RCEP và hiệu ứng tô mì
Tin mới
09:40
Cổ phiếu Alibaba vẫn tăng giá sau án phạt kỷ lục
09:35
Austin Russell – tỷ phú thế hệ Millennials
09:27
Làm sao vừa kiểm soát lạm phát, vừa kích cầu đầu tư?
09:14
WHO: Ca Covid-19 đang tăng theo cấp số nhân
08:57
200.000 xe khách, xe container phải lắp camera giám sát
08:53
Cuộc ‘đấu tranh’ của công nhân Amazon thất bại
08:35
‘Mối quan hệ bộ tộc’ và ‘văn hóa chó sói’ của Huawei
22:15
VinFast muốn IPO tại Mỹ
22:05
Mỹ cảnh giác với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số
21:34
Thấy gì qua việc Trung Quốc quyết ‘bóp nghẹt’ Alibaba?
21:28
Xăng RON95-III giảm 76 đồng/lít
16:22
Hàn Quốc siết chặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang
16:03
TP.HCM: Lo ngại dịch Covid-19 xâm nhập từ bên ngoài
15:58
Thái Lan ghi nhận 967 ca Covid-19 mới trong một ngày
10:14
Nikkei: Việt Nam sẽ trở thành nhân tố toàn cầu về AI
10:07
Trung Quốc lên kế hoạch xây siêu đập, lớn hơn cả đập Tam Hiệp
09:56
Trung Quốc thừa nhận vắc xin Covid-19 nội địa kém hiệu quả
09:51
Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro
09:24
Thị trường tài chính đang nghiêng về tiền mã hóa
11:11
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ vận hành thương mại cuối tháng 4
Bản tin thị trường
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
09:23
Bali chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại vào tháng 6
09:44
Tự động hóa đe dọa cỗ máy kiếm ngoại tệ lớn thứ hai của Philippines
09:00
VN được cấp phép xuất khẩu thực khẩu chế biến từ côn trùng vào EU
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2021/04/13 - 10:29:20 AM

14:43 - 23/11/2020

RCEP và hiệu ứng tô mì

Với một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ trước, vừa với tư cách là thành viên của ASEAN, vừa là trực tiếp như CPTPP, EVFTA, VKFTA, VJFTA, việc thêm RCEP có giúp được doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, hay sẽ rơi vào “hiệu ứng tô mì” (Noodle Bowl Effect)?

Thêm RCEP có giúp được doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, hay sẽ rơi vào “hiệu ứng tô mì” (Noodle Bowl Effect)?

Hiệu ứng tô mì là một hiện tượng trong kinh tế thương mại, khi số lượng FTA tăng lên nhưng mối quan hệ thương mại giữa các nước với nhau lại giảm. Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên năm 1995 bởi GS. Jagdish Bhagwati, nhà kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực thương mại. Hình ảnh tô mì với rất nhiều sợi mì trộn lẫn với nhau, trong đó 2 đầu sợi mì là 2 quốc gia, là cách minh họa rất trực quan sinh động cho các FTA.

Trong các FTA, các bên trong hiệp định đồng ý giảm thuế cho nhau, nhưng lại được quyền có chính sách thuế riêng đối với những nước trong nằm trong FTA đó. Và đây chính là gốc rễ của quy định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hay còn gọi là Rules of Origin (Roo). Nhưng ngặt nỗi, mỗi FTA lại có quy định khác nhau về Roo.

Khi số lượng FTA tăng nhanh và chồng lấn lên nhau, Roo cũng có kết cục tương tự. Khi đó, hệ quả là các nhà sản xuất không thể cùng lúc thỏa mãn được tất cả Roo, chọn Roo phù hợp với đối tác này sẽ mất đối tác khác.

Với Việt Nam, tham gia RCEP thực ra không tạo thêm đối tác FTA mới, vì trước đó Việt Nam đã có riêng FTA với Hàn Quốc và Nhật Bản, có FTA với Trung Quốc, New Zealand, Australia thông qua ASEAN. Theo Trung tâm WTO và Hội nhập trực thuộc Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với RCEP Việt Nam sẽ có 13 FTA có hiệu lực kể từ giữa năm sau.

Một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của FTA là tỷ lệ sử dụng ưu đãi từ các FTA. Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương cho thấy, tỷ lệ này giảm nhẹ từ 39% năm 2018 xuống còn 37,2% năm 2019. Hiện tượng tỷ lệ sử dụng ưu đãi thấp hơn kỳ vọng khá phổ biến, phần nào phản ánh hiệu ứng tô mì.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tỷ lệ sử dụng ưu đãi (PUR-Preference Utilization Rate) thấp bởi một số lý do chính. Thứ nhất, yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ. Đây là trở ngại lớn đối với nhiều nhà sản xuất, đặc biệt ở quy mô nhỏ vì họ phải tuân thủ nhiều quy định và một tỷ lệ nhất định nguồn gốc của hàng hóa. Thậm chí, ngay cả khi thỏa mãn được các yêu cầu, thủ tục xác nhận cũng khiến các nhà xuất khẩu nản lòng.

Thứ hai, chênh lệch thuế suất ưu đãi giữa quy chế tối huệ quốc (MFN) với ưu đãi FTA không nhiều. Các quốc gia có MFN với thuế suất là 0% hay chỉ 1-2%, nên các nhà xuất khẩu không mặn mà sử dụng FTA vì phải cần giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Ngay cả trong trường hợp thuế suất chênh lệch đáng kể, nhưng những chi phí không chính thức cao đã làm các doanh nghiệp không mặn mà với việc xin C/O.

Lý do cuối cùng là nhiều nhà xuất khẩu thiếu thông tin, quy mô hàng xuất khẩu nhỏ nên không thể tận dụng được các dòng thuế ưu đãi từ FTA.

Kết quả thu được từ cuộc khảo sát được thực hiện năm 2013 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) với các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng khá tương đồng, khi vấn đề nguồn gốc xuất xứ, chênh lệch thuế xuất ưu đãi, thiếu thông tin, quy mô xuất khẩu nhỏ và C/O chính là các lý do khiến tỷ lệ sử dụng ưu đãi PUR của Việt Nam thấp.

Tuy vậy cho đến nay, những vấn đề kể trên vẫn còn tồn tại, đặc biệt là việc tuân thủ quy định nguồn gốc xuất xứ, cũng như quy trình thủ tục để có được C/O trong ma trận giấy phép con.

Trong số 10 đối tác thương mại nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2019, ngoài các nước có trong RCEP, phải cũng kể đến Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Đức và Anh, với tỷ trọng lên đến 48% nhóm 10 nước dẫn đầu. Với RCEP, quy định nguồn gốc xuất xứ được nới lỏng hơn, như yêu cầu RVC 40% (giá trị xuất xứ khu vực) nhưng lộ trình cũng linh động và kéo dài với một số nước thành viên.

Như vậy lợi ích kinh tế có được từ việc gia nhập RCEP rõ ràng không được bao nhiêu từ góc độ của Việt Nam, bởi chúng ta đã có FTA với các nước thành viên. Hiện nay tỷ lệ sử dụng ưu đãi còn thấp, nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu phải phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào từ nhập khẩu.

Ngay như mặt hàng nông lâm thủy sản là thế mạnh trong xuất khẩu cũng dần bị hạn chế bởi các quy định nguồn gốc xuất xứ, những rào cản chính thức và không chính thức trong việc có được chứng nhận xuất xứ C/O. Trong khi đó, mở cửa thuế quan cũng làm tăng áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, nhất là hiện trạng các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và yếu như hiện nay.

Cái được của việc gia nhập RCEP có lẽ ở mặt địa chính trị hơn là kinh tế. Việt Nam tham gia RCEP là ủng hộ một ASEAN đoàn kết và mong muốn phát triển trục kết nối Bắc Á – Đông Nam Á với nhau. Việc tham gia nhiều FTA vì vậy đáng lo hơn là đáng mừng.

Vì những lý do đó, cần chú trọng hơn các thị trường xuất khẩu trọng điểm, hỗ trợ nhiều hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ trong trường hợp họ cần C/O, cũng như chủ động, tăng dần nguồn nguyên liệu đầu vào nội địa.

Theo TS Võ Đình Trí*/SGGP-ĐTTC (link bài gốc)

————————

(*) Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global.

Có thể bạn quan tâm

Cũng xây nhiều nhà cao tầng nhưng Singapore khác Hà Nội

Thế giới trong cơn ‘trầm cảm tài chính’ và giấc mộng làm tổ đại bàng

Miniso, đội lốt và cố ý gây hiểu nhầm?

Giàu chậm, già nhanh!

Khi bộ trưởng chăm đọc báo

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:hiệu ứng tô mìrcep

Tin khác

Làm sao vừa kiểm soát lạm phát, vừa kích cầu đầu tư?

Làm sao vừa kiểm soát lạm phát, vừa kích cầu đầu tư?

Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

TS Nguyễn Minh Hòa: Cần tính toán khi TP.HCM xoay trục ra biển

TS Nguyễn Minh Hòa: Cần tính toán khi TP.HCM xoay trục ra biển

Nông nghiệp đô thị: người ta cố giữ, sao mình muốn bỏ!

‘Mỏ vàng’ 200 tỷ USD

Bà Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp tư nhân ‘không thể lớn, không dám nghĩ lớn!’

30 tỷ đồng diệt chuột

TP.HCM nên xóa hay giữ nông nghiệp?

Cà phê sáng
Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

GS Đặng Hùng Võ: Cần sớm có hàng rào pháp lý để hạ ‘sốt’ đất

GS Đặng Hùng Võ: Cần sớm có hàng rào pháp lý để hạ ‘sốt’ đất

Nông nghiệp đô thị: người ta cố giữ, sao mình muốn bỏ!

Nông nghiệp đô thị: người ta cố giữ, sao mình muốn bỏ!

‘Mỏ vàng’ 200 tỷ USD

‘Mỏ vàng’ 200 tỷ USD

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA