‘Nếu giữ tư duy chấp nhận nhập siêu từ RCEP, Việt Nam có thể đối diện rủi ro lớn’
Tin mới
12:49
Giá vàng miếng SJC đắt hơn thế giới ở mức kỷ lục
12:28
Thương mại điện tử giúp Indonesia chống đỡ cú sốc kinh tế hậu Covid-19
12:11
Hai tỷ phú Hàn Quốc cho đi phân nửa tài sản làm từ thiện
11:52
Xiaomi tính mở nhà máy sản xuất smartphone tại Hải Phòng
22:10
Trung Quốc tiếp tục miễn trừ thuế với một số loại hàng hóa Mỹ
21:54
Tăng trưởng kinh tế của VN phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch Covid-19
21:49
Mitsubishi rút khỏi nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 ở Bình Thuận
14:55
Apple thống trị thị trường smartphone Nhật Bản
14:49
8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
11:36
App gọi xe Trung Quốc – Didi lên kế hoạch bước chân vào châu Âu
11:20
Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt hai vắc xin ngừa Covid-19 của Mỹ và Nga
11:12
Áp lực lạm phát dần trở lại
10:36
Hải Quan đưa 15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm vào diện lưu ý
10:32
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trưởng tốt
09:43
Tập đoàn Hòa Phát quyết định sản xuất container
16:40
Huawei nhắm tới thị trường Trung Đông
16:33
Ấn Độ chi 1 tỷ USD thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước
16:29
Trung Quốc kêu gọi nhân tài công nghệ về quê phát triển nông thôn
16:22
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
16:12
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?
Bản tin thị trường
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2021/02/27 - 11:17:00 PM

21:33 - 20/01/2021

‘Nếu giữ tư duy chấp nhận nhập siêu từ RCEP, Việt Nam có thể đối diện rủi ro lớn’

CIEM cho rằng nếu vẫn giữ tư duy chấp nhận nhập siêu, tức dùng đầu vào nhập khẩu từ RCEP để sản xuất xuất khẩu sang các thị trường khác và “kiếm đủ” thặng dư thương mại, Việt Nam có thể đối diện với một loạt rủi ro lớn.

RCEP sẽ làm tăng nhập siêu của Việt Nam.

Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), ngày 20/1, đã công bố một báo cáo công phu (hơn 100 trang) về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với chủ đề: “Thực hiện hiệu quả RCEP gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam”.

Rủi ro lớn nếu chấp nhận nhập siêu từ RCEP

Theo CIEM, RCEP sẽ làm tăng nhập siêu của Việt Nam. Khi ấy, nếu vẫn giữ tư duy nhập siêu là chấp nhận được – bởi Việt Nam có thể dùng đầu vào nhập khẩu từ RCEP để sản xuất, xuất khẩu sang các thị trường ngoài RCEP và kiếm “đủ” thặng dư thương mại từ các thị trường này – thì Việt Nam có thể đối mặt với một số rủi ro lớn.

Rủi ro thứ nhất là tình trạng gián đoạn chuỗi giá trị trong thời kỳ hậu COVID-19 vẫn còn hiện hữu, thậm chí có thể phức tạp hơn trong thời gian tới. Những gián đoạn ấy có thể dẫn tới việc kết nối với thị trường xuất khẩu không còn ổn định và/hoặc liền mạch như những giai đoạn trước. Đó là chưa kể những tác động phức tạp có thể xảy ra khi chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu dịch chuyển hậu COVID-19.

Một lưu ý là những ngành hàng được cho là có thể gia tăng xuất khẩu sang các thị trường ngoài RCEP (như dệt may, chế biến thực phẩm…) – mà các nhà đầu tư nước ngoài ít nhiều có sự quan tâm – cũng là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Mặt khác, không ít thị trường xuất khẩu chính (chẳng hạn như Mỹ, EU) có thể lo ngại về xuất xứ hàng nhập khẩu và/hoặc quy mô thâm hụt thương mại với Việt Nam. CIEM nhắc lại rằng vấn đề hàng hóa Trung Quốc lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc đã được chính phía Mỹ nêu trực diện hơn trong giai đoạn 2018-2020 và không loại trừ khả năng sẽ còn tiếp tục được theo dõi chặt chẽ hơn trong giai đoạn hậu 2020.

Bản thân Việt Nam và các nước RCEP (đặc biệt là Trung Quốc) cũng gặp không ít các vụ kiện phòng vệ thương mại, chẳng hạn như chống bán phá giá, chống trợ cấp… Những vấn đề này sẽ phức tạp hơn nếu được “núp” sau các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, bởi khi ấy việc xử lý sẽ phải cân nhắc thêm những cam kết về bảo hộ đầu tư (nếu có).

Trong những trường hợp nêu trên, tác động kèm theo sẽ là việc gia tăng bất định đối với cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam, đặc biệt là khi biến động từ các thị trường ngoài RCEP có thể ảnh hưởng tới khả năng Việt Nam kiếm thặng dư để bù đắp thâm hụt thương mại với các thị trường trong RCEP.

Khi ấy, mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng đáng kể, ít nhất trên các phương diện như: dư địa để điều hành chính sách kinh tế vĩ mô; và dễ chịu tác động bất lợi từ thay đổi chính sách xuất nhập khẩu đột ngột – không trái cam kết RCEP – của một thị trường đủ lớn trong RCEP

CIEM cũng phản biện quan điểm ủng hộ nhập siêu từ RCEP của một số nhóm rằng khoản nhập siêu này có thể giúp cải thiện năng lực sản xuất của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nói riêng. Bởi khoản nhập siêu chỉ có lợi khi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các dây chuyền công nghệ đủ hiện đại, để bảo đảm có đóng góp bền vững vào cải thiện năng lực sản xuất.

Và ngay cả khi chấp nhận luận điểm này, việc bảo đảm đóng góp trên phương diện trên của các mặt hàng nhập khẩu từ RCEP sẽ còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Các con số thống kê cho thấy tỷ trọng hàng nhập khẩu có hàm lượng công nghệ cao tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2019 đến từ thị trường Hàn Quốc (hơn 40 điểm phần trăm), trong khi tỷ trọng nhập khẩu hàng công nghệ cao từ Trung Quốc chỉ tăng khoảng 10 điểm phần trăm.

Các con số cũng cho thấy kết quả tạo dựng năng lực cạnh tranh mới của Việt Nam trong thương mại với RCEP hầu như không đáng kể trong giai đoạn 2010-2019. Theo đó, tác động tăng năng lực sản xuất cũng chỉ diễn ra nhanh từ một số thị trường nhất định, chứ không phải toàn bộ khu vực RCEP.

Tác động gia tăng nhập siêu từ các thị trường RCEP “tương đối” dễ xử lý hơn nếu các mặt hàng kém chất lượng, không phù hợp với thị hiếu, môi trường, xã hội của Việt Nam có đóng góp chính vào gia tăng nhập siêu. Tuy nhiên, nếu gia tăng xuất khẩu của RCEP vào Việt Nam chủ yếu diễn ra ở các nhóm mặt hàng có chất lượng cao, đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật có tính “thông lệ tốt nhất” (và theo đó đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam), việc xử lý tác động của nhập siêu sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

“Cần lưu ý, khả năng này không thể được loại trừ trong bối cảnh Mỹ cọ xát thương mại với không ít nền kinh tế trong khu vực RCEP và các nền kinh tế này cần chuyển hướng hàng xuất khẩu – kể cả hàng chất lượng cao – của họ sang các thị trường khác (trong đó có Việt Nam)”, CIEM nêu quan điểm.

Đón vốn dễ, sàng lọc vốn khó

Một rủi ro khác trong vấn đề đầu tư của RCEP là việc sàng lọc chất lượng dự án FDI. Theo CIEM, thời gian qua, không ít dự án từ một số nước ở khu vực RCEP đã gây ra lo ngại về chất lượng đầu tư, chẳng hạn như về phương diện môi trường, xã hội.

Cùng với đà phát triển kinh tế, Trung Quốc cũng có những bước đi trong việc cải thiện các quy định, tiêu chuẩn về môi trường. Điều này dẫn đến việc các nhà máy công nghệ thấp, ít thân thiện với môi trường hơn có xu hướng dịch chuyển dần sang các nước xung quanh, và không loại trừ những cân nhắc chuyển sang Việt Nam.

Rủi ro này càng lớn hơn trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc khi mà những dự án, nhà máy ấy thiên về cạnh tranh về giá và chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các biện pháp thuế quan bổ sung của phía Mỹ.

Những lo ngại này là không mới, nhưng xử lý lại không dễ. Một mặt, các cam kết quốc tế đã hạn chế khả năng của Việt Nam trong việc phân biệt đối xử với nhà đầu tư. Mặt khác, nếu chỉ phân biệt, từ chối nhà đầu tư nước ngoài chỉ vì lo ngại quốc tịch của nhà đầu tư thì có thể dẫn tới mất các cơ hội đầu tư – kinh doanh thực sự có ý nghĩa đối với Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, việc “ưa thích” một nhà đầu tư chỉ vì họ xuất phát từ một nước phát triển cũng có thể không giúp ích cho Việt Nam, nếu nhà đầu tư ấy không đáp ứng/tuân thủ đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn của Việt Nam về môi trường, xã hội, trách nhiệm ngân sách…

“Cần lưu ý, việc xác định quốc gia xuất xứ thực sự của dự án đầu tư nước ngoài là một vấn đề không đơn giản”, CIEM chỉ rõ.

Theo CIEM, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 là một bước đi quan trọng. Nghị quyết đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”.

Tuy nhiên, không ít thảo luận đã cho thấy việc thực thi nhiệm vụ này thực sự khó khăn về mặt kỹ thuật. Chẳng hạn, xây dựng cơ sở khoa học của ngưỡng để xác định “vốn mỏng” không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Tương tự, ứng phó với tình trạng “vốn mỏng” có ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hay không cũng là một nội dung cần làm rõ, dù không dễ.

Những thách thức trên xuất phát một phần từ chính khó khăn về thông tin, số liệu, năng lực thẩm định đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, đánh giá về diễn biến đầu tư nước ngoài chi tiết theo ngành nghề, lĩnh vực và theo đối tác đầu tư hiện mới chỉ dựa được vào số liệu công bố về vốn đầu tư nước ngoài đăng ký. Trong khi đó, đánh giá quy mô vốn thực hiện và quy mô vốn mà nhà đầu tư nước ngoài thực sự mang vào Việt Nam chi tiết theo ngành nghề, lĩnh vực và theo đối tác đầu tư hầu như không thể thực hiện được.

“Chính ở đây, một thách thức đối với việc bảo đảm mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam chính là việc không thể xử lý hiệu quả và/hoặc kịp thời các vấn đề bất cập đối với dự án đầu tư nước ngoài từ RCEP – ngay cả khi đã nhận diện được các bất cập nói chung với các dự án FDI trong nhiều năm qua”, CIEM bình luận.

Theo Vĩnh Chi/VietnamFinance (link bài gốc)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc sẽ chuyển sang chính sách tỷ giá NDT mạnh hơn?

Tiến sĩ trăn trở – trăn trở tiến sĩ

Bình luận: Sau Khaisilk, đo lại nỗi lòng thương gia Việt

Không chỉ là chuyện sổ đỏ

DN tư nhân đóng góp chưa đến 10% GDP, làm sao có kinh tế thị trường?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nhập siêurcepviện ciem

Tin khác

Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc

Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Việt Nam là điểm đến quan trọng nhất của làn sóng FDI mới

‘Tôi mong sớm có kế hoạch phục hồi kinh tế chứ không phải là những chính sách hỗ trợ’

Đồng bằng chuyển mình

Số hóa… Tết

TS Võ Trí Thành: Sau chống chọi là phục hồi, bứt tốc?

Cà phê sáng
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Số hóa… Tết

Số hóa… Tết

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA