Doanh nghiệp xuất khẩu kẹt trong thế khó
Tin mới
10:44
Vì sao Singapore luôn xanh hóa
10:33
Bài học đắt cho nông sản xuất khẩu
10:28
Sóng ngầm cuộc đua lãi suất ngân hàng
10:17
Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo
10:14
Gian nan hành trình vay vốn
10:00
Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
09:46
Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition
09:44
Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry
10:48
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’
10:46
Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà
10:40
Hãy để cho con làm sai
10:33
Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh
16:37
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường
16:29
Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc
16:24
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
15:54
Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít
10:59
Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món
10:52
Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’
10:45
Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!
10:30
‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Kinh doanhDoanh nghiệp
2022/07/04 - 10:49:20 AM

11:22 - 20/07/2021

Doanh nghiệp xuất khẩu kẹt trong thế khó

Lo thiếu lao động phải ngưng sản xuất, thực hiện phương án 3 tại chỗ, bị ách tắc tại các điểm chốt chặn do phải thực hiện test Covid-19, thiếu và phải thuê container giá cao… đang đẩy doanh nghiệp (DN) xuất khẩu vào thế khó.

Rất nhiều doanh nghiệp lo thiếu lao động trong thời dịch và hậu dịch.

Lo thiếu lao động, ngưng sản xuất

Gỗ và các sản phẩm gỗ là nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Cụ thể 6 tháng nhóm ngành này mang về 8,1 tỷ USD, tăng hơn 61% so với cùng kỳ 2020. Với tình hình đơn hàng dồi dào như hiện nay, ngành gỗ được dự báo mang về 16 tỷ USD trong năm nay.

Thế nhưng trước bối cảnh dịch Covid-19 vẫn khó kiểm soát tại TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, đã buộc các địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, khiến DN ngành gỗ khu vực này đối mặt nhiều thách thức. Quan trọng nhất là vấn đề thiếu lao động và lo ngại dịch có thể bùng phát ngay tại nhà máy buộc phải đóng cửa, dẫn đến chậm trễ đơn hàng.

Chia sẻ với ĐTTC, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cho biết hầu hết DN đã nhanh chóng chủ động thích nghi với tình hình mới. Thiếu lao động DN cố gắng tăng ca. Để tránh dịch có thể bùng phát một số DN đã tổ chức cho công nhân ăn ngủ tại nhà máy để đảm bảo sản xuất. Không chỉ ngành gỗ, các ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày… cũng cố gắng tăng ca nhưng vẫn khó đảm bảo đơn hàng đúng thời hạn. Thậm chí nhiều DN thấy đơn hàng nhưng không dám nhận vì không đủ công nhân.

Trước bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, TP.HCM và một số tỉnh/thành đã kích hoạt 3 tại chỗ với các DN sản xuất. Một số DN xuất khẩu trước đó có phương án cho công nhân ăn nghỉ tại chỗ đã nhanh chóng thích nghi với yêu cầu mới. Theo khảo sát nhanh của Hiệp hội DN TP.HCM, một số DN (nhất là nhóm ngành xuất khẩu và sản xuất hàng thiết yếu) đã chuẩn bị cho phương án này từ trước, nay chỉ củng cố thêm là có thể đáp ứng 3 tại chỗ.

Song cũng còn khá nhiều DN không kịp trở tay với phương án 3 tại chỗ này nên phải tạm ngưng. Nguyên nhân nhà máy vốn để sản xuất nay khó bổ sung thêm các công năng ăn, ngủ, vệ sinh… Tìm chỗ ở bên ngoài cho hàng ngàn công nhân không dễ chưa tính chi phí đội lên. Ngoài ra, không ít nhà máy phải tạm ngưng hoạt động do các đối tác trong chuỗi cung ứng không đáp ứng được yêu cầu nguyên vật liệu sản xuất.

Giám đốc một DN dệt may tại TP.HCM cho biết, thiếu lao động dẫn đến trễ đơn hàng đã khiến DN lo lắng không yên. Nhưng nếu không may DN có F0 hoặc không đủ đáp ứng 3 tại chỗ phải ngưng sản xuất còn tệ hơn rất nhiều. Mặc dù có lý do bất khả kháng là dịch bệnh nhưng với nhiều đơn hàng của các thương hiệu lớn, họ không thể chờ quá lâu vì các kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã lên theo chuỗi. Khả năng phải đền hợp đồng hoặc bị cắt đơn hàng khó tránh khỏi.

Trong khi các DN TP.HCM, Bình Dương, Long An đang nhanh chóng kích hoạt 3 tại chỗ, các DN xuất khẩu một số tỉnh ĐBSCL cũng không chậm trễ. Họ đang lên phương án cho kịch bản này. Trao đổi với ĐTTC, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Thực phẩm Sao Ta, cho biết các DN tôm ở Sóc Trăng hiện vẫn  ổn định, phương án 3 tại chỗ đã được DN chuẩn bị để tránh bị động. “Thực tế khi thực hiện 3 tại chỗ số nhân công sẽ giảm, chỉ khoảng 1/5 hoặc 1/3 người lao động có thể đến nhà máy bởi nhà máy không đủ chỗ cho toàn bộ người lao động ăn, ngủ, sản xuất” – ông Lực chia sẻ.

Thiếu contairner, giá thuê tăng

Dịch bệnh, giãn cách xã hội không chỉ khiến DN đau đầu với bài toán lao động, đảm bảo an toàn sản xuất, còn khiến họ đứng trước nhiều khó khăn khác. Ông Nguyễn Chánh Phương cho biết việc lưu thông vật tư sản xuất giữa các tỉnh/thành gặp khó khăn do phải thực hiện test Covid-19. Trước đó, theo phản ánh của DN thủy sản, sáng 8/7 toàn bộ xe container và xe tải di chuyển từ TP.HCM đi ĐBSCL bị ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, do yêu cầu tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Chưa hết khó, thời gian này hầu hết DN xuất khẩu phải đối mặt với việc giá container và cước vận tải biển tăng chóng mặt. Ông Hồ Quốc Lực cho biết hiện chi phí thuê container tăng liên tục. Không những thế DN còn có thể bị hủy hợp đồng thuê container vào giờ chót.

Mới đây nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã có công văn gửi các bộ Công Thương, Giao thông-Vận tải, Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan và Hiệp hội DN dịch vụ logistics, để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xem xét tháo gỡ vấn nạn thiếu container, thiếu chỗ và đưa giá cước trở lại như trước đây.

VPA cho biết, hiện Mỹ và EU là 2 thị trường chính của hồ tiêu Việt Nam, nhưng đây là 2 tuyến vận chuyển đường biển có mức tăng giá cước phi mã và bất thường nhất, với mức tăng khoảng 1.500-2.000USD cho container 40 feet sau mỗi 2 tuần. Với tình hình cước tăng liên tục và không có chiều hướng giảm như hiện nay, ngành hàng hồ tiêu Việt Nam sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh ở các thị trường Mỹ. VPA khẳng định nguy cơ đánh mất thị trường trọng điểm vào tay đối thủ cạnh tranh rất lớn.

Trước VPA, VASEP cũng gửi công văn  tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tổng hợp, báo cáo và kiến nghị 8 khó khăn, bất cập và vướng mắc chính đang tác động tiêu cực rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DN thủy sản. Trong đó có vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng là các hãng tàu vận tải tăng giá cước tàu biển và tình trạng thiếu container cho xuất nhập khẩu từ tháng 11/2020 đến nay.

Theo VASEP, do dịch Covid-19 các DN đã rất khó khăn mới ký được các đơn hàng nhưng ngay cả khi có đơn hàng, với việc cước phí thuê container tăng quá cao và DN rất khó khăn trong việc thuê được container để xuất nhập hàng hóa, khiến nhiều DN đang đứng trước tình trạng thua lỗ trầm trọng và đình đốn sản xuất do giá thành tăng cao và không xuất khẩu được hàng hóa.

Theo Thanh Dung/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Cả nước chỉ có một doanh nghiệp đủ điều kiện vay gói 16.000 tỷ đồng

Đồng Nai: 82% doanh nghiệp trong KCN hoạt động trở lại

Tòa đình chỉ vụ Uber kiện Cục Thuế TP.HCM

11 doanh nghiệp xả thải làm cá chết phải bồi thường hơn 13 tỷ đồng

Vì sao doanh nghiệp ngán tòa?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:3 tại chỗdoanh nghiệp xuất khẩungưng sản xuất

Tin khác

Gian nan hành trình vay vốn

Gian nan hành trình vay vốn

Vietnam Airlines nói gì về việc ‘Pacific Airlines nguy cơ chấm dứt hoạt động’?

Vietnam Airlines nói gì về việc ‘Pacific Airlines nguy cơ chấm dứt hoạt động’?

Giảm phí, lệ phí để cứu doanh nghiệp vận tải

Giảm phí, lệ phí để cứu doanh nghiệp vận tải

DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm

Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng

5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes

Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp

‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới

Doanh nghiệp
Gian nan hành trình vay vốn

Gian nan hành trình vay vốn

Vietnam Airlines nói gì về việc ‘Pacific Airlines nguy cơ chấm dứt hoạt động’?

Vietnam Airlines nói gì về việc ‘Pacific Airlines nguy cơ chấm dứt hoạt động’?

Giảm phí, lệ phí để cứu doanh nghiệp vận tải

Giảm phí, lệ phí để cứu doanh nghiệp vận tải

Vietnam Airlines tính bán bớt máy bay để thoát khỏi tình trạng lỗ nặng

Vietnam Airlines tính bán bớt máy bay để thoát khỏi tình trạng lỗ nặng

Tài chính
Sóng ngầm cuộc đua lãi suất ngân hàng

Sóng ngầm cuộc đua lãi suất ngân hàng

Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%

Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%

‘Bóng ma’ lạm phát và nợ xấu phủ bóng lên các ngân hàng

‘Bóng ma’ lạm phát và nợ xấu phủ bóng lên các ngân hàng

Ngân hàng ngưng gia hạn và cơ cấu nợ

Ngân hàng ngưng gia hạn và cơ cấu nợ

Thông tin doanh nghiệp
Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition

Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition

Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry

Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry

Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry

Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry

3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát

3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA