
16:12 - 14/06/2019
Hơn 600 công ty gửi thư mong Trump dừng chiến tranh thương mại với Trung Quốc
Walmart, Target và hơn 600 công ty khác cùng viết thư kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, cho rằng thuế đang gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng Mỹ.
“Chúng tôi vẫn lo ngại về việc căng thẳng thuế leo thang”, thư gửi Tổng thống Donald Trump ngày 13/6 viết. “Thuế không phải một công cụ hữu hiệu để thay đổi các hành vi thương mại bất bình đẳng của Trung Quốc. Bên phải chịu thuế trực tiếp là doanh nghiệp Mỹ… không phải Trung Quốc”.
Đây là lá thư mới nhất mà Tarriffs Hurt the Heartland – chiến dịch quốc gia phản đối thuế được ủng hộ bởi hơn 150 nhóm công nghiệp trong cách ngành nông nghiệp, sản xuất, bán lẻ và công nghệ.
Trong thư, Walmart, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, tin thuế sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn.
Thư trích dẫn ước tính từ tổ chức tư vấn quốc tế Trade Partnership, nếu áp thuế 25% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, hơn 2 triệu việc làm tại Mỹ sẽ bị xóa sổ. Mỗi gia đình 4 người tại Mỹ trung bình phải chi thêm 2.000 USD và GDP giảm 1%.
“Leo thang chiến tranh thương mại không phải là lợi ích tốt nhất của quốc gia và hai bên sẽ đều thất bại”, theo thư.
Đây là diễn biến đáng chú ý, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang và Tổng thống Trump có thể gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20, diễn ra ngày 28 – 29/6 tại Osaka, Nhật Bản. Trump nói ông muốn gặp ông Tập và sau đó sẽ quyết định có áp thêm thuế với hàng hóa Trung Quốc hay không.
Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết hai bên vẫn không có nhiều sự chuẩn bị cho cuộc gặp dù kinh tế thế giới đang lâm nguy.
Nhà Trắng chưa có bình luận.
Theo NĐH/Reuters
Có thể bạn quan tâm
Một công ty Việt Nam kiện Amazon, đòi bồi thường 280 triệu USD
Năm 2022, GDP toàn cầu sẽ lần đầu tiên lên mức 100.000 tỷ USD
Thái Lan lập quỹ Mekong nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
Trung Quốc kỳ vọng đạt được thỏa thuận thương mại một phần với Mỹ
Xu hướng vận tải hàng không toàn cầu đang thay đổi
Tin khác


‘Bùng nổ’ dòng chảy thương mại châu Á – Trung Đông – châu Phi

Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này