'Nhiệm kỳ mới cần phải sửa ngay Luật Đất đai'
Tin mới
12:22
VISSAN ký kết hợp tác Chương trình ‘Phúc lợi đoàn viên’ với Liên Đoàn Lao động Đà Nẵng
12:10
Xiaomi phản bác cáo buộc của Mỹ
11:37
Cước tàu biển tăng cao, doanh nghiệp lao đao
10:47
Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong hợp tác điều tra chính sách tiền tệ
23:20
VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây
23:15
Google chốt thỏa thuận mua lại Fitbit
23:11
Cố vấn thương mại Navarro lên án đảng Dân chủ luận tội ông Trump
15:56
Người ủng hộ ông Trump chuyển sang MeWe, Gab và Rumble
15:40
Ông Biden tiết lộ kế hoạch bơm 1,9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế
15:33
Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19
15:18
Nông sản xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
10:28
EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
09:47
Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế
09:43
Tập đoàn LG muốn đầu tư thành phố thông minh 20.000 tỷ ở Đồng Nai
09:33
TP.HCM tìm cách ‘cứu’ chợ truyền thống
16:18
Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU
16:05
Đóng cửa nhà máy vì cước tàu biển tăng dồn dập
15:58
‘Nhiệm kỳ mới cần phải sửa ngay Luật Đất đai’
15:55
Alibaba, Tencent, Baidu ‘thoát’ lệnh cấm đầu tư của Mỹ
15:37
Ông Trump tung đòn chống Trung Quốc vào phút chót
Bản tin thị trường
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
09:45
Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?
09:25
Nông sản đồng bằng cần nhắm phân khúc giá cao
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2021/01/16 - 12:25:30 PM

15:58 - 14/01/2021

‘Nhiệm kỳ mới cần phải sửa ngay Luật Đất đai’

Đó là ý kiến của TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

TS Nguyễn Đình Cung.

Theo ông Cung, chất lượng của thể chế và pháp luật quyết định sự thành công của một quốc gia. Nhìn lại năm 2020, ông Cung cho rằng về số lượng, các văn bản quy phạm pháp luật không có sự thay đổi nhiều. Về mặt nội dung, các văn bản này cũng chỉ tiếp tục tinh thần cải cách của các năm trước.

“Trước đây, chúng ta đã tạo ra một môi trường kinh doanh tự do hơn, an toàn hơn bằng việc đưa ra danh mục hạn chế/cấm đầu tư kinh doanh và sau đó là cắt bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh. Nhưng bây giờ, cứ ban hành thêm luật hay nghị định là thêm điều kiện kinh doanh thì rõ ràng có cái gì đó cho thấy chúng ta vẫn tư duy và quản lý theo lối cũ, chứ chưa tiếp cận việc xây dựng pháp luật theo cách mới. Đó là cái mà tôi cho rằng cần tiếp tục khắc phục”, ông Cung nói.

Ông Cung cho rằng nếu không thay đổi cách xây dựng pháp luật thì khi đối diện với sự phát triển của thị trường, chính phủ sẽ phải loay hoay tìm cách quản lý và không loại trừ khả năng đặt ra những điều kiện kiểu xin – cho.

“Và như thế, chúng ta bỏ được vài nghìn điều kiện trong năm nay thì các năm sau sẽ xuất hiện vài trăm điều kiện kinh doanh khác, chúng ta sẽ không thay đổi được chất lượng của thể chế cũng như không tạo ra áp lực buộc phải thay đổi”, ông Cung cảnh báo.

Người từng đứng đầu CIEM nhìn nhận trong 5 năm qua (2016 – 2020), Quốc hội đã ban hành được rất nhiều luật, nhưng lại không có một đạo luật nào tạo ra thay đổi đáng kể, như một nền tảng để nhiệm kỳ sau bước lên và tạo ra cải cách tốt hơn.

Lần cuối mà Quốc hội tạo ra được một nền tảng như vậy là Luật Đầu tư 2014, khi quy định doanh nghiệp được kinh doanh những gì luật không cấm, đưa ra được danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và khẳng định chỉ nghị định, pháp lệnh hoặc luật mới được quy định về điều kiện kinh doanh. Chính nhờ có quy định này mà chính phủ mới có quá trình cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh tồn tại trong hàng nghìn thông tư.

Sửa Luật Đất đai

Theo ông Cung, trong giai đoạn 5 năm tới (2021 – 2025), để tạo ra sự thay đổi đáng kể, như một nền tảng, Quốc hội phải sửa đổi Luật Đất đai, vì “luật này chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn xã hội và tạo ra sự không công bằng”.

“Tôi cho rằng Luật Đất đai phải được sửa đổi ngay, phải là luật đầu tiên được sửa đổi để tạo ra đột phá trong cải cách thể chế. Sắp tới đây, Đại hội Đảng sẽ nhấn mạnh đột phá trong cải cách thể chế là tập trung hoàn thiện thể chế phát triển các thị trường nhân tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, để các thị trường này đóng vai trò chủ yếu trong phân bổ nguồn lực.

“Nhiệm kỳ trước, đột phá cải cách thể chế đặt trọng tâm vào cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, chúng ta đã làm và sẽ tiếp tục làm điều này. Nhưng tới đây, trọng tâm của cải cách thể chế phải là phát triển thị trường nhân tố sản xuất”, ông Cung nhấn mạnh.

Ông cho rằng nếu Quốc hội và Chính phủ làm tốt được cải cách này thì hiệu quả sử dụng nguồn lực sẽ được nâng lên rất nhiều. “Khi hiệu quả sử dụng nguồn lực được cải thiện thì tăng trưởng 8 – 9% là bình thường chứ không phải loanh quanh 5 – 6% như hiện nay”.

Chưa đặt kinh tế tư nhân đúng tầm

Bình luận về khung khổ đối với kinh tế tư nhân, ông Cung cho rằng “về chính trị, chúng ta vẫn chưa đặt kinh tế tư nhân đúng tầm với cái mà nó đang có và chúng ta thay đổi hơi chậm. Chúng ta mất 30 năm mới khẳng định đó là động lực quan trọng. Tôi cho rằng chúng ta phải khẳng định luôn đó là động lực chủ yếu của tăng trưởng và phát triển. Khi kinh tế tư nhân là động lực chủ yếu, vị thế của nó về mặt chính trị sẽ thay đổi và những thứ khác cũng sẽ thay đổi”.

Còn về pháp luật, ông Cung nhìn nhận Việt Nam đã có tự do kinh doanh ở một mức độ nhất định, song sự an toàn trong kinh doanh vẫn còn nhiều vấn đề.

“Tôi cho rằng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có 2 loại. Loại thứ nhất là không muốn lớn, vì lớn có rất nhiều rủi ro. Loại thứ hai là không lớn được vì không được tiếp cận nguồn lực và cạnh tranh không công bằng”, ông nói và nhấn mạnh, “nhìn lại 30 năm, có thể nói Việt Nam chưa có những tập đoàn tư nhân lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Một đất nước muốn lớn mạnh thì phải có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Chúng ta mới chỉ có doanh nghiệp nhỏ”.

Theo Ái Châu Tử/VietnamFinance (link bài gốc)

Có thể bạn quan tâm

Sao lại dùng ngân sách để xử lý nợ xấu?

‘Nhập thuốc ung thư kém chất lượng còn thất đức nào hơn?’

Đằng sau sóng ngầm di cư của người giàu Việt Nam

Yêu một người và cạnh tranh toàn cầu

‘Tàu 67’ và bài toán trách nhiệm

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:kinh tế tư nhânsửa luật đất đaiTS Nguyễn Đình Cung

Tin khác

‘Nhiệm kỳ mới cần phải sửa ngay Luật Đất đai’

‘Nhiệm kỳ mới cần phải sửa ngay Luật Đất đai’

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

GDP và hiểm họa môi trường

Tiền rẻ và những rủi ro

2021 sẽ là một năm không dễ dàng với Trung Quốc?

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

Thao túng tiền tệ và câu chuyện ngụ ngôn ‘Bánh tao đâu’

Không khả thi khi mở rộng các sắc thuế

Cà phê sáng
Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

GDP và hiểm họa môi trường

Tiền rẻ và những rủi ro

Tiền rẻ và những rủi ro

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA