16:23 - 07/08/2018
Trái đất có thể bị tình trạng ‘nhà kính’ vĩnh viễn
Hành tinh này cần nhanh chóng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, nếu không các nguy cơ ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch sẽ khiến trái đất rơi vào tình trạng nhà kính lâu dài và nguy hiểm, các nhà nghiên cứu đưa ra cảnh báo hôm 6/8.
Nếu băng cực tiếp tục tan, rừng bị đốn hạ và khí nhà kính tăng lên mức cao – như đang diễn ra hàng năm hiện nay – trái đất sẽ vượt qua điểm tới hạn.
Vượt qua ngưỡng đó “bảo đảm khí hậu cao hơn 4-5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, và mực nước biển cao hơn từ 10-60m so với hôm nay,” các nhà khoa học cảnh báo trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học quốc gia, Mỹ.
Và điều đó “có thể chỉ vài thập kỷ tới,” họ nói.
‘Trái đất nhà kính’ là gì?
Các nhà khoa học của Đại học Copenhagen, Đại học quốc gia Úc và Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam ở Đức viết trong một bài báo: “Trái đất nhà kinh có kkhả năng không thể kiểm soát và nguy hiểm đối với nhiều người.
Sông ngòi sẽ ngập lụt, bão sẽ tàn phá các cộng đồng duyên hải, và các rạn san hô bị loại bỏ – tất cả vào cuối thế kỷ hoặc thậm chí sớm hơn.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ vượt qua nhiệt độ của bất kỳ thời kỳ băng hà nào – nghĩa là các kỷ nguyên ấm hơn xảy ra giữa các thời kỳ băng hà – của 1,2 triệu năm trước.
Băng cực tan sẽ dẫn đến mực nước biển cao hơn đáng kể, đất ven biển, nơi sinh sống hàng trăm triệu người, bị ngập.
“Các địa điểm trên trái đất sẽ bất khả cư nếu ‘Trái đất nhà kính’ trở thành hiện thực,” đồng tác giả Johan Rockstrom, giám đốc điều hành Trung tâm phục hồi Stockholm, nói.
Đâu là điểm tới hạn của trái đất?
Các nhà nghiên cứu cho rằng điểm tới hạn có thể xảy ra khi trái đất nóng thêm 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Hành tinh đã ấm lên 1 độ C trong thời kỳ tiền công nghiệp, và đang nóng lên với tốc độ 0,17 độ C mỗi thập kỷ.
“Sự ấm lên 2 độ C có thể kích hoạt các yếu tố tới hạn quan trọng, nâng nhịp độ lên cao hơn để kích hoạt các yếu tố tới hạn khác trong một giòng thác kiểu domino ngã đưa Hệ thống Trái đất lên các mức nhiệt độ thậm chí cao hơn,” báo cáo viết.
Dòng thác này “có thể đưa toàn bộ hệ thống trái đất vào một phương thức hoạt động mới,” đồng tác giả Hans Joachim Schellnhuber, giám đốc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam ở Đức, cho biết.
Các chuyên gia cũng lo lắng về các hiện tượng như cháy rừng, sẽ lan rộng khắp hành tinh làm nóng và khô hơn và có tiềm năng tăng tốc độ tích tụ CO2 và khí hậu toàn cầu nóng hơn.
Cách họ tính toán
Bài “Phối cảnh” dựa trên các nghiên cứu được xuất bản trước đó mô tả về các điểm tới hạn đối với trái đất.
Các nhà khoa học cũng xét đến các điều kiện Trái đất đã nhìn thấy trong quá khứ xa xôi, chẳng hạn như giai đoạn Pliocen cách đây năm triệu năm, khi CO2 ở mức 400ppm như hiện nay.
Trong thời kỳ Creta, kỷ của khủng long cách đây khoảng 100 triệu năm, mức CO2 thậm chí cao hơn, ở mức 1.000ppm, phần lớn là do hoạt động núi lửa.
Để khẳng định 2 độ C không phải ngưỡng quay lại “là mới”, Martin Siegert, đồng giám đốc viện Grantham của Imperial College London, người không tham gia vào nghiên cứu, phát biểu.
Các tác giả nghiên cứu “đã so sánh các ý tưởng và các lý thuyết được công bố trước đó để trình bày câu chuyện về ngưỡng biến đổi sẽ hoạt động như thế nào,” ông nói. “Câu chuyện khá chắt lọc, nhưng không kỳ lạ.”
Làm thế nào để ngăn chặn
Con người phải lập tức thay đổi lối sống để trở thành những người săn sóc trái đất tốt hơn, các nhà nghiên cứu đề xuất.
Nhiên liệu hóa thạch phải được thay thế bằng các nguồn năng lượng phát thải thấp hoặc bằng 0, và có nhiều chiến lược hơn để hấp thụ lượng carbon phát thải như chấm dứt phá trừng và trồng cây để hấp thụ CO2.
Quản lý đất đai, thực hành canh tác tốt hơn, bảo tồn đất và ven biển và công nghệ thu giữ carbon cũng nằm trong danh sách hành động.
Tuy nhiên ngay cả khi con người ngưng phát thải khí nhà kính, xu hướng nóng lên hiện nay có thể kích hoạt các quá trình hệ thống Trái đất khác, được gọi là phản hồi, thậm chí làm nóng thêm.
Những phản hồi ấy bao gồm tan băng vĩnh cửu, phá rừng, mất lớp tuyết bắc bán cầu, các lớp băng biển và băng cực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng không chắc chắn là Trái đất có thể tiếp tục ổn định.
“Điều mà chúng ta còn chưa biết là liệu hệ thống khí hậu có thể an toàn neo ở 2 độ C trên mức độ tiền công nghiệp như Hiệp định Paris dự kiến,” Schellnhuber nói.
Trần Bích (AFP/TGTT)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này