10:47 - 12/02/2018
Môi trường là của mình
Khi WWF hỗ trợ các địa phương xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm, có nhiều người hỏi: tại sao phải làm chứng nhận ASC, GlobalGAP…? Đơn giản vì bên mua yêu cầu.
Tại sao họ yêu cầu gì nhiều dữ vậy? Vì người ta muốn mình thực thi những cam kết nuôi trồng, sản xuất, chế biến, tuân thủ những điều khoản có tính pháp lý ở nơi mình bán hàng.
ASC (Aquaculture Stewardship Council – Nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm), Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) hay việc kiểm soát, chứng nhận để hàng hoá vào Hoa Kỳ, Nhật Bản… đều coi trọng việc kiểm soát rủi ro, môi trường bền vững. Các tổ chức chứng nhận nhấn mạnh yếu tố tuân thủ luật pháp của nước sở tại, nhưng nếu luật pháp nước đó chưa rõ ràng thì phải áp các quy định của họ vào.
Ở Cà Mau, hồi xưa nói nông hộ nhỏ quá, làm tiêu chuẩn chứng nhận làm chi? Nay nhiều nông hộ nhỏ đã làm được, không làm tăng chi phí mà còn tốt hơn về thu nhập.
Nên nhớ môi trường, trước hết và lâu dài là cho mình, chứ không phải cho người mua. Giờ đây, nếu có 1ha, nhiều người nuôi dành khoảng 25% diện tích để nuôi, phần còn lại để lắng lọc, xử lý nước. Thay đổi tư duy làm ăn là cần nhưng chưa đủ, phải thay đổi tư duy làm luật để tương thích với các nước.
Người mua có nhiều cách đánh giá, đối chiếu, truy xuất nguồn gốc và khi chứng nhận đáng tin cậy lại, có app để mọi người truy xuất, thì công việc sẽ thuận lợi hơn nhiều. Không như hồi xưa, bây giờ Việt kiều có thể mua qua Amazon, Alibaba ngay từ nước mình, chứ không nhất thiết chở container bán sang tay rồi phải lưu kho, chờ kiểm mẫu 100%, vì khó truy xuất, vì có tì vết về chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) – Chuẩn hội nhập có app, biết đâu các Việt kiều làm nhà hàng ở nước ngoài cũng sẽ đặt hàng qua mạng, bán qua kênh đó, hoàn toàn có lợi cho những nỗ lực làm thương hiệu, tránh cảnh bán cho nhà nhập khẩu để họ lột nhãn, thêm mắm dặm muối.
Câu chuyện KFC cho thấy lớp trẻ rất thích, do danh tiếng, đẳng cấp… rõ ràng với công thức, cách mua bán, cách ăn uống đã làm thay đổi văn hoá tiêu dùng trong xã hội. Làm sao mình suy nghĩ cho những sản phẩm mang giá trị văn hoá như họ, thế hệ thứ hai có thể đặt hàng qua Amazon, Alibaba, và chính kênh này sẽ bàn bạc với mình để mua món Việt với những chứng nhận, thừa nhận lẫn nhau.
Hồi nào giờ, mình bán hàng qua mail, áp giá “ On Sale”, đạp doanh số lấy số lượng nhiều, không chú trọng văn hoá, ít khi nào mình “No” với mọi yêu cầu, cố gắng làm lấy có chứ không tính đưa giá trị văn hoá theo sản phẩm. Việt Nam dù tăng trưởng nhưng không minh bạch hoá chuỗi, và cũng không chú trọng tạo văn hoá từ sản phẩm. Có Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập, cảm giác của người mua về bên thứ ba, là tổ chức độc lập chứng nhận, việc theo đuổi hành trình quốc tế hoá tiêu chuẩn, không hề đơn giản vì chốt các tiêu chuẩn năm nay, vài năm họ lại ra phiên bản mới. Nếu không phải là đơn vị độc lập sẽ khó đuổi kịp.
H.L lược ghi
Theo TGTT
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này