PGS.TS Trần Đình Thiên: Không phải lúc thiết kế 'chính sách rụt rè'
Tin mới
10:11
Khó gọi taxi, xe công nghệ
10:05
Bộ Tài chính đề xuất hoãn nộp thuế cho người dân và doanh nghiệp
10:01
WHO kêu gọi họp khẩn vì bệnh đậu mùa khỉ bùng phát
09:49
Đề xuất thí điểm tổ chức casino ở khách sạn 5 sao, bước đi đột phá của TP.HCM
22:43
DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm
22:30
Hàn Quốc cấp visa du lịch trở lại cho khách Việt Nam
22:26
Indonesia bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ
22:19
Dự báo lạm phát leo thang mạnh trong quý 3/2022
12:17
EU công bố kế hoạch thoát phụ thuộc năng lượng Nga
11:59
Canada loại sản phẩm của Huawei, ZTE khỏi mạng 5G
11:55
Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng
11:49
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán
11:04
21 khuyến nghị để giảm ùn tắc ở cảng Cát Lái
11:00
Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19
10:36
Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít
10:03
Công nghiệp hỗ trợ: lối tắt vào chuỗi cung ứng toàn cầu
16:24
iPhone 14 có thể chính thức ra mắt vào ngày 13/9
16:17
Người tiêu dùng Mỹ nhạy cảm hơn với giá cả
16:05
Giá thép giảm 500.000 đồng một tấn
16:02
VCCI công bố sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam
Bản tin thị trường
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2022/05/22 - 3:55:46 PM

16:57 - 17/01/2022

PGS.TS Trần Đình Thiên: Không phải lúc thiết kế ‘chính sách rụt rè’

PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nhấn mạnh chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội không nên, không thể là chương trình “đóng”. Theo đà phục hồi, cần mở rộng, bổ sung những chương trình khác để tối ưu hóa hiệu quả kích hoạt nền kinh tế.

PGS.TS Trần Đình Thiên.

– Là người theo dõi sát và tích cực đóng góp ý kiến trong quá trình thiết kế chương trình hỗ trợ phục hồi, ông có nhận định gì khi chương trình được thông qua?

– Cảm xúc đầu tiên của tôi là vui. Việc thông qua chương  trình là sự khẳng định quyết tâm xử lý tình huống bất thường bằng những giải pháp khác thường. Rõ ràng đã có những động thái tích cực, không giống với cách làm cũ, logic cũ.

Nhưng cũng phải nói rằng việc xử lý tình huống bất thường có thành công còn phụ thuộc vào việc những giải pháp khác thường đã đúng chưa, trúng chưa, thực thi thế nào…

Theo tôi, cần triển khai sớm, nhanh chóng gói hỗ trợ này, vì “các doanh nghiệp đã nằm sàn rồi”.

Về ý kiến cho rằng việc đưa lượng tiền lớn ra thị trường cần rất thận trọng để  không gây ra những tác động không mong muốn như lạm phát, nợ công.

Theo tôi tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 350.000 tỷ đồng, lại triển khai trong 2 năm, hoàn toàn không lớn so với nền kinh  tế nước ta hiện nay. Nhiều quốc gia đã chi ra tới 10% tài khóa, như Mỹ lên tới 30% GDP, Nhật Bản hơn 50%… và họ đã bơm tiền ra từ 2 năm trước. Ngay cả những nền kinh tế Việt Nam muốn đua tranh cơ hội phát triển đều chi tiêu cho gói phục hồi rất lớn.

Chúng ta đã gượng dậy chậm hơn, lại quá dè dặt chi tiêu sẽ thật khó để cạnh tranh với họ. Cần lưu ý, chương trình của chúng ta, đằng sau của vế “phục hồi” còn là “phát triển”, chuẩn bị cho cú bứt phá khác, tạo ra năng lực mới.

– Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh quy mô gói hỗ trợ phải đủ lớn, nhưng quan trọng hơn khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Ông nghĩ sao về điều này?

– Nghị quyết của Quốc hội đã xác định rõ những lĩnh vực trọng tâm cần ưu tiên đầu tư, từng phần việc đã được thiết kế rõ ràng với mục tiêu mục đích, rõ ràng. Có thể thấy trong đó những dự án đã có sẵn, đã được chuẩn bị kha khá rồi, bây giờ chỉ tăng tốc thực hiện, tăng tốc giải ngân.

Như dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam chẳng hạn. Khả năng hấp thụ của nền kinh tế đúng là yếu tố tiên quyết, nhưng tôi cho rằng nền kinh tế hiện nay đang có nhiều cơ hội.

Đầu tiên và cũng là bước chuyển biến quan trọng nhất trong năm 2021, là thay đổi hoàn toàn tư duy chống dịch, ít nhất là ở cấp trung ương, theo hướng thích ứng thay vì phong tỏa.

Chúng ta không còn sợ hãi như 2 năm trước nữa. Các cân đối vĩ mô đang ổn. Lạm phát thấp, có mặt tốt và không, nhìn chung chưa đến nỗi làm doanh nghiệp điêu đứng hay người dân khó khăn, chưa ảnh hưởng đến lãi suất. Chính phủ tự tin tưởng vào không gian điều hành, kể cả bội chi và trần nợ công cũng không đến mức đáng ngại.

Cần nhớ là lạm phát được hình thành bởi chi phí đẩy và cầu kéo. Cầu trong nước đang rất yếu, còn chi phí đẩy là yếu tố khách quan của thị trường thế giới. Vì thế, lúc này việc hâm nóng nền kinh tế đang nguội lạnh là quan trọng, và có thể phải chấp nhận lạm phát cao hơn bình thường.

Quá bị ám ảnh bởi lạm phát, nợ công hay bội chi… rồi thiết kế chính sách theo kiểu “nhỡ mà”. Nghĩa là lo lắng quá, rụt rè quá, chúng ta sẽ không dám làm gì và cơ hội cũng vuột mất.

– Tuy thống nhất việc phải tiếp sức cho doanh nghiệp, nhưng vẫn còn những ý kiến khác nhau về đối tượng doanh nghiệp và cách thức hỗ trợ?

– Tôi cho rằng bây giờ không phải lúc “bẻ bánh đa chia hạt vừng” cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Nếu chúng ta muốn gói hỗ trợ phát huy hiệu quả nhanh nhất phải tác động vào các doanh nghiệp đầu chuỗi, tập đoàn lớn. Cần ưu tiên bố trí nguồn lực, không hẳn cần ưu đãi họ về lãi suất.

Như vậy các doanh nghiệp đầu chuỗi mới có cơ vượt lên, làm tròn vai trò trụ cột của nền kinh tế. Tất nhiên, các điều kiện phải chặt chẽ, doanh nghiệp cũng phải có cam kết rõ ràng. Đây là nhiệm vụ của chương  trình quốc gia, không chỉ là việc của các ngân hàng.

Loại doanh nghiệp thứ 2 cần được ưu tiên là doanh nghiệp khởi nghiệp, trên quan điểm đầu tư cho tương  lai. Đó chính là vế thứ 2 của chương trình – phát triển sau phục hồi.

– Nhưng ông đã nói rất nhiều doanh nghiệp “nằm sàn”. Mà càng nhỏ, việc gượng dậy có lẽ càng khó khăn hơn?   

– Không hẳn nhỏ đã là yếu. Có những doanh nghiệp nhỏ lại có sức sống khá bền bỉ. Còn nếu đã ốm yếu quá vẫn phải chấp nhận. Dân tộc phải đi về phía trước, muốn thế kinh tế phải phục hồi nhanh, phát triển mạnh bằng cách dồn lực cho những doanh nghiệp có khả năng lan tỏa.

Trong bối cảnh ngân sách hạn chế, phải tính toán để rót hỗ trợ vào đúng tọa độ phát triển. Như TP.HCM, “cú đánh” của dịch bệnh vừa qua là quá nặng nề đối với trung tâm kinh tế này, vốn đang đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, không thể không ưu tiên.

Bên cạnh đó, cần nhắc lại hỗ trợ không chỉ bằng tiền. Khi chúng ta đã phổ cập được khoảng 80% mũi vắc xin thứ 2, đã đến lúc phải kiên định quan điểm mở cửa trở lại, mở đường bay, phục hồi du lịch, thông  thương hàng hóa nội địa. Gỡ bỏ những trở ngại vô hình cho doanh nghiệp phục hồi hoạt động bình thường còn quan trọng hơn việc cho họ vay một khoản tiền có ưu đãi lãi suất.

Cuối cùng, đây  không nên là chương trình đóng. Theo đà phục hồi, cần mở rộng và có thêm các chương trình khác để củng cố, tăng cường hiệu quả tích cực, đúng với mục tiêu phát triển. Không  nên quá cầu toàn, vì muốn làm nhanh, làm mạnh khó tránh khỏi một số sai sót, sơ hở.

Vậy nên phải có phần bảo hiểm cho những rủi ro, tổn thất xảy ra. Chỉ có thể giảm thiểu tổn thất đó bằng cơ chế giám sát, kiểm tra của Chính phủ và Quốc hội chứ không tránh hoàn toàn được.

Theo Anh Thư/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Chừng nào TPHCM áp ‘thuế’ lên nước ngọt?

Xin chọn ông phó kỹ sư cơ khí Lai

Quay về với Mẹ…

Giải bài toán ‘cuộc chiến nước mắm’ từ góc độ thị trường

Kinh tế toàn cầu: hy vọng mong manh giữa muôn trùng lo âu

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chính sách rụt rèts trần đình thiên

Tin khác

Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu

Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu

PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan

PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan

Thái độ trịch thượng với cổ đông

Thái độ trịch thượng với cổ đông

Chúng ta có đang ngại thay đổi?

Tại sao tiền lại tham và lười?

Để đất mãi là ‘mái ấm’!

Bí quyết của Vân Anh

Làm gì để không lặp lại ‘thập kỷ mất mát’ đối với kinh tế Việt Nam?

Cà phê sáng
Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu

Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu

PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan

PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan

Thái độ trịch thượng với cổ đông

Thái độ trịch thượng với cổ đông

Chúng ta có đang ngại thay đổi?

Chúng ta có đang ngại thay đổi?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA