'Doanh nghiệp Việt cứ tự cạnh tranh, suy yếu dần rồi bị mua lại giá rẻ'
Tin mới
11:04
Lãnh đạo Mỹ – Nhật nhất trí đối phó thách thức từ Trung Quốc
10:59
Ông Hun Sen ra lệnh ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ ở Phnom Penh
10:39
Grab xem xét niêm yết tại Singapore sau vụ IPO trên Phố Wall
10:07
Mỹ gỡ mác ‘thao túng tiền tệ’ cho Việt Nam
15:48
Chuyên gia dự đoán Iphone 2022 sẽ không có bản Mini
15:29
Indonesia đặt cược vào chuyển đổi kỹ thuật số
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
Bản tin thị trường
10:27
Citigroup rút khỏi mảng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2021/04/18 - 4:11:52 PM

11:12 - 06/03/2021

‘Doanh nghiệp Việt cứ tự cạnh tranh, suy yếu dần rồi bị mua lại giá rẻ’

Tại tọa đàm “Làm tổ cho đại bàng nội”, tổ chức ngày 5/3 tại FLC Hạ Long (Quảng Ninh), ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, đã nêu 2 luận điểm đáng chú ý về thực trạng của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái.

Một là số lượng doanh nghiệp. Ông Đoàn cho biết 97% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) nhưng điều này không đáng ngại, bởi 99% doanh nghiệp ở Nhật Bản là SMEs.

Thách thức của Việt Nam không chỉ là việc thiếu doanh nghiệp đầu tàu (đại bàng nội) mà là định vị các doanh nghiệp này.

“Việt Nam là nước phát triển chậm. Mình không thể chỉ dựa vào doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam để phát triển được, vì tư nhân mới lớn thôi. Do vậy, nhà nước nên đi theo mô hình xe pháo mã, tức gồm các doanh nghiệp lớn của nhà nước, của FDI và của tư nhân. Cả 3 cái đi song song. Bài toán là nghiên cứu làm sao để đại bàng Việt là 1 trong 3 chân kiềng đó”, ông Đoàn nói.

Luận điểm thứ hai là liên kết doanh nghiệp. Theo ông Đoàn, để trở thành doanh nghiệp lớn có 2 cách. Cách thứ nhất là thông qua liên kết, liên doanh. Cách thứ hai là phát triển hệ sinh thái.

Tuy nhiên, việc liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau rất khó. “Có một cái khó rất khó nói ra đó là sự không minh bạch giữa các doanh nghiệp. Bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có những điều không nói ra được, rất khó chia sẻ. Chính điều ấy đã cản trở sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt”.

Về việc tạo dựng hệ sinh thái, ông Đoàn chỉ ra doanh nghiệp Việt Nam rất tự lực, tự cường nhưng cũng vì thế mà tự phát triển, tự cạnh tranh lẫn nhau theo kiểu quân ta đánh quân mình.

“Điều này có một phần trách nhiệm của nhà nước, chưa hoạch định rõ ràng để doanh nghiệp có thể phát triển đc. Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất gạch, làm rất tốt, lẽ ra nhà nước ra hạn mức cấp phép thành lập doanh nghiệp làm gạch mới, nhưng nhà nước lại cấp phép gấp đôi, thành ra ngành gạch lại gặp khó khăn, không bán được hàng hoặc bán dưới giá thành. Các ngành khác cũng vậy. Nhìn chung, không có điều tiết của nhà nước thì rất khó khăn”, ông Đoàn nêu quan điểm.

Do vậy, ông Đoàn nêu 4 đề xuất để giải quyết thực trạng trên. Một là nhà nước phải giữ vị trí tổng công trình sư, hoạch định chính sách dài hạn đối với các ngành nghề.

“Giờ ta thấy các doanh nghiệp tư nhân cứ thích gì thì làm nấy, dẫn đến lãng phí nguồn lực. Các doanh nghiệp cứ riêng lẻ, tự làm mà ăn, mà tự làm thì kinh lắm. Bao nhiêu doanh nghiệp sinh ra, bao nhiêu nghìn tỷ đổ xuống nhưng cạnh tranh lẫn nhau, cứ suy yếu dần rồi nước ngoài vào mua hết với giá rẻ”, ông Đoàn nói.

Đề xuất thứ hai ông Đoàn nêu ra là nhà nước phải phân định kiềng ba chân cho rõ: doanh nghiệp nhà nước làm lĩnh vực gì, doanh nghiệp FDI kêu gọi trong lĩnh vực gì và doanh nghiệp tư nhân lớn làm gì.

“Ít ra cái kiềng đó phải cụ thể. Như tôi bây giờ, nếu bảo làm thì cũng không biết làm gì. Nhà nước phải phân định thì chúng tôi mới thành doanh nghiệp lớn được”.

Đề xuất thứ ba là huy động sức dân. Ông Đoàn cho rằng nguồn lực trong dân rất nhiều nhưng đang bị dịch chuyển ra nước ngoài. Nguyên nhân chính là người dân không an tâm.

“Phải làm sao để người dân an tâm, chứ không gây sức ép được. Làm sao chúng ta có thể ngăn chặn con đường phi pháp được, bởi vì có hàng nghìn con đường phi pháp. Huy động được sức dân sẽ tạo ra được những con đại bàng”, ông Đoàn bình luận.

Đề xuất cuối cùng mà ông Đoàn nêu ra là cần có sự xích lại trong suy nghĩ giữa cơ quan công quyền và cộng đồng doanh nghiệp.

“Có cuốn sách nói nếu lãnh đạo cơ quan công quyền không nắm được thực tế thì chỉ biết được 4% công việc. Do việc nhận thức thực tế không đủ nên mới có tình trạng cơ quan công quyền ra nhiều quyết định không đúng.

“Việc đi sâu vào thực tế của cơ quan công quyền rất quan trọng. Ở các nước phát triển, nhiều lãnh đạo công quyền đi từ doanh nghiệp lên. Họ biết bệnh tật của doanh nghiệp và biết cách làm, vì thế mới có chiều sâu trong chính sách. Tôi nghĩ điều này ở Việt Nam sẽ cần thêm thời gian nhưng ít nhất cơ quan công quyền phải ý thức được rằng không thực tế, không nắm sát, cứ chung chung thì các vấn đề sẽ không được giải quyết.

“Muốn đại bàng Việt cất cánh thì phải biết sức khỏe đại bàng thế nào, thực tế có tốt không, có an tâm không, có nền tảng gì… có như vậy mới phát triển bền vững được”, ông Đoàn kết luận.

Theo Ái Châu Tử/VietnamFinance (link bài gốc)

Có thể bạn quan tâm

ĐBSCL đối mặt thử thách 2017

Làm ăn với Trung Quốc, liệu có thể mãi theo kiểu ‘ở liều gặp lành’?

Womenomics: Kinh tế học ‘nịnh đầm’ lợi hại ra sao?

Cửa hàng tiện lợi: tiện mà có lợi?

Chuyến thăm định hình quan hệ Mỹ – Ấn

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:doanh nghiệp việtphạm đình đoàntập đoàn phú thái

Tin khác

Làm sao vừa kiểm soát lạm phát, vừa kích cầu đầu tư?

Làm sao vừa kiểm soát lạm phát, vừa kích cầu đầu tư?

Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

TS Nguyễn Minh Hòa: Cần tính toán khi TP.HCM xoay trục ra biển

TS Nguyễn Minh Hòa: Cần tính toán khi TP.HCM xoay trục ra biển

Nông nghiệp đô thị: người ta cố giữ, sao mình muốn bỏ!

‘Mỏ vàng’ 200 tỷ USD

Bà Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp tư nhân ‘không thể lớn, không dám nghĩ lớn!’

30 tỷ đồng diệt chuột

TP.HCM nên xóa hay giữ nông nghiệp?

Cà phê sáng
Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

GS Đặng Hùng Võ: Cần sớm có hàng rào pháp lý để hạ ‘sốt’ đất

GS Đặng Hùng Võ: Cần sớm có hàng rào pháp lý để hạ ‘sốt’ đất

Nông nghiệp đô thị: người ta cố giữ, sao mình muốn bỏ!

Nông nghiệp đô thị: người ta cố giữ, sao mình muốn bỏ!

‘Mỏ vàng’ 200 tỷ USD

‘Mỏ vàng’ 200 tỷ USD

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA