Có một nhánh thời trang trẻ sẽ đứng vững
Tin mới
15:29
Indonesia đặt cược vào chuyển đổi kỹ thuật số
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
15:27
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
15:18
Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga
15:15
Quảng Ninh lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
09:09
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’
Bản tin thị trường
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Kinh doanhDoanh nghiệp
2021/04/16 - 3:40:57 PM

09:08 - 19/07/2019

Có một nhánh thời trang trẻ sẽ đứng vững

Sau khi đăng bài “NGẤM THUỐC THỬ BIG C CHƯA?” trên TGHN tuần qua, chúng tôi nhận được ý kiến phản hồi khá tâm huyết của ông chủ trẻ doanh nghiệp nhỏ ngành may, xin trích đăng để bạn đọc tham khảo.

  • Ngấm ‘thuốc thử’ Big C chưa?
  • Big C ngưng nhập hàng may mặc Việt Nam, doanh…

Doanh nghiệp nhỏ đang có lợi thế khi làm hàng thời trang nhắm đến khách bên ngoài các siêu thị. Ảnh: M. Phương.

Là ông chủ trẻ của một doanh nghiệp nhỏ ngành may, sau khi đọc bài Ngấm thuốc thử Big C chưa?, tôi xin có chút ý kiến đóng góp theo kinh nghiệm mấy năm trong ngành này của tôi:

May thời trang quyết định tương lai?

Nhóm hàng may mặc Việt Nam hiện giờ đang chia ra làm hai nhánh: dòng hàng cơ bản và dòng hàng thời trang. Dòng hàng cơ bản là của những doanh nghiệp (DN) đã được đề cập trong bài viết, nhóm này tập trung về số lượng hơn là kiểu dáng và thị hiếu hiện tại của thị trường. Còn một nhánh mà bài viết chưa đề cập là dòng hàng thời trang, thì thực sự đang phát triển rất mạnh và chú trọng vào việc phát triển mẫu mã, kiểu dáng, và quan trọng hơn là hướng tới xây dựng thương hiệu và kênh bán hàng riêng của mình, nên họ hoàn toàn miễn nhiễm với vấn đề Big C.

Dù tỷ lệ nhóm này so với tổng thể ngành may mặc là chưa nhiều, nhưng nếu quan sát và đánh giá về tốc độ phát triển của nhóm ngành này, thì tôi nghĩ đây mới là tương lai của ngành may mặc Việt Nam. Những người may thời trang ở nhánh này họ đã tập trung nhiều hơn vào chất xám, mẫu mã, chất liệu mới, kỹ thuật may mặc mới, cũng như thị hiếu khách hàng hơn là quy mô sản xuất, một yếu tố mà từ lâu rồi trên thế giới không ai “thèm” cạnh tranh nhau nữa.

Như vậy thì sẽ có một sự dịch chuyển trong việc phân phối lại lao động cũng như nguồn lực trong ngành thời trang của Việt Nam. Quan trọng là ai sẽ nắm bắt được cơ hội này để phát triển, hay những ai quá bảo thủ mà không dám thay đổi để tồn tại.

Chúng ta không thể nào phủ nhận mỗi lần xu hướng thị trường thay đổi là mỗi lần những người làm kinh doanh phải học cách thay đổi để thích nghi và tồn tại. Chưa nói về thể chế và chính sách, chỉ riêng về nhu cầu và thị hiếu của thị trường, đã thấy thay đổi càng lúc càng rõ và nhịp độ nhặt hơn xưa, nên những ai chủ quan, ngủ quên trong chiến thắng thì tất yếu phải trả giá.

Khách hàng đâu chỉ trong Big C

Theo nhìn nhận của tôi, một trong những trở ngại lớn nhất để thay đổi của DN may mặc lớn của Việt Nam nằm ở quy mô sản xuất. Vì một lô sản xuất của họ, một lần, bắt buộc phải là số lượng rất lớn, nên ít có cơ hội để phát triển mẫu mã. Các nhóm hàng thời trang hiện tại, họ chỉ đang hợp tác với những xưởng may nhỏ bên ngoài để sản xuất một lô hàng từ 5 – 30 cái cho một mẫu mới, nếu bán được thì họ lại đặt may thêm, nếu không bán chạy thì họ cũng đỡ bị chôn vốn.

Ở đây tôi chưa nói về nguyên liệu đầu vào, và tay nghề thợ chênh lệch giữa hai bên, nhưng càng ngày thấy các xưởng may nhỏ đang rút ngắn dần khoảng cách này so với các hãng lớn, khi yêu cầu của thị trường ngày càng cao.

Vấn đề này có thể nào giải quyết bằng việc áp dụng tư duy tinh gọn vào sản xuất, như cách mà Toyota đã làm – “made to order”. Tôi đã áp dụng thực tiễn ngay cho việc kinh doanh của công ty tôi thì kết quả rất khả quan, với tỷ lệ hàng tồn kho rất thấp, tránh lãng phí cũng như chôn vốn, mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Nên dù ngoài thị trường phải sale để xả hàng, nhưng bên tôi thì không bị áp lực này, và luôn dễ dàng triển khai mẫu mã mới, it tốn chi phí.

Tuy nhiên, do mô hình hiện nay của công ty tôi chỉ dừng lại ở mức quy mô nhỏ, và hiện nay muốn mở rộng hơn thì cần tới một hệ sinh thái tương ứng để phát triển tư duy tinh gọn này, nhưng tôi tin là hoàn toàn có thể làm được nếu các DN thực sự nghiêm túc về việc này.

Vấn đề thứ hai của các DN may mặc lớn của Việt Nam, theo tôi là sự coi thường những kênh bán hàng mới, như bán hàng online… Trong khi đó, ở Việt Nam có một trường hợp khá thành công khi khai thác kênh bán hàng này chính là Biti’s. Họ làm rất bài bản và chính xác về xây dựng thương hiệu, chọn đúng phân khúc khách hàng, và xây dựng kênh phân phối kiểu mới là bán hàng qua kênh đặt hàng online, để dễ dàng kiểm soát số lượng đơn hàng, cũng như tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Nếu mọi người để ý thì từ sau sự thay đổi của Biti’s, chính ngành hàng giày dép của Việt Nam cũng có chuyển mình thay đổi thực sự, khi các DN khác cũng học tập từ đó như Vascara, Juno…

Qua câu chuyện của Big C lần này, tôi nghĩ mọi người đang quá tập trung vào việc người Thái họ đang thanh lọc hàng Việt, mà quên nhìn nhận một thực trạng là một số DN làm ăn kiểu cũ đang bị tụt hậu so với thị trường khá xa, vì đang bỏ qua một thị trường lớn khách hàng bên ngoài Big C. Chứ tôi nghĩ ngành hàng thời trang Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ rất sôi động, quan trọng là ai sẽ nắm bắt được cơ hội này: từ những người sản xuất nguyên liệu đầu vào, thị trường lao động nghề may, thiết kế, cũng như chính các DN kinh doanh thời trang nữa.

Nguồn nguyên liệu Việt Nam có triển vọng.

Xu hướng nguyên liệu thân thiện môi trường

Tôi không đào sâu vào nghiên cứu ở ngành dệt, nhưng tôi hiểu được ba yếu tố cần thiết để phát triển ngành này: máy móc, sợi và màu nhuộm, mà Việt Nam ngoài máy móc, thì cả nguồn cung sợi và màu đều không có. Đây là bài toán khó, nhưng nếu chúng ta cứ an tâm nhập vải, thì lại quay về câu chuyện dựa vào Trung Quốc muôn thủa. Nên tôi nghĩ giai đoạn đầu, chúng ta phải xây dựng mối liên kết từ DN may mặc đến DN dệt cung ứng vải, để hợp tác và phát triển theo nhu cầu thị trường, từ đó tạo lực kéo ngược lại cho các nhóm nguyên liệu đầu vào khác như: sợi, bông, màu. Và cách duy nhất để cùng tồn tại là phải xây dựng theo kiểu tinh gọn nhất có thể, nhu cầu thị trường tới đâu, mình xây dựng đến đó, thì mới khả thi.

Nhưng đây rõ ràng là con đường dài hơi, chứ không phải là hướng ăn xổi một sớm một chiều.

Ngoài ra, người trẻ chúng tôi có chú ý một hướng khác để xem xét là phát triển nguyên liệu vải bền vững, thân thiện với môi trường, vì đây đang là xu hướng trên toàn thế giới.Để làm được, cần phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng công nghệ, nhưng rất đáng cân nhắc, vì vừa có thể tận dụng tốt được nguồn tài nguyên bản địa, lại bền vững với môi trường. Nhiều nước đã chế tạo được vải từ lá dứa hay vỏ cam, và có khi là bã mía, chai nhựa… Nhưng công nghệ này giá thành hiện tại đang khá cao.Tuy nhiên, xu hướng của thời trang sắp tới là đang muốn hướng tới bền vững và thân thiện với môi trường, nên có khả năng sẽ được phổ biến rộng rãi hơn?

Còn bây giờ DN may nhỏ đang tập trung vào điểm mạnh của mình là khả năng thiết kế mẫu mã, tay nghề may mặc, và tận dụng nguồn nguyên liệu của các nguồn cung ứng lớn trên thế giới, để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho sản phẩm của mình.

Nguyên liệu Việt có triển vọng

Hiện nay, nhiều ý kiến “quan ngại” chuyện nguồn nguyên liệu.Theo tôi biết và tìm hiểu thì hiện tại ở Việt Nam có ba nguồn vải chính:

1. Hàng Trung Quốc. Nguồn này bao la bạt ngàn, chất lượng thì nhiều loại khác nhau tuỳ giá. Dù mình không thích Trung Quốc, nhưng không thể phủ nhận cũng có một số nguồn rất tốt, vì khắp nơi trên thế giới đều đổ về đây lấy chứ không riêng gì Việt Nam.

2. Hàng xí nghiệp: đây là hàng xuất khẩu dư của các cơ sở may gia công lớn của các công ty Hàn Quốc, Đài Loan, châu Âu… được tuồn ra ngoài bán cho các chợ vải. Đây là nguồn vải đẹp nhất, tốt nhất, nhưng số lượng không nhiều. Và về đạo đức kinh doanh thì mình phải cân nhắc.

3. Hàng Việt Nam sản xuất: công ty tôi đang dùng loại nguyên liệu này là chủ yếu, vì có một ưu điểm giá mềm hơn hàng Trung Quốc nhiều, chất lượng có thể chấp nhận (xét về tiêu chí độ bền, chắc chắn thì nhỉnh hơn so với vải Trung Quốc). Thời gian gần đây tôi thấy chỗ cung ứng vải có bán mặt hàng này rất chạy.Tôi nghĩ đây là một tín hiệu tốt, vì có đầu ra thì người sản xuất mới có cơ sở để đầu tư phát triển. Nghĩa là, tôi nghĩ có cơ sở để mình phát triển ngành này, nhưng vấn đề là vì vải là nguyên liệu đầu vào, nên cần phải có đầu ra ổn định thì mới có thể đầu tư sản xuất. Và vẫn là bài toán tư duy tinh gọn, như tôi đã nói ở trên, sản xuất may mặc chỉ tinh gọn thực sự khi toàn bộ chuỗi cung ứng được xây dựng trên cơ sở này.

Nam Nguyên (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều tập đoàn Việt Nam đẩy mạnh chiêu mộ nhân tài

Nhà bán lẻ ngoại muốn nới lỏng điều kiện kinh doanh

Tham vọng của ‘đế chế’ mía đường lớn nhất nước

Formosa Hà Tĩnh nằm trong ‘danh sách đen’ chuyển giá, trốn thuế

‘Hệ thống giám sát doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vấn đề’

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:hàng Việtngành dệt maythời trang trẻ

Tin khác

VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4

VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4

Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD

Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD

Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại

Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại

Bộ Công Thương tham vấn điều tra chống bán phá giá đường từ Thái Lan

VinFast muốn IPO tại Mỹ

LG chưa quyết định số phận nhà máy smartphone ở Việt Nam

Ngành gỗ đứng ngồi không yên vì đầu tư núp bóng

Áp sàn giá vé máy bay: doanh nghiệp lữ hành lo ‘bể sô’

Doanh nghiệp
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4

VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4

Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD

Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD

Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại

Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại

Doanh nghiệp gặp khó vì giá thép tăng cao

Doanh nghiệp gặp khó vì giá thép tăng cao

Tài chính
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu

Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu

Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt

Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt

Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD

Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD

Giới đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro cao nhờ điều kiện tín dụng dễ dàng

Giới đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro cao nhờ điều kiện tín dụng dễ dàng

Thông tin doanh nghiệp
VISSAN vận động đóng góp cho quỹ mua vắc xin Covid-19

VISSAN vận động đóng góp cho quỹ mua vắc xin Covid-19

Tân Sửu rộn ràng, VISSAN khuyến mãi ngập tràn

Tân Sửu rộn ràng, VISSAN khuyến mãi ngập tràn

VISSAN tổ chức phiên chợ Xuân Nghĩa tình – Tết Sum vầy năm 2021

VISSAN tổ chức phiên chợ Xuân Nghĩa tình – Tết Sum vầy năm 2021

Khai trương Cửa hàng thực phẩm mới của VISSAN tại Gò Vấp

Khai trương Cửa hàng thực phẩm mới của VISSAN tại Gò Vấp

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA