Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM buộc phải ngưng hoạt động
Tin mới
22:25
Nỗi lo từ căn hộ trống ở Trung Quốc
22:21
Đức cấp lại thị thực cho hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam
22:15
Chính thức mở bán vé máy bay Tết, giá giảm nhẹ
22:12
Người Việt Nam sở hữu tiền số đứng thứ 11 trên thế giới
22:06
Giá cà phê tăng mạnh nhưng nông dân không còn hàng để bán
21:59
Thị trường địa ốc ‘lành ít dữ nhiều’
21:55
Lãi suất huy động vào guồng tăng
21:52
Lạm phát Mỹ đạt đỉnh, rồi sao nữa?
13:49
Tước giấy phép của 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
13:41
Kinh tế Nga suy giảm mạnh trong quý 2/2022
13:33
Quỹ ‘nuốt hết’ mức giảm giá xăng dầu
13:27
Bãi bỏ quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ôtô từ ngày 1/10
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhDoanh nghiệp
2022/08/15 - 11:03:22 PM

09:40 - 15/07/2021

Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM buộc phải ngưng hoạt động

Không thể đáp ứng quy định lo chỗ ăn, chỗ ở cho toàn bộ công nhân chỉ trong 1 ngày, hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM buộc phải ngưng hoạt động từ hôm nay, 15/7.

Không phải doanh nghiệp nào cũng kịp tổ chức được cho công nhân ăn, ngủ tại chỗ như ở Khu công nghệ cao (TP.HCM). Ảnh: Độc Lập.

Tối 13/7, UBND TP.HCM ban hành quy định về việc tổ chức hoạt động của doanh nghiệp (doanh nghiệp) sản xuất từ ngày 15/7. Theo đó, TP chỉ cho phép tiếp tục hoạt động sản xuất với các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện phương châm “3 tại chỗ”, gồm sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ; hoặc phương án “một cung đường – 2 địa điểm” – vận chuyển tập trung công nhân (công nhân) từ nơi sản xuất đến nơi ở (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân.

Doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện nêu trên và đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch thì mới được phép tiếp tục hoạt động sản xuất. Ngoài ra, phải xét nghiệm đối với công nhân định kỳ 7 ngày/lần, tự chi trả chi phí. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo theo yêu cầu nêu trên thì dừng hoạt động từ 0 giờ ngày 15/7 cho đến khi có chỉ đạo mới.

Không kịp trở tay

Sáng qua (14/7), ngay sau thông báo mới của UBND TP, chủ một doanh nghiệp may có nhà máy tại huyện Củ Chi đã nhắn tin chia sẻ với người quen khi được hỏi thăm: “Đợt này là đóng cửa nhà máy luôn mặc dù đã cố gắng không bị ngừng hoạt động ngày nào kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Cố gắng từng ngày để chạy đơn hàng, đảm bảo lương cho công nhân. Nhà máy đóng cửa thì dễ, đối tác có thể thương lượng được, nhưng hơn 4.000 công nhân bị nghỉ việc thì làm sao? Thế nhưng, để chuẩn bị cho số lượng công nhân này ở lại luôn trong nhà máy là bất khả thi, không còn cách nào khác, buộc phải ngưng hoạt động”.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, nói rằng các nhà máy may hay nhà máy da giày do đặc thù công việc nên rất đông công nhân, diện tích nhà xưởng không quá lớn nên không thể thực hiện theo quy định “3 tại chỗ” mà TP vừa ban hành. Do đó, từ ngày 15/7, đa số các doanh nghiệp may tại TP.HCM đều phải tạm nghỉ, đóng cửa nhà máy.

“Tổ chức ăn uống như trước nay trong giờ làm việc vẫn được, nhưng chỗ đâu cho cả ngàn công nhân ngủ? Rồi nhà vệ sinh, chỗ tắm rửa… bao nhiêu vấn đề kéo theo và doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được. Hơn nữa, nếu chỉ đảm bảo chỗ ở cho khoảng 20 – 30% số công nhân thì hoạt động sản xuất cũng không hiệu quả. Ví dụ, một dây chuyền trước đây 50 người, nếu thiếu 10 người đã gặp khó khăn và nếu chỉ còn 20 người thì dây chuyền này không thể sản xuất được. Thế nên, phương án duy nhất hiện nay là cố gắng thương lượng với khách hàng để kéo giãn thời gian giao hàng và hy vọng tình hình dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát để có thể kinh doanh trở lại”, ông Hồng thở dài.

Những doanh nghiệp lớn, quy mô lớn, có tiềm lực còn than khó đáp ứng yêu cầu của TP, với các doanh nghiệp tầm trung trở xuống còn khốn khổ hơn, gần như bế tắc không thể làm gì được. Đang đau đầu với các đơn hàng nông sản nguyên liệu từ các tỉnh miền Tây không thể đi được vì khâu vận chuyển gần như “đóng băng” hoàn toàn, ông Nguyễn Ngọc Luận, nhà sáng lập kiêm CEO Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn Cầu (chủ thương hiệu cà phê trái cây Meet More) ngã ngửa với quyết định bất ngờ của UBND TP.HCM.

“Không có thời gian nào cho các doanh nghiệp trở tay kịp” là điều đầu tiên ông Luận thốt lên khi chúng tôi hỏi có đáp ứng được yêu cầu mới này không. Dù chỉ có 40 công nhân làm ở xưởng nhưng Meet More cũng không thể lập tức trong 1 ngày sắp xếp được chỗ ăn, chỗ ở cho tất cả mọi người bởi ngoài chỗ ăn, chỗ ngủ, cần rất nhiều thiết bị để phục vụ đời sống thiết yếu hằng ngày. Từ nồi, niêu, xoong, chảo, thực phẩm cho tới chỗ tắm rửa, vệ sinh…; tổ chức sinh hoạt, duy trì cuộc sống cho 40 con người trong cả tháng trời là một vấn đề nan giải, chưa kể cần có thêm lực lượng quản lý họ.

“Dù có cho thêm thời gian thì chúng tôi cũng rất khó để đáp ứng bởi trụ sở công ty ở Hóc Môn, ngay trong TP, không biết “đào đâu” ra chỗ để triển khai lưu trú cho công nhân. TP yêu cầu như vậy, chúng tôi bắt buộc phải ngưng sản xuất”, ông Luận cám cảnh.

Một doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao (TP.HCM) tổ chức cho công nhân ăn, ngủ tại chỗ. Ảnh: Lê Hồng Hạnh.

Chuẩn bị trước cũng khó

Trao đổi với báo Thanh Niên, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean, cho biết ngay từ những ngày đầu của đợt bùng dịch thứ 4, Việt Thắng Jean đã lên kế hoạch chuẩn bị vừa bảo đảm sức khỏe an toàn cho người lao động, vừa duy trì sản xuất. Từ cuối tháng 5, ông Việt đã đề xuất TP cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất và ở lại tại chỗ trong nhà xưởng giống cách mà các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh đã áp dụng. Kể từ khi TP giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, doanh nghiệp này đã áp dụng “3 tại chỗ” đối với công nhân ở nhà máy tại TP.Thủ Đức từ 3 ngày qua, nhưng chỉ với 50% số lượng vì theo lệnh giãn cách trước đây, công ty phải cho nghỉ một nửa. 50% số công nhân đang làm việc chỉ đạt hiệu quả 35%, còn 15% không thể cơ cấu, không nằm trong guồng sản xuất nên không thể bổ khuyết cho các mảng sản xuất đang khuyết nhân sự có tay nghề.

“Chẳng hạn, dây chuyền đóng túi chỉ 2 người thực hiện, nay nghỉ 1 người, đưa người bên bộ phận đóng nút vào dây chuyền đóng túi thì công suất họ làm được tối đa 70%. Việc thiếu hụt công nhân từng bộ phận khiến năng suất sản xuất của doanh nghiệp đã giảm 50% lại còn giảm tiếp 15% nữa là vậy. Ngoài ra, việc tổ chức cho ăn ở, nghỉ tại chỗ khiến công nhân không quen, phải sử dụng điện sạc điện thoại nhiều hơn để giao tiếp bên ngoài, nhà xưởng phải thay toàn bộ hệ thống điện sạc, tăng công suất để an toàn phòng cháy chữa cháy…”, ông Việt nói.

Tương tự, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HĐTV Công ty cơ khí Duy Khanh, đồng thời là Chủ tịch Hội doanh nghiệp cơ khí – điện TP.HCM, cho biết: Trong tổng số gần 200 doanh nghiệp hội viên của hiệp hội, chỉ có chưa đến 10 doanh nghiệp trước đây đã tổ chức chỗ ăn ở tập trung cho một phần công nhân. Những công ty đó đã tổ chức được cho 30 – 40% lao động ở lại thì trong 2 ngày nay cố gắng mua sắm thêm mùng mền, trang thiết bị để tăng lên được khoảng 70 – 80% công nhân ở lại nhà máy. Còn các doanh nghiệp chưa áp dụng phương án này thì không kịp chuẩn bị. Ngoài ra theo ông Tống, quan trọng nhất là phải động viên công nhân ở lại làm việc luôn tại nhà máy.

“Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau. Có người sau giờ làm ở nhà máy vẫn phải về nhà có việc gia đình, chăm con nhỏ, ông bà nên muốn ở lại làm việc vài tuần thì họ phải sắp xếp công việc ở nhà… Ngay cả công ty chúng tôi, dù chuẩn bị xong cơ sở lưu trú nhưng trước đây cũng phải động viên liên tục và cần thời gian nhiều công nhân mới chấp nhận. Theo tinh thần hiện nay việc chống dịch vẫn là ưu tiên nên những doanh nghiệp chưa thể thực hiện theo phương án 3 tại chỗ thì sẽ tạm nghỉ, sau đó từ từ sắp xếp, tổ chức để sản xuất lại theo đúng quy định”, ông Tống chia sẻ thêm.

Kiệt sức vì nặng gánh nhiều chi phí

Không chỉ gồng mình lo chỗ ăn, chỗ ở cho công nhân để cố gắng duy trì hoạt động, các doanh nghiệp còn lo ngại quy định phải xét nghiệm đối với công nhân định kỳ 7 ngày/lần sẽ đè thêm gánh nặng rất lớn.

Theo ông Phạm Văn Việt, trước đây Công ty TNHH Việt Thắng Jean tổ chức cho 530 công nhân xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR thì sau 2 ngày có kết quả, chậm nhất là 4 ngày. Trong bối cảnh lực lượng y bác sĩ, nhân viên y tế lấy mẫu đang thiếu hụt trầm trọng như hiện nay, yêu cầu công nhân có xét nghiệm đúng quy định 7 ngày/lần rất khó thực hiện. Chưa kể chi phí xét nghiệm là một khoản không hề nhỏ.

“Việc tập trung “3 tại chỗ” là cần thiết bởi giảm tính lây lan dịch bệnh, giảm áp lực cho nhà sản xuất khi vừa sản xuất vừa lo lắng cho sự an toàn của nhà máy. Tuy nhiên, khi công nhân đã “3 tại chỗ” rồi, “nội bất xuất ngoại bất nhập” thì có cần thiết xét nghiệm liên tục vậy không? TP nên xem xét bỏ quy định này để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Việt đề xuất.

Ông Nguyễn Ngọc Luận thẳng thắn nhận định TP đang bộc lộ nhiều sự lúng túng trong phương án chống dịch kết hợp duy trì sản xuất, kinh doanh. Liên tục các quyết sách từ lập chốt chặn, yêu cầu phương tiện qua TP phải có giấy chứng nhận… cho tới yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, xét nghiệm định kỳ với công nhân 7 ngày/lần, đều chưa hợp lý.

“Thực tế, dịch bệnh diễn ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thời gian qua đã rất cầm chừng. Liên tục phải gánh chịu nhiều khó khăn từ những quyết sách không phù hợp khiến các doanh nghiệp càng kiệt quệ hơn. Nếu tiếp tục thế này, các doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục hoạt động, không thể tránh khỏi đứt gãy chuỗi sản xuất”, ông Luận cảnh báo.

Theo Hà Mai – Mai Phương – Nguyên Nga/Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Lo thương hiệu Việt âm thầm biến mất

Vụ Vinasun kiện Grab: Hai bên bất ngờ cùng đề nghị hòa giải

Mở cửa đón khách quốc tế: còn lúng túng

TP.HCM: Nhiều dự án giết mổ công nghiệp ‘lỡ hẹn’

Nhiều điều kiện kinh doanh ‘núp bóng’ trong dự thảo mới của Bộ Công Thương

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:doanh nghiệp sản xuấtTP.HCM

Tin khác

Tước giấy phép của 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Tước giấy phép của 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư

Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam

Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam

Vietravel lỗ hơn 6,9 tỷ đồng do mảng hàng không thua lỗ

Hoàng Anh Gia Lai đã ‘thoát’ kiểm soát thế nào?

USD tăng giá, áp lực xuất khẩu doanh nghiệp Việt

Tài chính ‘xanh’ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vì sao vẫn khó tiếp cận gói hỗ trợ 2% lãi suất?

Doanh nghiệp
Tước giấy phép của 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Tước giấy phép của 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư

Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam

Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam

Lạm phát toàn cầu đe dọa xuất khẩu

Lạm phát toàn cầu đe dọa xuất khẩu

Tài chính
Người Việt Nam sở hữu tiền số đứng thứ 11 trên thế giới

Người Việt Nam sở hữu tiền số đứng thứ 11 trên thế giới

Thị trường địa ốc ‘lành ít dữ nhiều’

Thị trường địa ốc ‘lành ít dữ nhiều’

Lãi suất huy động vào guồng tăng

Lãi suất huy động vào guồng tăng

Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán

Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán

Thông tin doanh nghiệp
Mua thịt heo ở đâu thơm ngon và an toàn cho sức khỏe

Mua thịt heo ở đâu thơm ngon và an toàn cho sức khỏe

Thước đa năng dụng cụ học tập tiện lợi cho bé

Thước đa năng dụng cụ học tập tiện lợi cho bé

Cải thiện ‘não cá vàng’ cho phụ nữ sau sinh bằng Tổ yến

Cải thiện ‘não cá vàng’ cho phụ nữ sau sinh bằng Tổ yến

Tươi tắn cùng sắc hồng tại Ngọc Thẩm Jewelry

Tươi tắn cùng sắc hồng tại Ngọc Thẩm Jewelry

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA