Căng thẳng Mỹ-Trung: 'một nền hòa bình nóng'
Tin mới
10:11
Khó gọi taxi, xe công nghệ
10:05
Bộ Tài chính đề xuất hoãn nộp thuế cho người dân và doanh nghiệp
10:01
WHO kêu gọi họp khẩn vì bệnh đậu mùa khỉ bùng phát
09:49
Đề xuất thí điểm tổ chức casino ở khách sạn 5 sao, bước đi đột phá của TP.HCM
22:43
DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm
22:30
Hàn Quốc cấp visa du lịch trở lại cho khách Việt Nam
22:26
Indonesia bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ
22:19
Dự báo lạm phát leo thang mạnh trong quý 3/2022
12:17
EU công bố kế hoạch thoát phụ thuộc năng lượng Nga
11:59
Canada loại sản phẩm của Huawei, ZTE khỏi mạng 5G
11:55
Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng
11:49
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán
11:04
21 khuyến nghị để giảm ùn tắc ở cảng Cát Lái
11:00
Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19
10:36
Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít
10:03
Công nghiệp hỗ trợ: lối tắt vào chuỗi cung ứng toàn cầu
16:24
iPhone 14 có thể chính thức ra mắt vào ngày 13/9
16:17
Người tiêu dùng Mỹ nhạy cảm hơn với giá cả
16:05
Giá thép giảm 500.000 đồng một tấn
16:02
VCCI công bố sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam
Bản tin thị trường
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2022/05/23 - 3:37:13 AM

09:29 - 18/01/2022

Căng thẳng Mỹ-Trung: ‘một nền hòa bình nóng’

Các chương trình nghị sự trong nước ‘có thể có hoặc không có tác dụng giảm bớt căng thẳng’ trong năm 2022 nhưng các liên kết thương mại luôn là nền tảng cho mối quan hệ Trung – Mỹ, cho nên cả hai bên tốt nhất là duy trì “một nền Hòa bình nóng” hơn là “một cuộc Chiến tranh lạnh”.

Căng thẳng Mỹ-Trung: khó xoa dịu nhưng vẫn có thể duy trì “một nền hòa bình nóng”.

Chính trị trong nước có thể sẽ thúc đẩy Bắc Kinh và Washington đối đầu nhiều hơn trong năm nay và khó có thể xoa dịu căng thẳng, theo một cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của Trung Quốc cho hay.

Ông Wang Jisi, Chủ tịch Trường Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Đại học Bắc Kinh viết trong một bài báo có tiêu đề “Mô hình hòa bình nóng”, được đăng trên trang web China – US Focus tuần trước rằng “Các chương trình nghị sự trong nước của Hoa Kỳ và Trung Quốc vào năm 2022 có thể có tác dụng hoặc không thể giảm bớt căng thẳng”. Nhưng ông đánh giá hai quốc gia vẫn có thể duy trì “một nền hòa bình nóng” – nghĩa là có thể có những cuộc trao đổi và cạnh tranh gay gắt nhưng sẽ không làm tình hình leo thang.

Tại Mỹ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chia rẽ sâu sắc trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, nhưng vẫn nhất trí rằng không có chỗ cho sự mềm mỏng với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ “khó khăn chồng khó khăn” tại quê nhà nếu chính quyền của ông tránh đối đầu với Trung Quốc trước cuộc bầu cử.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực sau Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu, dự kiến vào tháng 10/2022 và đang trong quá trình củng cố vị trí của mình trước thềm Đại hội. Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn, duy trì những chính sách cứng rắn để chống lại những thách thức của Hoa Kỳ đối với tính hợp pháp và thẩm quyền của họ.

“Do đó, giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ Trung – Mỹ sẽ không dễ dàng thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, có đủ động lực cho cả hai bên để duy trì sự tỉnh táo và giữ mối quan hệ có thể kiểm soát được, vì cả hai đều phải đối mặt với những “mệnh lệnh” ở nhà”, ông nói.

Căng thẳng chỉ khiến “khó khăn chồng khó khăn”

Bắc Kinh đang phải vật lộn với sự suy giảm kinh tế và cố gắng ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, trong khi đại dịch và ổn định tài chính do lạm phát tăng cao cũng là những vấn đề then chốt đối với Washington. Tuy nhiên, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dần dần nối lại hợp tác kinh tế có thể giúp xoa dịu những xích mích trong mối quan hệ.

Ông Huang Ping, tổng lãnh sự của Trung Quốc tại New York, nói với Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ – Trung Quốc rằng các liên kết thương mại luôn là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước. Trích dẫn số liệu thống kê của Trung Quốc, nhà ngoại giao cấp cao cho biết thương mại song phương đạt 696 tỷ USD vào năm 2020, từ mức 446 tỷ USD vào năm 2011. Trong đó, đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Quốc vào Hoa Kỳ – đạt 83,8 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái.

Khối lượng thương mại song phương liên tục tăng trong những năm gần đây, bao gồm cả xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, là “một thành tích ấn tượng, nếu xét đến những cú đúp của Covid-19 và các vấn đề do chính quyền Mỹ trước đó tiến hành, bao gồm cả thuế quan”.

Bất chấp những khó khăn chính trị leo thang, các doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ vẫn hội nhập sâu rộng về tài chính, trí tuệ và mạng lưới sản xuất. “Đại đa số các công ty Trung Quốc và Mỹ không chấp nhận ý tưởng tách rời”, ông Wang viết. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại liên minh, đại diện cho đầu tư, bất động sản và tiếp thị và các chuyên gia khác kinh doanh với Trung Quốc, lên tiếng ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn.

Cả hai cường quốc đều đang đối mặt với những thách thức trong quan hệ song phương những ngày này. Nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc vào nhau trên nhiều mặt, vì vậy mọi xung đột nảy sinh đều sẽ tốn kém.

“Hòa bình nóng” hay “Chiến tranh Lạnh”?

Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trên đà đi xuống kể từ thời chính quyền Donald Trump. Các cuộc chiến thương mại và công nghệ của cựu tổng thống Mỹ đã tiếp tục diễn ra dưới thời tổng thống Biden, và hai quốc gia vẫn còn lúng túng trong nhiều vấn đề – từ việc Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hong Kong cho đến việc xây dựng quân đội ở Biển Đông đang tranh chấp.

Các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc vào tháng 7 đã vạch ra “lằn ranh đỏ” mà Mỹ không nên vượt qua khi họ gặp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman ở Thiên Tân – bao gồm cả việc không can thiệp vào Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình.

Chuyên gia chính sách đối ngoại Wang lưu ý, ông từng nói vào năm 2001 rằng quan hệ Mỹ – Trung sẽ được mô tả tốt nhất là một “nền Hòa bình nóng” hơn là một “cuộc Chiến tranh Lạnh” mới. Hai thập kỷ trôi qua, nguy cơ đối đầu ngày càng lớn.

Đó là do nhận thức tiêu cực “quá cao” của các quốc gia đối với nhau, các vấn đề kinh tế đang bị chính trị hóa và bị ảnh hưởng bởi sự giám sát an ninh quốc gia. Cả hai bên đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng minh “trong một cuộc cạnh tranh địa chiến lược bền vững”.

Ông Wang nói, nguy cơ xung đột về Đài Loan ngày càng gia tăng, với nhiều nhà quan sát ở Trung Quốc cho rằng “thời gian dường như không có ích cho việc thống nhất hòa bình” trong khi Washington đã không đưa ra cho Bắc Kinh sự đảm bảo đầy đủ rằng họ không ủng hộ Đài Loan độc lập.

Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự và ngoại giao đối với Đài Loan trong những năm gần đây – một số lượng kỷ lục máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan vào năm 2021. Trong khi đó Washington, vốn không có quan hệ chính thức với Đài Bắc, đã xích lại gần hòn đảo và là một nhà cung cấp vũ khí trọng điểm.

“Trung Quốc và Mỹ nên tham gia vào các cuộc thảo luận yên lặng nhằm giảm bớt sự ngờ vực lẫn nhau, thay vì các cuộc tập trận quân sự và chặt chẽ về vấn đề Đài Loan”, Wang cho hay.

Theo Yên Huỳnh/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Từ Vedan đến ‘cá chết hàng loạt’, người dân mãi là con kiến leo cành cụt?

Cân nhắc kỹ ‘được – mất’ với đặc khu kinh tế

Thận trọng việc thu phí cao tốc của Bộ GTVT

‘Phiếu tín nhiệm’ trước nhân dân

Bình luận: giảm tổn thương cho ĐBSCL bằng phục hồi môi trường tự nhiên

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:căng thẳng mỹ - trung

Tin khác

Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu

Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu

PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan

PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan

Thái độ trịch thượng với cổ đông

Thái độ trịch thượng với cổ đông

Chúng ta có đang ngại thay đổi?

Tại sao tiền lại tham và lười?

Để đất mãi là ‘mái ấm’!

Bí quyết của Vân Anh

Làm gì để không lặp lại ‘thập kỷ mất mát’ đối với kinh tế Việt Nam?

Cà phê sáng
Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu

Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu

PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan

PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan

Thái độ trịch thượng với cổ đông

Thái độ trịch thượng với cổ đông

Chúng ta có đang ngại thay đổi?

Chúng ta có đang ngại thay đổi?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA