'Phải nuôi dưỡng cho doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mới mạnh'
Tin mới
12:49
Giá vàng miếng SJC đắt hơn thế giới ở mức kỷ lục
12:28
Thương mại điện tử giúp Indonesia chống đỡ cú sốc kinh tế hậu Covid-19
12:11
Hai tỷ phú Hàn Quốc cho đi phân nửa tài sản làm từ thiện
11:52
Xiaomi tính mở nhà máy sản xuất smartphone tại Hải Phòng
22:10
Trung Quốc tiếp tục miễn trừ thuế với một số loại hàng hóa Mỹ
21:54
Tăng trưởng kinh tế của VN phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch Covid-19
21:49
Mitsubishi rút khỏi nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 ở Bình Thuận
14:55
Apple thống trị thị trường smartphone Nhật Bản
14:49
8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
11:36
App gọi xe Trung Quốc – Didi lên kế hoạch bước chân vào châu Âu
11:20
Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt hai vắc xin ngừa Covid-19 của Mỹ và Nga
11:12
Áp lực lạm phát dần trở lại
10:36
Hải Quan đưa 15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm vào diện lưu ý
10:32
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trưởng tốt
09:43
Tập đoàn Hòa Phát quyết định sản xuất container
16:40
Huawei nhắm tới thị trường Trung Đông
16:33
Ấn Độ chi 1 tỷ USD thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước
16:29
Trung Quốc kêu gọi nhân tài công nghệ về quê phát triển nông thôn
16:22
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
16:12
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?
Bản tin thị trường
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2021/02/27 - 10:11:01 PM

15:55 - 18/01/2021

‘Phải nuôi dưỡng cho doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mới mạnh’

“Doanh nghiệp là cột trụ của nền kinh tế. Phải nuôi dưỡng cho doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mới mạnh”, bà Vũ Kim Hạnh thấm thía điều này trong quá trình đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bà Vũ Kim Hạnh Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao

Trong talk “Nguy – Cơ 19”, bà Vũ Kim Hạnh Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao nhắc đến những hộ gia đình kiên trì, lưu giữ thương hiệu nước mắm cổ truyền. Với bà, đó là những yếu thế trong một môi trường cạnh tranh chưa hoàn hảo.

“Có những tiên đoán trong vòng 5 năm nữa, những doanh nghiệp sản xuất nước mắm nhỏ lẻ sẽ tuyệt chủng. Nhưng có thể thấy, họ khá kiên quyết trong đấu tranh và đương đầu bằng nhiều cách”, Chủ tịch Hội hàng Việt Nam chất lượng cao nói.

Đứng trước lẽ sinh tồn của các doanh nghiệp nhỏ, bà Hạnh liên tưởng đến thành ngữ “tái ông thất mã”, chỉ sự họa – phúc xoay vần, khó biết trước được. Và để chống chọi với những tác động ngoại lực, sự cạnh tranh khắc nghiệt trên thương trường, doanh nghiệp nên đoàn kết với nhau. “Người yếu chỉ có liên kết thôi chứ người yếu tản mác thì càng ngày càng yếu hơn”, vị này nói.

Ngoài câu chuyện của nước mắm, bà Hạnh cũng nhắc tới việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu gạo quốc gia. Đó là khi giống gạo ST25 đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, gạo “giả” ST25 bán tràn lan trên thị trường. “Người chủ sở hữu thương hiệu thất bại đau đớn đã đành, nhưng sự thiệt thòi của anh không lớn bằng sự thiệt thòi của thương hiệu hàng đầu Việt Nam”, bà Vũ Kim Hạnh nói.

Vị chuyên gia nhận định việc đưa giống gạo ST25 tiếp tục đi thi để ẵm về danh hiệu gạo “ngon nhì thế giới” khiến công sức làm thương hiệu giống gạo là vô nghĩa. “Thương hiệu gạo ngon nhất thế giới không còn là của ông Hồ Quang Cua, cũng không còn là một người đi mua mấy kí gạo ST25, mà là của quốc gia. Và câu chuyện xây dựng, bảo vệ thương hiệu của quốc gia cũng cần được bàn luận, mổ xẻ một cách nghiêm túc”, bà Hạnh nhận định.

Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ

“Doanh nghiệp là cột trụ của nền kinh tế. Phải nuôi dưỡng cho doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mới mạnh”, bà Hạnh thấm thía trong quá trình đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bà dẫn chứng nhiều nước lớn đổ tiền hỗ trợ doanh nghiệp nội đứng vững trong đại dịch. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp Việt chưa nhận sự hỗ trợ tương tự. “Đến khi nào doanh nghiệp còn được coi là đối tượng cần phải tặng nhiều danh hiệu, tổ chức nhiều sự kiện lớn để biểu dương, còn hàng ngày nó sống như thế nào là chuyện riêng của nó thì chừng đó rất đáng ngại”, vị này nói.

Tại châu Á, doanh nghiệp vừa và nhỏ đối chiếm 80-90% tổng số doanh nghiệp. Với chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, quốc gia và vùng lãnh thổ nào chăm lo giỏi sẽ trở thành lực lượng mạnh của nền kinh tế. Ví dụ Đài Loan, doanh nghiệp nhỏ được nhiều sự hỗ trợ, họ tự tin đi giao thương qua Việt Nam, thậm chí mua các doanh nghiệp siêu nhỏ của Việt Nam, bà Hạnh dẫn chứng.

Vị này khẳng định doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết với nhau, tự đào tạo, bồi dưỡng để càng ngày càng trưởng thành lên, bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Vị chuyên gia, dẫn chứng 9 tháng năm 2020, 99.000 doanh nghiệp mới được thành lập, tăng 3,1%. Trong khi những năm trước, con số mới thành lập thường tăng 17-18% mỗi năm, tức là tuy tăng nhưng lại giảm. Số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, dừng hoạt động, trả môn bài cũng khoảng 78.000 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đang cố gắng để tồn tại bằng cách chuyển ngành, “gọt” vốn hoặc chia nhỏ… Họ phải ứng biến rất nhiều cách để vượt qua cơn đại dịch.

Một kinh nghiệm cho các doanh nghiệp là phải tìm đối tác liên kết. Theo bà Hạnh, các doanh nhân người Hoa làm tốt chuyện này. Là đối thủ cạnh tranh, song họ vẫn giúp vốn cho nhau, chia sẻ thị trường và không “đạp” giá lẫn nhau. “Trong khi chúng ta có câu ‘cho vàng chứ đâu có ai chỉ đàng đi buôn’. Nếu một người đến đặt một hợp đồng, mà công ty này không làm được, thay vì khư khư giữ, có thể giao đơn hàng đó cho đơn vị khác”, bà Vũ Kim Hạnh nói.

Khi giống gạo ST25 đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, gạo “giả” ST25 bán tràn lan trên thị trường.

Bài toán xuất khẩu nông sản

Nhiều năm sát cánh với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, bà Hạnh cho rằng
3 điều họ cần nhất là: trợ lực từ những người hiểu và trợ giúp; nâng cao năng lực hiểu biết và năng lực quản trị và tìm con đường tiêu thụ sản phẩm.

Nhu cầu bức bách nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là tìm thị trường, bà Hạnh nhấn mạnh. Vị này lấy ví dụ, doanh nghiệp Việt không thể trực tiếp tiếp cận người mua hàng Hà Lan mà phải thông qua đầu mối giới thiệu. Trong khi đó, Việt Nam vốn không phải tay chơi đáng giá trong làng xuất khẩu nông sản cho châu Âu, ngoại trừ xuất thô.

“Phía Hà Lan sẽ hỏi ngay tiêu chuẩn gì, sản lượng là bao nhiêu, giá cả là bao nhiêu và gửi mẫu cho tôi đi. Tất cả những điều này mình chưa làm được, dễ rớt từ vòng gửi xe. Nhưng chúng ta sẽ làm được những điều đó”, vị chuyên gia nhận định.

Một trở ngại của nông sản Việt là giá cao, sản lượng luôn không đủ, bao bì mẫu mã thường kém hấp dẫn. Việt Nam cũng chưa có tiếng tăm trên thế giới là một nhà xuất khẩu nông sản có thương hiệu và có uy tín.

Để kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu, bà Hạnh cho rằng doanh nghiệp nông nghiệp phải đi từng bước, xuất qua những siêu thị châu Á và người Việt Nam ở các nước trước, sau đó mở công ty phân phối và xuất hàng qua. Một thời gian sau, hàng có uy tín, những siêu thị của nước ngoài thấy người bản xứ có nhu cầu, họ sẽ mua hàng. Theo bà Hạnh, đó là quá trình không được mất kiên nhẫn.

Còn với Trung Quốc, một thị trường lớn và biên giới gần, không phải lúc nào Việt Nam cũng có thể xuất những mặt hàng giá rẻ và kém chất lượng qua đường tiểu ngạch. “Bây giờ khi Trung Quốc chỉ nhập hàng chính ngạch, chúng ta muốn bán cho Thượng Hải hay Bắc Kinh, muốn từ Thượng Hải hay Bắc Kinh xuất đi những nước khác phải có sự chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng”, bà Hạnh nói.

Theo Hoài Phong/VnExpress (link bài gốc)

Có thể bạn quan tâm

Bài toán tỷ giá đã trở nên phức tạp hơn

Hoang mang vì điểm chuẩn

Đánh giá thiệt hại như thế nào về vụ cá chết?

Khởi nghiệp muốn mạnh phải đổi mới nền giáo dục

Cao tốc Bắc – Nam vừa ngại vừa lo

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:doanh nghiệp nhỏ và vừathương hiệu quốc giavũ kim hạnh

Tin khác

Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc

Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Việt Nam là điểm đến quan trọng nhất của làn sóng FDI mới

‘Tôi mong sớm có kế hoạch phục hồi kinh tế chứ không phải là những chính sách hỗ trợ’

Đồng bằng chuyển mình

Số hóa… Tết

TS Võ Trí Thành: Sau chống chọi là phục hồi, bứt tốc?

Cà phê sáng
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Số hóa… Tết

Số hóa… Tết

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA