang phân khúc cá nhân

Ngân hàng cấp tập xử lý nợ xấu

Ngân hàng cấp tập xử lý nợ xấu

Thông tin doanh nghiệp
Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh

Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh

Điểm qua top 3 tác dụng nổi bật của yến sào Khánh Hòa cho trẻ em

Điểm qua top 3 tác dụng nổi bật của yến sào Khánh Hòa cho trẻ em

Nước đào nha đam Tingco – hương vị mới lạ độc đáo

Nước đào nha đam Tingco – hương vị mới lạ độc đáo

Những mẫu trang sức nhẫn cưới được ưa chuộng tại Ngọc Thẩm Jewelry

Những mẫu trang sức nhẫn cưới được ưa chuộng tại Ngọc Thẩm Jewelry

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA