14:51 - 02/10/2018
Làm thế nào để tránh những tàn phá tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu?
Một bản tóm tắt báo cáo đặc biệt của LHQ về việc hạn chế khí hậu toàn cầu ấm lên 1,5 độ C được các nhà ngoại giao trong Ủy ban liên chính phủ 195 nước về biến đổi khí hậu (IPPC) xem xét ở Hàn Quốc trong tuần này.
Một bản dự thảo về “Tóm tắt dành cho các nhà hoạch định chính sách” do AFP thu được, nhấn mạnh làm thế nào sự ấm lên toàn cầu nhanh chóng vượt xa những nỗ lực của nhân loại nhằm chế ngự nó, và vạch ra các lựa chọn khắc nghiệt – tất cả các điều đó đòi hỏi một sự thay đổi hoàn toàn nền kinh tế toàn cầu – để tránh những tàn phá tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Dưới đây là những phát hiện chính, căn cứ vào khoảng 6.000 nghiên cứu khoa học đã được bình duyệt:
Phát hiện hàng đầu
Báo cáo đưa ra những gì sẽ làm để ngăn chặn nhiệt độ bề mặt bình quân của Trái đất không tăng lên quá 1,5 độ C trên các mức độ tiền công nghiệp.
Với sự gia tăng một độ C tròn tính đến nay, và theo quỹ đạo của chúng ta hiện nay hướng đến một thế giới 3 hoặc 4 độ C không thể sống được, con đường đến đỉnh 1,5 độ C đã quá hẹp như đang đi trên dây.
Ở mức phát thải nhà kính, báo cáo IPCC thấy rằng với “độ tin cậy cao”, chúng tôi sẽ phóng lớn qua cột mốc 1,5 độ C vào năm 2040.
Để có ít nhất 50/50 cơ hội của thế giới 1,5 độ C, nền kinh tế toàn cầu phải, vào năm 2050, trở nên “carbon trung tính” với việc không có thêm CO2 thải vào khí quyển.
Khí thải CO2, trong khi đó, sẽ lên đến đỉnh không muộn hơn năm 2020, và đường cong phải đi xuống mạnh từ thời điểm đó.
Đến nay chúng ta vẫn dịch chuyển theo con đường sai lầm: sau khi ổn định trong ba năm, nâng cao hy vọng đỉnh cao đã đến – phát thải năm 2017 đạt đến mức cao lịch sử.
Bản tóm tắt 22 trang cũng đưa ra chi tiết “ngân sách carbon” của nhân loại, lượng CO2 – khí nhà kính chính – mà chúng ta có thể đổ vào khí quyển và vẫn còn dưới ngưỡng 1,5 độ C.
Sự thừa nhận, đối với một cơ hội 2/3, là 550 tỷ tấn, một số lượng chúng ta sẽ thải dựa trên những xu hướng hiện tại trong vòng 14 năm.
Tỷ trọng năng lượng sơ cấp đến từ các nguồn tái tạo sẽ phải nhảy từ một vài phần trăm lên ít nhất 50% vào giữa thế kỷ, và tỷ trọng than giảm xuống từ khoảng 28% xuống còn từ 1 đến 7%.
1,5 độ C chống lại 2 độ C
Khi 195 quốc gia ủng hộ Hiệp định Paris 2015 cho rằng thế giới sẽ “theo đuổi các nỗ lực” đạt đỉnh 1,5 độ C, các nhà khoa học đã bị mất cảnh giác.
Hầu hết các tài liệu khoa học giả định một mục tiêu 2 độ C, từ lâu được coi là lan can nhiệt độ đối với một thế giới khí hậu an toàn.
Hàng trăm nghiên cứu bình duyệt kể từ đó cho thấy sự khác biệt như thế nào do nửa độ tạo ra.
“Các tác động khí hậu ấn tượng hơn theo cấp số nhân khi chúng ta đi từ 1,5 độ C đến 2 độ C,” theo Henri Waisman, một nhà nghiên cứu cao cấp tại viện Phát triển bền vững và quan hệ quốc tế, và là một tác giả điều phối báo cáo.
Những gì đã từng là sóng nhiệt qua một thế kỷ ở bắc bán cầu sẽ tăng 50% ở nhiều vùng ở mức độ nóng lên thêm một nửa độ.
Một số nghề cá nhiệt đới có khả năng sụp đổ đâu đó giữa điểm chuẩn 1,5 độ C và 2 độ C, các loại cây lương thực sẽ suy giảm năng suất và dinh dưỡng thêm từ 10 đến 15%, các rặn san hô hầu hết bị diệt vong, tỷ lệ loài biến mất sẽ tăng tốc.
Đáng lo ngại hơn hết, có lẽ, là ngưỡng nhiệt độ giữa 1,5 độ C và 2 độ C có thể đẩy nhanh băng biển Bắc cực, băng vĩnh cửu đầy methan, và các lớp băng đá cực tan với đủ nước đóng băng để nâng mực nước đại dương lên hàng chục mét, vượt qua một điểm không trở lại.
Các lộ trình
Các tác giả IPCC từ chối cho biết liệu mục tiêu 1,5 độ C có khả thi hay không. Điều đó, theo họ, là để các nhà lãnh đạo quyết định.
Nhưng báo cáo đưa ra bốn kịch bản làm u tối các tranh luận chính sách hiện nay và tương lai về cách tốt nhất để tăng cường cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Sự khác biệt giữa họ không phải là “nhanh” hay “chậm” – đã quá muộn để bàn chuyện đó, các chuyên gia thống nhất.
“Chúng tôi đang nói về loại khủng hoảng buộc chúng ta nghĩ lại mọi thứ chúng ta đã biết cho tới nay về việc làm thế nào để kiến tạo một tương lại an toàn, Kaisa Kosonen, người dẫn đầu cuộc vận động IPCC, nói. “Chúng ta phải cố gắng làm điều bất khả thi trở nên khả thi.”
Chẳng hạn, một lộ trình dựa chủ yếu vào các công nghệ tương lai đối với việc giảm thiểu nhu cầu năng lượng, trong khi một một lộ trình khác giả định nhiều thay đổi quan trọng trong thói quen tiêu thụ, như ăn ít thịt lại và từ bỏ xe động cơ đốt trong.
Hai lộ trình khác tùy thuộc vào việc hút một lượng lớn CO2 khỏi không khí, hoặc thông qua trồng lại rừng quy mô lớn, sử dụng nhiên liệu sinh học, hoặc thu giữ trực tiếp carbon.
Trần Bích (theo MTG/AFP)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này