Từ vay nước ngoài sang vay trong nước, liệu có ổn?
Tin mới
21:52
Ngày đầu tiên, Biden sẽ ký 17 lệnh hành pháp, đảo ngược chính sách Trump
21:45
Jack Ma lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau 3 tháng ‘mất tích’
21:33
‘Nếu giữ tư duy chấp nhận nhập siêu từ RCEP, Việt Nam có thể đối diện rủi ro lớn’
16:21
Nhìn lại những dấu ấn công nghệ từ ‘đế chế’ của Jack Ma
16:02
Ông Trump ban sắc lệnh hành pháp trong ngày cuối tại vị
11:10
Bắc Kinh báo động đợt bùng phát Covid-19 mới
11:03
TP.HCM sẽ có 1.500-2.000 vòi nước uống công cộng
10:58
IMF cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn
09:56
Ông Trump cầu chúc chính quyền mới ‘may mắn’
09:51
Việt Nam dần trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại, laptop toàn cầu
09:39
Việt Nam cần các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt
15:56
Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng
15:50
Trung Quốc đối mặt rủi ro bất động sản và tín dụng
15:41
VN-Index giảm kỷ lục hơn 60 điểm
15:38
4 lựa chọn hàng đầu thay thế WhatsApp
15:00
‘Lễ hội Tết Việt 2021’ với áo dài ngũ thân
10:02
Đề nghị cho xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn than
09:58
Vietravel Airlines công bố mở bán vé chuyến bay thương mại từ 19/1
09:46
Vé tàu, vé máy bay Tết còn tồn nhiều
09:41
Cấm nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu Trung Quốc: gậy ông đập lưng ông?
Bản tin thị trường
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2021/01/21 - 7:50:16 AM

10:31 - 17/11/2017

Từ vay nước ngoài sang vay trong nước, liệu có ổn?

Trong phần trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm 16/11, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết cơ cấu nợ của Chính phủ đang chuyển biến theo hướng tăng vay nợ trong nước, giảm vay nợ nước ngoài.

  • PTT Vương Đình Huệ: Chính phủ ‘nói không’ với tăng…
  • Quản lý nợ công: đầu mối không quan trọng bằng…
  • Quản lý nợ công chồng chéo, nhiều bất cập về…
a4c77_b7cb1_dam_ninh_binh_cat

Nợ vay nước ngoài đã vượt giới hạn dù nợ công đang được kiểm soát hiệu quả hơn. Trong ảnh là dự án đạm Ninh Bình- vay lại nguồn vốn vay của Chính phủ hiện đang thua lỗ.

Thế nhưng, việc chuyển hướng này có thể tạo thêm áp lực cho nền kinh tế, và có làm dấy lên mối lo ngại về tăng thu ngân sách hay không?

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nợ trong nước của Chính phủ tăng dần từ mức 39% GDP của năm 2011 lên mức 60% GDP năm 2017. Nợ nước ngoài giảm dần từ mức 61% (2011) xuống còn 40% (2017) nhằm góp phần làm giảm rủi ro tỷ giá, đảm bảo an toàn tài chính.

Quy mô nợ công giảm dần

Trước Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết nợ công đang được kiểm soát hiệu quả hơn xét về quy mô tăng dư nợ, kỳ hạn vay nợ, đối tượng vay nợ và sử dụng nguồn vay nợ. Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Ngân, một chuyên gia về tài chính và một đại biểu khác về nợ công, ông Dũng giải trình rằng dù nợ công vẫn đang trong giới hạn cho phép nhưng vẫn tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, việc quản lý và sử dụng vốn vay còn bất cập, thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư và cân đối nguồn trả nợ. Việc sử dụng vốn ngân sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, kém hiệu quả. Cơ chế quản lý nợ còn phân tán, chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn cũng như sự thay đổi của thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, nếu giai đoạn 2011-2015 tốc độ gia tăng nợ công là 18,4%/năm thì đến nay, tốc độ tăng nợ công đã chậm lại. “Nợ công đang được kiểm soát hiệu quả hơn xét về quy mô dư nợ, kỳ hạn vay nợ, đối tượng vay nợ và việc sử dụng nguồn vay nợ hiệu quả hơn”, ông Dũng nói.

Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội hôm 15/11 cũng về đề tài nợ công, Bộ Tài chính cho biết đến cuối năm 2016, dư nợ công bằng 63,6% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 52,6% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 44,7% GDP. Dự kiến đến cuối năm nay, nợ công là 62,6% GDP, nợ Chính phủ là 51,8% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 45,2% GDP, vẫn trong giới hạn cho phép.

“Có rất nhiều giải pháp đang trình Bộ Chính trị về tái cơ cấu ngân sách giảm nợ công, trình Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm trong đó có việc giảm trần nợ công”, bộ trưởng Dũng nói. Nhìn chung vẫn còn phải kiểm soát chặt chẽ hơn nợ công và bước đầu đang thực hiện tốt từ thể chế để kiểm soát nợ công.

Việc chuyển dịch cơ cấu nợ phần nào cho thấy định hướng của nhà điều hành trong việc cơ cấu nợ từ nước ngoài về trong nước, trong bối cảnh nền kinh tế đã bước qua ngưỡng thu nhập trung bình và các khoản vay ưu đãi từ bên ngoài đang dần thưa thớt. Tuy vậy, do các khoản vay trong nước thường có kỳ hạn ngắn và lãi suất vay thấp hơn quốc tế nên nhiều chuyên gia kinh tế đã từng lo ngại rằng việc chuyển hướng này có thể tạo thêm áp lực cho việc trả nợ của Chính phủ, vốn đã rất nặng nề.

Những rủi ro từ nguồn vay nước ngoài

Trên thực tế, khả năng giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài có thể vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (khoảng 300 ngàn tỉ đồng), bao gồm giải ngân các khoản vay ký kết mới trong giai đoạn 2016-2017, các dự án đang đàm phán ký kết hoặc các dự án đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, các dự  án đã ký kết nhưng chưa bố trí đủ vốn… ảnh hưởng đến các chỉ tiêu an toàn nợ công.

Mặt khác, lãi suất vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài có xu hướng tăng lên, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế (thuộc Wolrd Bank) từ ngày 1/7/2017, làm tăng chi phí huy động và nghĩa vụ trả nợ. Tỷ trọng các khoản vay ưu đãi có lãi suất thả nổi trong danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ tăng, làm tăng nghĩa vụ trả nợ và rủi ro về lãi suất

Việc kiểm soát chi phí các hạng mục sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài còn chưa chặt chẽ. Dư nợ nước ngoài của quốc gia có xu hướng tăng, chủ yếu do dư nợ tự vay tự trả của các doanh nghiệp tăng (năm 2016 tăng 14,5% so với năm 2015). Trong đó dư nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp tăng 26,8%.

Chính phủ sẽ rà soát, tổng hợp các dự án mới ký kết và có khả năng sẽ ký kết trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa có trong danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn này để có căn cứ đánh giá tác động đến nợ công cũng như kế hoạch tài chính trung hạn, không cho vay các lĩnh vực mà Việt Nam đã làm chủ công nghệ.

Chính phủ cũng phải có biện pháp kiểm soát tốc độ tăng dư nợ nước ngoài, đặc biệt là các khoản nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ các hạn mức đã được Chính phủ phê duyệt.

Tính đến cuối năm nay, con số nợ công ước tính vào khoảng hơn 3 triệu tỉ đồng. Trung bình mỗi người dân Việt đang gánh 30 triệu đồng nợ công. Dự báo đến năm 2020, nợ công sẽ là 4,2 triệu tỉ đồng.

Nợ công tăng nhanh, ngân sách phải vay nợ mới để trả nợ cũ khiến nợ chồng lên nợ, đây chính là một trong những lo lắng của cử tri được phản ánh qua các báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Giải quyết áp lực nợ công bằng cách giảm bội chi, tiết kiệm ngân sách như thế nào, là nan đề mà những người đứng đầu các bộ ngành có liên quan phải góp phần giải đáp.

Theo TBKTSG

 

Có thể bạn quan tâm

Bình luận thị trường: đâu chỉ có gạo và sầu riêng

Thay vì kiện Grab, Vinasun nên cởi trói cho chính mình

Đã nên thả nổi giá xăng A95?

Xu hướng cạnh tranh bán lẻ và thách thức cho doanh nghiệp

Minh bạch dự án BOT

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đinh tiến dũngngân sáchnợ côngtrần nợ côngvay nước ngoài

Tin khác

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

GDP và hiểm họa môi trường

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

Thao túng tiền tệ và câu chuyện ngụ ngôn ‘Bánh tao đâu’

Không khả thi khi mở rộng các sắc thuế

Ẩn dụ của thao túng tiền tệ

1,3 triệu người di cư, đồng bằng đang tan rã?

Cà phê sáng
Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

GDP và hiểm họa môi trường

Tiền rẻ và những rủi ro

Tiền rẻ và những rủi ro

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA