Bất an với FDI từ Trung Quốc
Tin mới
16:08
Giá thép xây dựng tăng từng ngày
16:06
Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản
15:54
Bách Hoá Xanh lỗ gần 7.200 tỷ đồng kể từ khi thành lập
15:48
Chủ tịch FED cảnh báo về ‘cuộc chiến lãi suất’
15:23
Khách du lịch tăng, nhưng chi tiêu giảm
10:15
Tránh cú sốc do tăng giá điện
10:09
ChatGPT có thể ‘xâm chiếm’ ngành tài chính?
10:04
2023 là năm ‘quyết định sống còn’ với các doanh nghiệp BĐS
09:52
Quan trọng nhất là làm sao để các doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi trở lại
16:18
Động đất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng ‘kinh khủng’ đến kinh tế
16:12
Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm
16:10
TP.HCM: Nhiều mặt hàng về lại mặt bằng giá cũ
16:05
Hội đồng châu Âu họp bàn ‘đối phó’ với ChatGPT
16:00
Nhu cầu nhân sự ngành bán lẻ tăng cao đầu năm
15:52
VCCI: Nên cân nhắc cho phép đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn
15:40
Campuchia xuất khẩu hơn 1 tỷ USD hạt điều thô sang Việt Nam
09:55
Khi nào FED ngừng tăng lãi suất?
09:32
Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn
09:19
‘Tư duy mở’ mở lối cho nông nghiệp
09:14
Cuộc chiến giành ‘miếng bánh’ thanh toán kỹ thuật số
Bản tin thị trường
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
11:57
Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanh
2023/02/09 - 9:31:23 AM

10:00 - 12/11/2019

Bất an với FDI từ Trung Quốc

Trung Quốc ngày càng khắt khe về môi trường. Nhiều nhà máy nước này đã có xu hướng dịch chuyển qua các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.

  • FDI Trung Quốc: nhiều dự án có nguy cơ ô…
  • Dự án FDI vào ngành chế biến gỗ tăng mạnh:…

Một dự án FDI từ Trung Quốc mới đầu tư vào Việt Nam thời gian gần đây.

Chuyển dự án ô nhiễm môi trường sang Việt Nam?

Trong 10 tháng qua, Trung Quốc vươn lên trở thành nhà đầu tư thứ 2 về giá trị lẫn số lượng dự án vào Việt Nam, tương ứng 2,1 tỷ USD và 541 dự án, tăng lần lượt 169% và 83% so cùng kỳ.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng tốt lên đến 17%, trong khi nhiều nước khác đang giảm.

Trong một báo cáo mới đây của Công ty cổ phần chứng khoán SSI về tình hình FDI tại Việt Nam cho thấy Hàn Quốc và Nhật Bản hiện là những nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam nhưng Trung Quốc và Hong Kong mới đang có tốc độ đầu tư vào Việt Nam tăng tốc đáng kể.

Tổng giá trị FDI còn hiệu lực của Hàn Quốc và Nhật Bản tính đến cuối tháng 10 năm nay là 66 tỷ USD và 59 tỷ USD, bỏ xa Hong Kong 22,3 tỷ USD và Trung Quốc 15,8 tỷ USD. Song vốn FDI của Trung Quốc và Hong Kong lại đang tăng mạnh tại Việt Nam. Cụ thể, tăng trưởng giá trị FDI còn hiệu lực tính từ đầu năm đến cuối tháng 10 của Hàn Quốc là 6,5% và Nhật Bản 3,3%. Trong khi đó, tăng trưởng của FDI Trung Quốc lên đến 18,5% và Hong Kong 12,7%.

Nhận xét xu hướng đầu tư từ Trung Quốc và Hong Kong tăng nhanh là một tín hiệu tích cực, tuy nhiên báo cáo của SSI nhấn mạnh, thương chiến Mỹ – Trung là một trong những lý do thúc đẩy dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam, còn một nguyên nhân khác đáng cảnh báo, đó là yếu tố môi trường.

“Các quy định ngày một khắt khe về môi trường tại Trung Quốc chắc chắn đang tác động đến việc dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc sang các quốc gia lân cận”, báo cáo nêu. Đơn cử, ngành xi măng của Trung Quốc vốn có sản lượng rất lớn, lên đến 2 tỷ tấn, tuy nhiên nước này đang hạn chế các nhà máy sản xuất xi măng công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường. Báo cáo cho rằng, chính chính sách giảm đầu tư các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường của Trung Quốc góp phần không nhỏ trong việc gia tăng vốn FDI Trung Quốc tại Việt Nam.

Thực tế, một loạt dự án lớn của Trung Quốc vào Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư khoảng trong 4 tháng đầu năm nay đều là các ngành có nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao như dự án hóa chất dệt nhuộm Huanyu (60 triệu USD, cấp phép tháng 1), lốp Advance (214 triệu USD, tháng 2), lốp xe Radian toàn thép ACTR (280 triệu USD, tháng 4).

Đó là chưa kể nhiều dự án sản xuất dệt nhuộm, điện than, bao bì của Trung Quốc đã được cấp phép trong vài năm trở lại đây.

Sơ tán công nghệ lạc hậu

Không chỉ gia tăng các dự án có nguy cơ ô nhiễm cao, nguy cơ công nghệ, máy móc lạc hậu, cũ từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam theo đường dịch chuyển đầu tư này cũng rất lớn. Theo Tổng cục Thống kê, thị trường hàng hóa nhập khẩu 10 tháng của cả nước, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam với kim ngạch đạt 62 tỷ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng nhập khẩu máy móc, thiết bị của cả nước trong 9 tháng đạt 26,9 tỷ USD, tăng 12%.

Đáng lưu ý, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng Việt Nam nhập từ Trung Quốc là chính, tăng hơn 27% với 10,6 tỷ USD trong 9 tháng qua.

Nhóm hàng nhập khẩu lớn thứ hai cũng từ thị trường này tăng mạnh là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng hơn 56% với trên 9 tỷ USD. Nhóm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày của Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với 8,5 tỷ USD trong 9 tháng, tăng hơn 9%. Trong 10 tháng của năm nay, nhập siêu với Trung Quốc đã lên đến 29,5 tỷ USD, tăng 48% so cùng kỳ.

Chuyên gia môi trường Phan Văn Hiện (Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường) cho rằng nguy cơ khiến Việt Nam bị lựa chọn trở thành bến đỗ cho công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc đã được cảnh báo từ lâu.

Với số liệu nhập khẩu nhóm hàng máy móc linh kiện từ Trung Quốc tăng vọt lên đến 56%, chuyên gia này nói: “Không còn cảnh báo nữa mà đã là hiện thực rồi đấy. Chính sách thu hút FDI thế hệ mới của chúng ta phát huy đến đâu để lượng máy móc khổng lồ “sơ tán” về Việt Nam như vậy? Trung Quốc là quốc gia lớn mạnh về công nghệ, nhưng các nước luôn có cảm giác bất an với công nghệ giá rẻ, lạc hậu từ thị trường này. Nếu chúng ta tham rẻ mà mua, cũng là cách tiếp nhận công nghệ lạc hậu của nước ngoài vào Việt Nam”.

Lọc dự án FDI Trung Quốc

Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu – Cố vấn HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân, thương chiến Mỹ – Trung đã tác động làm kinh tế Trung Quốc suy giảm, có hiện tượng các doanh nghiệp rời Trung Quốc sang các khu vực khác như Việt Nam. Đây là một tín hiệu tốt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

TS Hiếu bổ sung: “Công nghệ lạc hậu không những từ Trung Quốc mà còn từ các nước khác, thay vì phải thải loại sẽ nhập vào Việt Nam. Điều này gây ra nhiều mối nguy hại. Đầu tiên là sản phẩm được sản xuất khó cạnh tranh trên thị trường thế giới, sử dụng nhiều lao động, tạo nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội”.

TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Chính phủ nên có tiêu chí cụ thể xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có lợi cho xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm. “Công nghệ chuyển giao phải là công nghệ hiện đại, không thể là máy móc đã khấu hao xong. Hoặc có nhà đầu tư đem đến công nghệ rất hiện đại nhưng chỉ xem Việt Nam là nơi gia công và không chịu chuyển giao. Quan điểm của tôi là không phân biệt dòng vốn đầu tư nào, nhưng với các quốc gia có nguy cơ đầu tư những dự án FDI gây ô nhiễm môi trường lớn thì cần hết sức cân nhắc”, ông Hiếu đề xuất.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện Quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng để “lọc” được các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, các địa phương cần lưu ý 3 yếu tố: Kiến thức và nhận thức về công nghệ của dự án, hiệu quả giá trị gia tăng dự án mang lại và yếu tố thân thiện môi trường phải đặt lên hàng đầu. Thứ hai là ngoài các đánh giá về tác động đến kinh tế, tài chính, xã hội… mà dự án mang lại, phải chú trọng các tiêu chí, tiêu chuẩn công nghệ dự án mang lại.

“Điều này nghe vậy nhưng không đơn giản. Đa số các dự án FDI gây ô nhiễm môi trường trầm trọng sau thời gian hoạt động do công tác tiền kiểm của chúng ta đã yếu, hậu kiểm lại không có hoặc thiếu. Thế nên, yếu tố thứ ba là giám sát đầu tư, bảo đảm môi trường đầu tư thông thoáng nhưng phải chặt chẽ; việc phân cấp, phân quyền trong quản lý thế nào để minh bạch là rất quan trọng”, TS Võ Trí Thành nói.

————————————————–

Nguyên Nga – Trấn Kiên/Thanh Niên
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/bat-an-voi-fdi-tu-trung-quoc-1147344.html

Có thể bạn quan tâm

Ngành sản xuất bia sụt giảm mạnh

400 tài khoản ngân hàng Agribank bị hack

Tại sao Bộ Công Thương vẫn buông lỏng quản lý bán hàng đa cấp?

Thống đốc Lê Minh Hưng giải trình về nguyên nhân phát sinh nợ xấu

Chuyện chàng đạo diễn đi trồng rau tử tế

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:dự án fdifdi bẩnTrung Quốcvốn fdi

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản

Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản

2023 là năm ‘quyết định sống còn’ với các doanh nghiệp BĐS

2023 là năm ‘quyết định sống còn’ với các doanh nghiệp BĐS

Quan trọng nhất là làm sao để các doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi trở lại

Quan trọng nhất là làm sao để các doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi trở lại

Góc nhìn chưa hoàn chỉnh của cơ quan quản lý về trái phiếu doanh nghiệp

Tránh những ‘cú phanh gấp’

Vietnam Airlines muốn bán công ty nhiên liệu hàng không Skypec

Tháo gỡ phải triệt để

Năm 2023, doanh nghiệp vẫn gặp thách thức lớn về vốn

Cà phê sáng
2023 là năm ‘quyết định sống còn’ với các doanh nghiệp BĐS

2023 là năm ‘quyết định sống còn’ với các doanh nghiệp BĐS

Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm

Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm

Tránh những ‘cú phanh gấp’

Tránh những ‘cú phanh gấp’

Tháo gỡ phải triệt để

Tháo gỡ phải triệt để

Doanh nghiệp
Vietnam Airlines muốn bán công ty nhiên liệu hàng không Skypec

Vietnam Airlines muốn bán công ty nhiên liệu hàng không Skypec

Năm 2023, doanh nghiệp vẫn gặp thách thức lớn về vốn

Năm 2023, doanh nghiệp vẫn gặp thách thức lớn về vốn

Đừng bỏ quên ‘mỏ vàng’ FTA thế hệ mới

Đừng bỏ quên ‘mỏ vàng’ FTA thế hệ mới

Lãi suất cho vay vẫn thách thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Lãi suất cho vay vẫn thách thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Tài chính
Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản

Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản

Quan trọng nhất là làm sao để các doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi trở lại

Quan trọng nhất là làm sao để các doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi trở lại

Góc nhìn chưa hoàn chỉnh của cơ quan quản lý về trái phiếu doanh nghiệp

Góc nhìn chưa hoàn chỉnh của cơ quan quản lý về trái phiếu doanh nghiệp

Giải cứu bất động sản: vẫn là ‘câu chuyện dòng tiền’

Giải cứu bất động sản: vẫn là ‘câu chuyện dòng tiền’

Thông tin doanh nghiệp
Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam

Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam

Khai xuân rạng ngời cùng NTJ

Khai xuân rạng ngời cùng NTJ

Những phần quà Tết ấm áp nghĩa tình của Duy Anh Foods

Những phần quà Tết ấm áp nghĩa tình của Duy Anh Foods

Sagrifood chia sẻ bí quyết cho món thịt kho đậm đà đẹp mắt

Sagrifood chia sẻ bí quyết cho món thịt kho đậm đà đẹp mắt

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA