08:30 - 11/11/2018
Gặp cô gái 30 tuổi bỏ công việc mơ ước để ‘giúp châu Á phát triển bền vững’
Khi Stephanie Dickson nhận được công việc mơ ước ngay lúc vừa ra trường, cô nghĩ cô sẽ thành công.
Cô đã mơ tưởng cả cuộc đời mình về thời trang, và thình lình, cô nhận được công việc cho phép cô thể hiện điều đó. Đó là tổ chức các sự kiện lớn nhất của ngành thời trang khắp châu Á.
Rồi một ngày kia, tấm mạng che mắt rớt xuống, và Dickson ngộ ra rằng công việc cô đã mơ ước không giống như vẻ bề ngoài của nó.
“Tôi có được công việc làm mơ ước,” Dickson nói với CNBC. “Nhưng chừng ba năm rưỡi làm việc, tôi mới thực sự dứt khoát từ bỏ công việc tôi đang làm.”
Đó là sau năm 2015, khi biến đổi khí hậu đang ngày càng được chú ý trên khắp thế giới.
Trong thực tế, cùng với những thủ phạm thường được nêu ra như ngành năng lượng, vận tải và nông nghiệp, ngành thời trang hiện nay được xem là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm nhất thế giới.
“Tôi cảm thấy hoàn toàn bị chới với,” Dickson nói. Cơn mộng bị vỡ khiến cô bắt đầu xem phim tài liệu và đọc tìm hiểu về vấn đề. “Tôi đã làm trong ngành này và tôi không hề để ý gì về chuyện đang diễn ra.”
Một phần của giải pháp
Dickson mô tả về chuyện đùng một cái cô vỡ òa: “Tôi đã trót uống viên thuốc “sự thật cay đắng” và tôi không biết phải làm sao giải thoát khỏi nó,” cô nói.
Vậy nên, năm 26 tuổi, cô quyết định bỏ việc và làm điều gì đó để cứu chuộc.
Dickson nói: “Tôi muốn trở thành một phần của giải pháp thay vì là một phần của vấn đề mà tôi đang cảm nhận như vậy.”
Ban đầu cô lân la tham gia vào các nhóm phát triển bền vững địa phương ở Singapore. Nhưng Dickson nhanh chóng nhận ra các nhóm ấy có thể gây sợ hãi cho những “kẻ vừa mới quan tâm đến môi trường” và cần có cách để khuyến khích mọi người và doanh nghiệp bắt đầu cuộc hành trình nhận thức mà không cảm thấy mặc cảm vì gây nên tội.
Cho nên, sáu tuần lễ sau, cô phát động sự kiện đầu tiên, tập hợp 40 công ty và 600 người tham gia qua một loạt các cuộc trò chuyện, để giúp mọi người và doanh nghiệp trong cuộc hành trình trở nên bền vững hơn.
Giáo dục tha nhân
Đối với Dickson, xây dựng mạng lưới hỗ trợ trở nên ngày càng quan trọng khi ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi cái mà cô mô tả như là “hội chứng của thế kỷ 21: lo âu vì sinh thái” – một cảm giác chủ bại khi nhìn triển vọng môi trường toàn cầu ngày càng ảm đạm.
“Bạn có thể thấy rằng mọi người đang lo lắng thực sự,” Dickson nói. “Họ thực sự nhiệt tình, nhưng họ cảm thấy rất lạc lõng và không biết làm thế nào về việc đó và chỉ thấy toàn bộ đều là vấn đề.”
|
Tháng trước, Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã công bố một báo cáo gợi ý rằng chúng ta chỉ có 12 năm nữa để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu trên hành tinh. Vấn đề đặc biệt rõ rệt ở châu Á, nơi dân số tăng nhanh đang tạo ra một sự căng thẳng ngày càng lớn về nguồn lực.
Dickson cho rằng các báo cáo như thế rất quan trọng nhưng có thể làm nản lòng, và cô muốn bảo đảm các sự kiện của cô cũng tôn vinh những con người và doanh nghiệp tạo ra giải pháp.
“Đối với chúng ta, chúng ta cố gắng xem các giải pháp và các mặt tích cực,” Dickson nói. “Tôi luôn cố gắng tập rung vào những cái thắng vì tình hình có thể ngả sang đen tối rất nhanh.”
Làm việc lâu bền
Nhanh chóng chuyển biến về phía trước gần bốn năm nay và Dickson, đồng sáng lập viên Paula Miquelis, và nhóm nhỏ gồm bốn nhân viên của cô đã tiến hành khái niệm ban đầu về một chuỗi các sự kiện giáo dục môi trường khắp Hong Kong và Singapore.
Những sự kiện đó lên đến đỉnh điểm hàng năm trong “Green Is The New Black” (Tạm dịch: Sống xanh là mốt mới), một ‘lễ hội ý thức’ tuần trước đã thu hút hơn 50 diễn giả, 70 công ty và các tổ chức phi chính phủ cùng với hơn 3.800 khách mời.
Trong số những diễn giả tại sự kiện đó có một nữ sinh người Indonesia mới 17 tuổi. Tên cô là Melati Wijsen. Cô đặt ra nhiệm vụ cho mình là chống lại ô nhiễm bao nhựa tại quê hương đảo Bali.
Cuộc nói chuyện của cô tại lễ hội đã thúc đẩy một trong số những người tham dự là nhà thiết kế của hãng quảng cáo thời trang khá nổi tiếng toàn cầu, bỏ ngay công việc của chị ấy ngày hôm sau để giúp cho doanh nghiệp gia đình của chị trở thành bền vững hơn tại Anh Quốc.
Trong khi mục đích của các sự kiện không thiết yếu đối với người tham dự, Miquelis nói, vấn đề là giáo dục mọi người để tự thân họ tiến hành các bước – lớn hay nhỏ – để bắt đầu tạo ra sự khác biệt.
Tuy nhiên, đối với Dickson, cô cho biết cô không hối tiếc gì về quyết định của cô đối với công việc mơ ước và đeo đuổi con đường bổ ích hơn.
“Các sự kiện dày đặc hơn và nhóm của chúng tôi thực sự nhỏ, nên đương nhiên sẽ có những khoảnh khắc băn khoăn ‘tại sao tôi làm điều này?’” Dickson nói. “Nhưng rồi tôi thấy tác động của công việc và tôi chỉ nghĩ: không, điều này thực sự quan trọng và tôi có thể không bao giờ quay lại với việc mình từng làm.”
Trần Bích (theo MTG/CNBC)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này