Cần một làng để giáo dục một trẻ
  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị
    • Chuyện tiếp thị
    • Mua sắm – Tiêu dùng
  • Công nghệ
    • Hi-tech
    • Startup
    • Điện máy
  • Nông nghiệp
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Chính sách
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Media
  • Mekong Connect
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Trang chủ Góc nhìnChân dung
2019/12/09 - 11:24:33 AM

09:40 - 20/09/2019

Cần một làng để giáo dục một trẻ

TGHN kỳ này giới thiệu chân dung khá quen thuộc với các phụ huynh và học sinh, đó là ông Trần Đức Cảnh, hiện đang là thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016 – 2021.

  • Giáo dục: xin được nói thẳng
  • TS Giáp Văn Dương: Giáo dục là khai mở nhân…
  • Giáo dục khai phóng để giúp con người trở thành…

Tranh: Hoàng Tường.

Ông cho rằng, những gì ông đang làm cho giáo dục, chính là những cảm nghiệm của ông với cả hai nền giáo dục mà ông đã thụ hưởng: Việt Nam và Mỹ.

Tôi đã từng là một học sinh dốt

“Hồi nhỏ tôi học dốt, từ tiểu học đến trung học.Tôi không nói đùa.Thậm chí gặp lại thầy cô còn nói: ‘Ngày xưa cô thấy em học dốt quá mà sao giờ được vầy?’”, ông cười sảng khoái.

Ông kể, tuổi nhỏ học thì rất chậm nhưng rủ bạn rủ bè chơi là nhanh nhất. Về sau, đó chính là “chân lý” mà ông đã tự rút ra được cho mình: Không phải đứa trẻ nào cũng tiếp cận giáo dục như nhau. Mỗi đứa có hoàn cảnh môi trường lớn lên khác nhau. “Hồi đó lớp tôi, chỉ có 20% giỏi, còn lại là trung bình và một số bạn dốt”. Thời học phổ thông, ông đánh giá hệ thống giáo dục miền Nam đã phóng khoáng, dù vẫn coi trọng thi cử chứ không phải đánh giá theo từng học sinh. Nhưng nói chung, tính đa dạng và nhận biết khả năng của từng đứa trẻ rất hiếm.

Sau 1975, giáo dục mang tính hệ thống và giáo điều, đi theo tư duy đào tạo con người phục vụ, khác biệt với thế giới phương Tây, đào tạo con người tự do, tính độc lập và sáng tạo, phát triển và đa dạng – cùng làm việc. Vì vậy, khi họ phát triển thì tận dụng được hết sự sáng tạo, đa dạng đó để luôn đổi mới. Riêng Mỹ là nước hàng đầu về tư duy sáng tạo, khác biệt từ những tranh luận phản biện.

“Lúc nhỏ nhà tôi rất nghèo, càng nghèo thì càng mặc cảm. Nhìn đám con nhà khá giả đi học với tâm lý thiệt thòi đè nặng, tôi vô lớp học là mang tính đối phó, hy vọng không bị thầy cô gọi tên. Nên mỗi khi thầy cô vào trong lớp là mình cúi xuống né né, khi bị gọi mà không thuộc bài thì bị đánh ghê lắm.Về nhà nói với mẹ để bà rủ lòng thương, thì bà nói tao còn muốn mày bị đánh thiệt đau để chừa thói ham chơi đi để học cho giỏi.Nhưng tâm lý nặng nề cỡ nào thì khi được chơi là quên hết.Sau này lớn lên thì đỡ hơn. Cấp 2, tôi không giỏi các môn tự nhiên, nhưng thay vì đi chơi tôi lại mê đọc truyện, nhưng hồi đó lấy đâu ra sách để đọc. Cả một huyện (Ninh Hoà – Khánh Hoà) chỉ có một nơi cho thuê sách. Từ nhà đạp xe đạp đến đó 5 cây số, thuê được một cuốn phải đọc hết trong ngày, không thì không đủ tiền thuê cuốn khác. Đọc sách và mơ mộng, rồi thấy mình phát triển hướng đó và cô nhận xét tôi viết văn hay. Tôi bắt đầu đọc văn chương của Tự Lực Văn Đoàn và thuộc nhiều thơ văn. Tôi càng học giỏi, các thầy cô càng thích tôi và cho điểm cao.Tôi nhớ lần đầu tiên trong lịch sử của trường tôi được điểm 10 môn văn từ cô giáo khó tính nhất. Từ đó, tôi nhận ra năng khiếu của mình. Tôi tham gia vào những nhóm trong lớp thuyết trình và tôi là nổi bật nhất. Đến lớp 8, lớp 9 lại có thầy dạy môn toán, lý thương quý vì biết tôi đọc sách nhiều nên nhận dạy kèm, và từ đó tôi cũng khôi phục lại cơ bản và học được”.

Điều này cho thấy động cơ mà người thầy giúp cho học trò nhìn ra được chính mình là nhờ thầy cô thương học trò thật sự, nhận ra năng lực của học trò để giúp chúng phát huy.Nhìn ra được sự khác biệt và khuyến khích phát triển. Mỗi con người có sự phát triển khác nhau, nhưng để có thể phát triển thật sự là nhờ động cơ nội tại. Nếu không có yếu tố nội tại thì họ dễ bị nản, bị ngưng phấn đấu.

Yếu tố nội tại đó là gì? – Bạn phải biết bạn muốn gì? Muốn trở thành gì? Đam mê cái gì? Đó là yếu tố cốt lõi, sau đó là những gì mà bên ngoài tác động đến bạn và cũng chỉ để bổ sung cho việc bạn đam mê gì. Nếu khai thác được yếu tố nội tại đó trong đứa con của bạn, nó sẽ thành công.

Giáo dục là một việc chung của cộng đồng

Nhưng có khoảng 15 – 20% trẻ không biết mình muốn gì, vì không ai hỏi nó.Giáo dục hiện nay yếu nhất ở chỗ chính là khơi gợi yếu tố nội tại trong học trò. Đứa trẻ đi học vì cha mẹ muốn, tới trường để đáp ứng yêu cầu thầy cô muốn… Chẳng ai hỏi nó muốn gì.Nếu đứa trẻ được khơi gợi nội tại, nó sẽ được khai phóng để vượt lên.

Thực sự, nhớ lại quãng thời gian học sinh, tôi tự khai phóng chính tôi nhiều hơn. Qua Mỹ, tôi cũng có tự ái là người Việt tha phương, chính từ đó tôi phải vượt qua mặc cảm lớn hơn nữa và may mắn gặp thành công bất ngờ. Khi đi học bên Mỹ, tôi nhận thấy nội dung học không quá khó và thực tế cũng đạt được những gì mình có thể, và tôi tự thấy mình không đến nỗi dốt lắm.

Đó là bước đầu để lấy tự tin, tôi nộp đơn ba trường đại học và cả ba đều nhận.Tự nhiên tôi choáng và nghĩ “À mình cũng giỏi”, từ đó
mà đi thôi.

Tóm lại, điều đầu tiên là giáo dục phải mở – giáo dục khai phóng. Thứ hai là cần sự chung tay của tất cả mọi người từ gia đình đến xã hội. Ở thành phố tôi đang sống tại Mỹ có khoảng gần 40.000 dân, giáo dục ở đó mang tính cộng đồng rất cao: hệ thống trường kết hợp với tất cả các sinh hoạt cộng đồng. Giáo dục là một phần của cộng đồng. Ai cũng có đóng góp tích cực để dạy dỗ một đứa trẻ và thực sự là đứa trẻ lớn lên trong vòng tay của… cộng đồng. Khác với Việt Nam hiện nay, nhà trường cách ly hoàn toàn với gia đình, cha mẹ, xóm giềng. Nhà trường tạo ra  môi trường thúc đẩy đứa trẻ cạnh tranh hơn thua, chứ không phải giúp trẻ học cùng nhau. Ở Mỹ, vào nhà trường cha mẹ thấy thoải mái. Ở Việt Nam, cha mẹ bước vào nhà trường có cảm giác đang bước vào… cơ quan nhà nước, khác hẳn với những giá trị nhân văn mà nhà trường đáng lẽ ra phải tạo trước tiên cho trẻ em và cộng đồng.

Khi có sự tham gia của cộng đồng vào nhà trường (đó chính là mô hình của xã hội dân sự), đứa trẻ được lợi và làm việc gì có lợi cho tương lai.

Một số kiến nghị của ông Trần Đức Cảnh về vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay

1. Trường học các cấp phải/nên xem vai trò gia đình và cộng đồng (theo nghĩa rộng) là một phần quan trọng của giáo dục học đường. Cần gia đình và cộng đồng tham gia trong các sinh hoạt nhà trường.

Cũng cần nói thêm là hệ thống giáo dục hiện nay, đặc biệt là từ tiểu học đến THPT, bị cắt lát, phân ranh, mang tính áp đặt, cứng và thiếu linh động. Xử lý các vấn đề phát sinh thường ngày trong khuôn viên trường không hiệu quả.Quan điểm tôi “cần một làng để giáo dục một đứa trẻ”, góp phần giải quyết các vấn đề và phát huy giáo dục địa phương.

2. Tăng cường mạnh mẽ các chương trình thể dục thể thao (TDTT) trong trường, và học sinh cần có môi trường sinh hoạt và học tập tốt hơn. Hầu hết các trường cần không gian thoáng rộng hơn cho sinh hoạt TDTT, ăn ở (tuỳ trường) và ngoại khoá. Địa phương cần ưu tiên đất cho giáo dục, thay vì đầu tư nhà cửa, kinh doanh như hiện nay.

So với các nước thì không gian sinh hoạt và học tập của học sinh Việt Nam quá hẹp. Không riêng tại các đô thị, mà các vùng biên, nông thôn cũng thế.Trường học thường thiết kế tối đa diện tích cho lớp học là chính.

Thế giới đã bỏ tư duy “học chữ” từ hàng thế kỷ trước.Môi trường giáo dục hiện đại phải dành nhiều cho hoạt động TDTT, sinh hoạt nhóm, ngoại khoá của học sinh, sinh viên… chiếm từ 40 – 55% thời gian. Thể năng, linh động, sáng tạo và tinh thần học/làm việc nhóm, cộng đồng sẽ giúp cho học sinh/sinh viên phát huy và tiến xa hơn.

3. Việc sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm (hiện nay bộ rất lúng túng), tôi có chia sẻ như thế này.

Hệ thống trường sư phạm Việt Nam có vai trò và tính chất lịch sử của nó. Cần đánh giá lại xem có còn phù hợp với điều kiện hiện nay.

Theo tôi thì ngành sư phạm nên tính toán, làm dự báo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu giáo viên trong 5, 10, 25 năm tới. Không theo loại hình cấp chỉ tiêu, ngân sách hay quản lý cứng, mà theo nhu cầu thực của xã hội về số lượng và chất lượng yêu cầu.

Việc sắp xếp các trường sư phạm và chương trình đào tạo nên: 1– Giảm tối đa số trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm độc lập, để sáp nhập vào các trường đại học lớn, đa ngành. Trường/khoa sư phạm vẫn giữ được đặc thù và chuyên môn của nó. 2– Sinh viên các ngành khác như toán, lý, sinh, văn, lịch sử, nếu muốn trở thành giáo viên vẫn có thể chuyển ngành học, nếu đã tốt nghiệp thì có thể học thêm tín chỉ sư phạm (và thực tập yêu cầu). Như vậy, nguồn lực cho ngành sư phạm sẽ linh động và thực tiễn hơn trong nhu cầu công việc, không riêng ngành sư phạm mà cho các ngành nghề khác.

Tính liên thông nguồn lực/nội dung giảng dạy, cộng thêm với cơ sở vật chất đầy đủ hơn và các sinh hoạt khác, sẽ giúp cho sinh viên cơ hội và điều kiện học tập và phát huy. Do đó, không cớ gì mà ngành sư phạm lại chỉ nằm trong khuôn viên trường sư phạm.

Ngân Hà thực hiện (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Lưu Hạc – người ngăn chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Khỉ làm gì?

Không chừa một thứ gì

Bản thảo và nhà xuất bản

Nguyễn Bá Quỳnh – nhà công nghệ và quản trị yêu đàn, trống

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:giáo dụcgmdntrần thanh cảnh

Tin khác

‘Loan – phượng hoàng tái sinh’

‘Loan – phượng hoàng tái sinh’

Lee Kun Hee – người tạo nên ‘kỳ tích Samsung’

Lee Kun Hee – người tạo nên ‘kỳ tích Samsung’

Cùng con đi khắp thế gian

Cùng con đi khắp thế gian

ABC Bakery: ‘Cha truyền con nối’

CEO Meg Whitman – nữ tỷ phú thành công nhất nước Mỹ

Đạo diễn Nhật thử thách ‘tìm bình yên’ ở Việt Nam!

Đạo diễn Việt Linh: Công thức của tôi là đam mê, sức khoẻ và ân nhân

Nguyễn Bá Quỳnh – nhà công nghệ và quản trị yêu đàn, trống

XEM NHIỀU NHẤT

‘Loan – phượng hoàng tái sinh’

‘Loan – phượng hoàng tái sinh’

Cà phê sáng
Lãi suất khó giảm

Lãi suất khó giảm

Giữ lấy lá phổi xanh thành phố

Giữ lấy lá phổi xanh thành phố

Nhìn về một hướng

Nhìn về một hướng

Nguy cơ độc quyền RCEP, nếu mất thế ‘chân vạc’

Nguy cơ độc quyền RCEP, nếu mất thế ‘chân vạc’

Chân dung
‘Loan – phượng hoàng tái sinh’

‘Loan – phượng hoàng tái sinh’

Lee Kun Hee – người tạo nên ‘kỳ tích Samsung’

Lee Kun Hee – người tạo nên ‘kỳ tích Samsung’

Cùng con đi khắp thế gian

Cùng con đi khắp thế gian

Việt Quốc và drone nước Việt

Việt Quốc và drone nước Việt

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị
    • Chuyện tiếp thị
    • Mua sắm – Tiêu dùng
  • Công nghệ
    • Hi-tech
    • Startup
    • Điện máy
  • Nông nghiệp
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Chính sách
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Media
  • Mekong Connect
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Đức Minh. Tel : 028-38466136 — Fax: 028-38466180 — Email :info@bsa.org.vn


Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet số 86/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20/7/2015, sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018.

Toà soạn: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. Email:toasoantttg@gmail.com. Hotline: 0903 647 911.

Liên hệ: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. ĐT: 028.38466136

Ghi rõ nguồn "thegioihoinhap.vn" khi trích dẫn từ kênh thông tin này.

Copyright 2015 - Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp