17:52 - 19/12/2018
Một nhà sư đã cứu Japan Ailines như thế nào?
Tròng trành hết vấn đề này đến vấn đề khác, và rồi bị chấn động bởi một loạt các sự kiện toàn cầu.
Cách nay không đầy một thập kỷ, hãng Japan Airlines (JAL) lao sâu vào cảnh nợ nần với 2,32 ngàn tỷ yen, gấp hơn 100 lần giá trị của hãng.
JAL đã từng trên bờ vực phá sản. Vị cứu tinh của nó là một người về hưu 77 tuổi và xuất gia làm tăng sĩ Phật giáo tên Kazuo Inamori. Ông trở thành CEO và chủ tịch không chút kinh nghiệm gì về ngành hàng không. Kiểu như phước chủ may thầy, ông thực hiện một phép lạ là làm cho JAL trở thành hãng hàng không lợi tức cao nhất thế giới trong vòng hai năm. Câu chuyện là một trong những bước ngoặt lớn nhất lịch sử Nhật Bản được kể trong Inside the Storm, một loạt bài về các công ty lớn hoạt động trong các tình huống áp lực cao và đã thích ứng như thế nào trong thời gian khủng hoảng.
Năm 1992, JAL lỗ 53,8 tỷ yen kể từ khi tư nhân hoá vào năm 1987. Một loạt thảm hoạ toàn cầu khiến cho đời sống của hãng hàng không khó khăn hơn: năm 2001, cuộc tấn công 11/9; 2003, chiến tranh Iraq, rồi hội chứng SARS.
Suy nghĩ mà ban lãnh đạo tiếp cận chi phí và lợi nhuận gây sốc đến độ người đàn ông được chọn để cứu công ty đã tuyên bố: “Nếu họ không thay đổi cách nghĩ, các nhà quản lý của JAL thậm chí còn không quản nổi một cửa hàng tạp hoá”.
JAL phải cắt giảm 15.700 việc làm – gần một phần ba tiền chi lương – giảm lương 30%, nhận được một khoản bảo lãnh cuối cùng là 900 tỷ yen và được xoá một số khoản nợ.
Ông Inamori xuất gia năm 1997, có thể không phải là một chọn lựa thông thường, nhưng ông thành danh đối với các cách làm thách thức trong kinh doanh và đặt mọi người lên trên lợi nhuận, một triết lý mà nhà tỷ phú chứng mình bằng cách không nhận lương của JAL. Ưu tiên “đầu tiên và quan trọng nhất” của ông là phúc lợi của nhân viên – nhân viên sẽ làm hết sức, và đó là kết quả họ đóng góp cho xã hội. Inamori rất tự tin và rất kỹ lưỡng với các con số. Đó là một trong những lý do mà công ty có thể thay đổi rất nhanh.
Thay vì các quyết định luôn được đưa ra từ cấp cao nhất, lực lượng lao động của JAL được chia thành những đơn vị nhỏ, mỗi đơn vị có một lãnh đạo có tự do nhất định. Đó là cách vượt qua các vấn đề theo hệ thống quản lý Amoeba. Inamori xem xét kỹ các con số của từng bộ phận.
Năm tài chính 2011/2012, JAL được thừa nhận là hãng hàng không lời cao nhất. Mức lời 186,6 tỷ yen như một phép lạ. Bây giờ, mười năm liền, JAL là hãng hàng không tốt nhất thế giới vềhành khách và hàng hoá.
Trần Bích (theo TGTT)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này