10:08 - 06/07/2018
Singapore phạt cả Grab lẫn Uber trong thương vụ sáp nhập
Trong thông báo phát đi chiều 5/7, Cơ quan quản lý cạnh tranh Singapore (CCCS) khẳng việc sáp nhập của Grab và Uber về thực chất là ngăn cản cạnh tranh và đề nghị phạt tiền cả hai công ty dịch vụ vận tải này.
Ủy ban của Singapore cho biết đã tiến hành điều tra từ hai bên và cả bên thứ ba để có những chứng cứ khẳng định điều này. CCCS cũng cho biết đã đệ trình một hình thức phạt tiền cả hai công ty Uber và Grab do đã thực hiện chuyển giao thay vì phải lường trước được khả năng cạnh tranh.
Thông báo của cơ quan này cũng khẳng định việc sáp nhập của hai công ty Grab và Uber, vốn là hai đối thủ trực tiếp của nhau, đã làm tăng giá dịch vụ, tạo khó khăn cho các đối thủ khác muốn gia nhập thị trường.
CCCS cũng khẳng định nếu không có sự sáp nhập này Uber đã không rời khỏi thị trường Singapore. Ủy ban này dẫn chứng trước đó Uber đã có thỏa thuận hợp tác với hãng taxi có thị phần lớn nhất Singapore là ComfortDelGro để giới thiệu sản phẩm UberFlash nhằm cạnh tranh với Grab. Sản phẩm này sau đó cũng bị hủy bỏ sau khi Grab mua lại Uber.
Công ty tư vấn nghiên cứu thị trường Black Box hồi tháng 3/2018 đã thực hiện một khảo sát trực tuyến thực hiện trên 1.000 người Singapore từ 15 tuổi trở lên từng sử dụng dịch vụ Uber và Grab cho rằng vụ sáp nhập của hai công ty này cần được xem xét lại hoặc tạm ngừng.
53% số người người được khảo sát cho rằng việc sáp nhập 2 công ty này cần được xem xét lại; 19% người khảo sát yêu cầu tạm dừng cuộc sáp nhập này và 13% cho rằng cứ để nó diễn ra.
54% người khảo sát có độ tuổi từ 25-34 đã sử dụng dịch vụ của hai công ty này ít nhất 1 lần một tuần cho rằng cuộc sáp nhập này không tốt cho người tiêu dùng.
Trước đó Ủy ban Cạnh tranh Singapore (CCS) đã đề xuất biện pháp tạm thời (IMD) đối với việc sáp nhập của hai công ty này, đồng thời buộc phải “duy trì hoặc khôi phục cạnh tranh và đảm bảo các điều kiện thị trường”. Cơ quan này cho biết thương vụ Uber – Grab được thực hiện kiểu “giao dịch mà không báo trước”.
CCCS yêu cầu các bên phải duy trì các mức giá, chính sách, các lựa chọn sản phẩm đối với các dịch vụ đặt xe và vận tải hành khách từ trước khi có giao dịch sáp nhập tại Singapore.
Ủy ban này cho rằng có cơ sở để nghi ngờ thỏa thuận giữa hai hãng đặt xe qua điện thoại nhằm giảm đáng kể cạnh tranh liên quan tới các tài xế vận tải khách từ điểm này tới điểm khác và thị trường dịch vụ đặt xe tại Singapore.
CCCS cho biết sẽ theo dõi và xử phạt công ty Grab theo luật cạnh tranh nếu bị phát hiện tăng giá.
Trước đó, ngày 26/3, Grab tuyên bố mua lại toàn bộ hoạt động của công ty Uber tại Đông Nam Á và Uber có 27,5% cổ phần trong công ty mới sau vụ mua bán và sáp nhập này.
Hãng Grab cũng tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam và tích hợp các dịch vụ này vào nền tảng công nghệ tài chính và di chuyển đa phương thức của Grab.
Theo Lê Nam/Tuổi Trẻ
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này