'Giải mã' thói quen đúng giờ của người Nhật
Tin mới
12:05
WHO: còn quá sớm để kết luận Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc
11:46
Trung Quốc thất bại mục tiêu tự cung cấp chất bán dẫn
11:25
Ông Trump nhiều khả năng ‘trắng án’ lần hai dù đảng Dân chủ muốn luận tội
11:19
Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không
22:31
Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao
22:22
Trung Quốc phản đối Thụy Điển loại Huawei và ZTE khỏi dự án mạng 5G
22:16
Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch Covid-19
22:08
Bitcoin lao dốc xuống dưới 30.000 USD
22:02
Doanh nghiệp ngoại thuê người Việt đứng tên hoạt động ‘vay qua app’
21:56
TP.HCM: Lệch pha cung cầu nhà ở nghiêm trọng, nhà cao cấp chiếm 70%
15:55
Một cái Tết chưa từng có
15:46
Elon Musk tài trợ 100 triệu USD cho cuộc thi về môi trường
10:47
Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD
10:29
Tết năm nay hàng Việt lên ngôi
10:17
Úc muốn nâng quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện
21:54
Bitcoin tiếp tục giảm giá mạnh
16:10
WHO trấn an về việc tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19
15:58
Vingroup muốn mua mảng kinh doanh điện thoại của LG tại Mỹ?
15:42
Chính quyền TP Thủ Đức hoạt động từ ngày 22/1
15:36
Doanh nghiệp ‘chóng mặt’ vì các loại phí
Bản tin thị trường
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Kinh doanhDoanh nghiệp
2021/01/24 - 6:22:44 PM

11:09 - 19/03/2019

‘Giải mã’ thói quen đúng giờ của người Nhật

Tháng trước, Nhật Bản rúng động vì một vụ bê bối: Bộ trưởng phụ trách vấn đề Olympics của nước này Yoshikata Sakurada đến dự một cuộc họp tại Quốc hội muộn 3 phút.

  • Nhật Bản vận động nước ngoài ‘thâu tóm’ công ty…
  • Học cách tuyển dụng của người Nhật
  • Khi người Nhật trồng rau ở Việt Nam

Tính đúng giờ đã được xem là một nguyên lý chủ chốt cho những bước tiến của Nhật Bản từ một đất nước nông nghiệp trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại.

Phe đối lập đã tiến hành một cuộc biểu tình kéo dài 5 giờ đồng hồ để phản đối vụ đến muộn của ông Sakurada, trong khi dư luận tỏ thái độ giận dữ. Vài ngày sau, vị Bộ trưởng buộc phải lên tiếng xin lỗi.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), không chỉ đối với các chính trị gia, mà đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào ở Nhật Bản, đúng giờ luôn là một vấn đề quan trọng nhất.

Vào năm 2018, một đoàn tàu điện ngầm của công ty đường sắt Nhật Bản JR-West Railway khởi hành sớm 25 giây, dẫn tới một làn sóng chỉ trích và công ty này cũng phải xin lỗi. Truyền thông Nhật Bản đồng loạt đưa tin về vụ việc và đánh giá đây là một lỗi lớn của JR-West Railway.

“Sự bất tiện to lớn mà chúng tôi gây ra cho khách hàng của mình thực sự không thể biện minh được”, tuyên bố của JR-West Railway sau đó có đoạn viết.

“Cha mẹ luôn dạy tôi việc quan trọng là không được đi muộn, phải nghĩ đến sự bất tiện mà mình gây ra cho người khác khi mình đến muộn”, Issei Izawa, một sinh viên Nhật 19 tuổi, nói.

Bà nội trợ Kanako Hosomura, 35 tuổi, sống ở Saitama, Nhật Bản, nói rằng cô rất không thích việc đến muộn, cho dù chỉ muộn 1 phút.

“Tôi thích đến sớm, vì tôi thà chờ người khác còn hơn là để người khác phải đợi mình”, Hosomura nói, và cho biết cô sẽ không giữ quan hệ bạn bè với những người đến muộn và gây sự bất tiện cho người khác.

Thói quen đúng giờ của người Nhật thậm chí đã bị nhiều du khách nước ngoài đến nước này xem là một trong những điều “kỳ quặc” nhất của xứ mặt trời mọc. Tuy nhiên, trên thực tế, sự đúng giờ ở nơi làm việc có một ảnh hưởng không hề nhỏ đối với nền kinh tế.

Theo một báo cáo của Heathrow Express, nhân viên đi làm muộn khiến nền kinh tế Anh thiệt hại tới 9 tỷ Bảng, tương đương 11,7 tỷ USD, mỗi năm. Hơn một số người được khảo sát bởi Heathrow Express nói rằng họ thường xuyên đi làm hoặc đi họp muộn.

Tại Mỹ, tình trạng đi làm muộn khiến bang New York thiệt hại 700 triệu USD mỗi năm, còn ở bang California, mức thiệt hại là hơn 1 tỷ USD mỗi năm – theo một báo cáo năm 2018 của tạp chí Inc.

Trước đây, người Nhật Bản không phải lúc nào cũng đúng giờ.

Trước cuối thập niên 1800, nước Nhật thời tiền công nghiệp có quan điểm thoải mái hơn về giờ giấc. Ông Willem Huyssen van Kattendijke, một sỹ quan hải quân Hà Lan từng đến Nhật vào thập niên 1850, viết trong cuốn nhật ký của mình rằng những người địa phương không bao giờ đúng giờ. “Sự lười biếng của người Nhật khá lạ lùng”, ông van Kattendijke viết. Vào thời đó, những đoàn tàu ở Nhật thường chậm tới 20 phút.

Dưới thời hoàng đế Meiji (1868-1912) – người bãi bỏ hệ thống phong kiến, thực thi cải cách lớn trong quân đội, và tiến hành công nghiệp hóa – đúng giờ mới trở thành một quy chuẩn văn hóa ở Nhật Bản, theo một nghiên cứu vào năm 2008 của Đại học Duke.

Tính đúng giờ đã được xem là một nguyên lý chủ chốt cho những bước tiến của Nhật Bản từ một đất nước nông nghiệp trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Trường học, nhà máy và đường sắt – những nơi mà sự đúng giờ được thực thi nghiêm ngặt – chính là những tổ chức đi đầu sự thay đổi trong xã hội Nhật Bản. Các nhà máy ở Nhật áp dụng “chủ nghĩa Taylor” – một hệ thống quản lý nhà máy sử dụng các dây chuyền lắp ráp để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Vào thời kỳ đó, đồng hồ đeo tay trở thành vật dụng được ưa chuộng, và khái niệm một ngày gồm 24 tiếng trở nên quen thuộc với mọi công dân Nhật Bản. Theo nhà nghiên cứu Ichiro Oda, khi đó, hầu hết người Nhật đều nhận thức được rằng “thời gian là tiền bạc”.

Đến thập niên 1920, tính đúng giờ trở thành “linh hồn” trong các chương trình tuyên truyền ở Nhật Bản. Nhiều áp phích về lối sống hướng dẫn phụ nữ tạo kiểu tóc đơn giản trong 5 phút, hoặc kiểu tóc cầu kỳ trong 55 phút cho các dịp quan trọng. Nhanh chóng giải quyết công việc và đến đúng giờ trở thành một phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước Nhật.

Kể từ đó, sự đúng giờ được liên hệ với năng suất trong các công ty và tổ chức, theo giáo sư Makoto Watanabe thuộc Đại học Hokkaido Bunkyo. “Nếu nhân viên đi làm muộn, công ty sẽ chịu hậu quả”, ông nói. “Cá nhân tôi cho rằng nếu mình không đúng giờ, mình sẽ không thể hoàn tất được những công việc mà mình phải làm”.

Tuy nhiên, việc nhấn mạnh sự đúng giờ và sự thiếu vắng những giới hạn cho khoảng thời gian làm việc ngoài giờ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống ở Nhật Bản, theo Yukio Kodata, 33 tuổi, một người Canada gốc Nhật từng sống và làm việc ở Nhật Bản.

“Ở Nhật Bản, mọi người có tinh thần là nếu những người khác làm một việc gì đó, thì họ cũng phải làm như vậy. Về cơ bản, bạn bị mắc kẹt”, Kodata nói. “Nhiều người bạn của tôi từ Nhật Bản sang Canada đã không muốn trở lại đó làm việc nữa. Ở Canada, bạn có thể rời công ty lúc 5h chiều mà không ai nói gì, nhưng ở Nhật thì không như thế”.

Theo An Huy/VnEconomy

Có thể bạn quan tâm

Xử phạt Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm Việt Sin gần 400 triệu đồng

Ngân sách nhà nước nợ Quỹ BHXH hơn 22.000 tỷ đồng

DN khó đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ vì công nghiệp phụ trợ kém

​Yêu cầu Big C nộp thuế trước khi chuyển đổi chủ

Walmart trợ cấp học phí đại học để giữ chân nhân viên

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đúng giờngười nhậtthói quen đúng giờ

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không

Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không

Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD

Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD

Doanh nghiệp ‘chóng mặt’ vì các loại phí

Doanh nghiệp ‘chóng mặt’ vì các loại phí

Đề nghị cho xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn than

Vietravel Airlines công bố mở bán vé chuyến bay thương mại từ 19/1

Nhiều công ty bị Cục thuế TP.HCM truy thu thuế tiền tỷ

Lốp xe ô tô Việt Nam thoát ‘án’ bán phá giá tại Mỹ

Cước tàu biển tăng cao, doanh nghiệp lao đao

Doanh nghiệp
Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không

Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không

Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD

Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD

Doanh nghiệp ‘chóng mặt’ vì các loại phí

Doanh nghiệp ‘chóng mặt’ vì các loại phí

Việt Nam cần các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt

Việt Nam cần các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt

Tài chính
Bitcoin lao dốc xuống dưới 30.000 USD

Bitcoin lao dốc xuống dưới 30.000 USD

TP.HCM: Lệch pha cung cầu nhà ở nghiêm trọng, nhà cao cấp chiếm 70%

TP.HCM: Lệch pha cung cầu nhà ở nghiêm trọng, nhà cao cấp chiếm 70%

Bitcoin tiếp tục giảm giá mạnh

Bitcoin tiếp tục giảm giá mạnh

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh lịch sử ngày ông Biden nhậm chức

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh lịch sử ngày ông Biden nhậm chức

Thông tin doanh nghiệp
VISSAN ký kết hợp tác Chương trình ‘Phúc lợi đoàn viên’ với Liên Đoàn Lao động Đà Nẵng

VISSAN ký kết hợp tác Chương trình ‘Phúc lợi đoàn viên’ với Liên Đoàn Lao động Đà Nẵng

VISSAN chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tết Tân Sửu – 2021

VISSAN chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tết Tân Sửu – 2021

C.P Việt Nam khánh thành tổ hợp chăn nuôi, chế biến thịt gà lớn nhất Đông Nam á

C.P Việt Nam khánh thành tổ hợp chăn nuôi, chế biến thịt gà lớn nhất Đông Nam á

VISSAN lọt top 50 thương hiệu dẫn đầu của Forbes Việt Nam

VISSAN lọt top 50 thương hiệu dẫn đầu của Forbes Việt Nam

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA