Tôm Việt, gạo Cam và chuyện thích nghi với nghịch cảnh
Tin mới
10:48
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’
10:46
Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà
10:40
Hãy để cho con làm sai
10:33
Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh
16:37
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường
16:29
Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc
16:24
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
15:54
Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít
10:59
Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món
10:52
Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’
10:45
Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!
10:30
‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu
10:21
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư
10:18
Làm báo ở Sài Gòn thập niên 1960
09:36
Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry
09:32
3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát
16:24
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 lên mức 7%
16:10
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã ‘thông thoáng’
16:06
Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%
15:53
Nhiều dư địa cho xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2022/07/04 - 9:33:10 AM

14:26 - 17/03/2017

Tôm Việt, gạo Cam và chuyện thích nghi với nghịch cảnh

Tháng 8/2016, trang web Ngân hàng Thế giới (World Bank) xuất bản bài viết kể về câu chuyện của hai người nuôi tôm tại Cà Mau. Một người bất lực trước sự khó lường của thời tiết. Người còn lại, thay đổi phương pháp canh tác để thích nghi.

  • Cà phê đối mặt với thách thức biến đổi khí…
  • Giảm lúa, nuôi tôm để chống biến đổi khí hậu
  • VN thuộc nhóm 5 nước bị tác động nhiều nhất…
35ee6_hoi_thao_campuchia___resized

Hội thảo “Tiết kiệm nguồn nước cho nông dân dọc sông Mekong” (1) do ĐH Cần Thơ và Học viện Hoàng gia Campuchia phối hợp tổ chức tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia ngày 16/3. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia Campuchia và Việt Nam đang lo ngại về những thay đổi bất thường của nguồn nước ở thượng nguồn ảnh hưởng đến nông nghiệp và thủy sản trong khu vực.

Chuyện hai người nuôi tôm

Ông Nguyễn Văn Khuyên có 6 ha nuôi trồng thủy sản cạnh kênh nước lợ tại huyện Trần Văn Thời. Do thời tiết khô, nóng kéo dài, ông đã không thể nuôi tôm như mọi năm. Như ông chia sẻ, kết quả xét nghiệm nước cho thấy độ mặn quá cao. Điều đó làm ông mất 8 tháng không nuôi trồng được gì.

Cách đó khoảng 1 giờ đi xe là một đầm tôm mẫu nơi ông Tô Hoài Thương, 53 tuổi, đang học tập bí quyết đối phó với hạn hán. Ông chia đầm của mình ra làm 3 đầm nhỏ: một nuôi tôm, một nuôi cá, và một để trữ nước ngọt. Nước ngọt dự trữ được dùng để làm giảm bớt nồng độ muối, và ông dùng quạt trên bề mặt để làm giảm nhiệt độ nước. Mùa vụ này, năng suất tại vuông của ông Thương không giảm, dù nhiệt độ môi trường có cao hơn năm ngoái.

Câu chuyện trên là một ví dụ cho việc tiết kiệm nước và học cách thích nghi với biến đổi khí hậu được ông Nguyễn Minh Quang – giảng viên tại Đại học Cần Thơ –  tham khảo khi viết bài tham luận trình bày tại hội thảo. Bài viết có tựa: “Khía cạnh chính trị của nguồn nước và những bài học thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam” (2).

Trong khi theo đuổi chính sách ngoại giao kêu gọi ngăn việc xây dựng các đập thủy điện dọc sông Mêkông, ba bài học mà Việt Nam và Campuchia, mỗi quốc gia đều có thể tự chủ thực hiện được đó là: chuyển dịch cơ cấu phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên nguồn nước ngọt; hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng chính sách nông nghiệp phù hợp năng lực của người nông dân.

Với ý thứ ba, trao đổi với người viết, ông Quang phân tích rõ hơn qua câu chuyện về làng tỷ phú ở cù lao Giêng, thuộc huyện Chợ Mới, An Giang. Nơi đó, người dân đã chuyển từ trồng lúa bấp bênh sang trồng xoài ba màu, có được thu nhập tốt. Đặt trường hợp, thay vì chuyển dịch cây trồng, nếu chính quyền thực hiện công nghiệp hóa cù lao này, như đã từng làm với nhiều khu vực khác, theo ông Quang, người dân sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi không còn đất canh tác, đồng thời phải học để trở thành công nhân trong khi không sẵn sàng hoặc không phù hợp.

Người nông dân có những kinh nghiệm, sự thông thái riêng của họ và chính sách, khi xây dựng, nên dung hòa với những yếu tố này, ông Qang chia sẻ.

Chuyện ngành gạo Campuchia

Trình bày tại hội thảo, tiến sĩ Nophea Sasaki, người Campuchia, hiện làm việc tại Học viện Kỹ thuật châu Á – Thái Lan, cho biết Campuchia là một quốc gia nông nghiệp và trong các sản phẩm nông nghiệp, gạo chiếm 75%. Năng suất lúa của quốc gia này tăng 5,4% mỗi năm, từ 1,6 tấn/héc ta năm 1994 đến 3 tấn/héc ta năm 2010.
Campuchia trở thành quốc gia xuất khẩu gạo vào cuối những năm 1990. Sản lượng xuất khẩu năm 2015 là 540. 441 tấn. Tổng sản lượng gạo sản xuất năm 2016 là 9,5 triệu tấn.

Như ông Nophea Sasaki chia sẻ, lúa ở Campuchia được trồng theo hai mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa nắng. Trong đó, chủ lực là mùa mưa với sản lượng lúa trồng trong giai đoạn này chiếm 77% tổng sản lượng mà Campuchia sản xuất được. Sản lượng cả hai mùa tăng đều đặn từ trong hơn 10 năm qua.

Nhìn sản lượng gạo mà Campuchia sản xuất, ta thấy con số còn nhỏ so với Việt Nam. Và dù Campuchia có tiếp tục tăng sản lượng hàng năm, có lẽ còn lâu họ mới bắt kịp chúng ta. Nhưng vấn đề không nằm ở đó.

Nền nông nghiệp Việt Nam và Campuchia đều phụ thuộc nhiều vào dòng sông Mêkông. Và khi Campuchia tăng cường sản xuất gạo hướng đến xuất khẩu, đặc biệt mở rộng trong mùa khô, họ cần nhiều nước hơn cho nền nông nghiệp.

Điều này, theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ, có thể làm Việt Nam gặp khó khăn hơn về nguồn nước. Cứ mỗi mét khối nước Campuchia sử dụng ở phần thượng nguồn, nguồn nước về Việt Nam giảm một mét khối nước và trong nhiều trường hợp còn bị mất nhiều hơn. Sở dĩ nói vậy, vì ở một số thời điểm nhất định, xét trên quy mô lớn, khi lượng nước về giảm, vùng đồng bằng sông Cửu Long không chỉ thiếu nước và còn đối mặt thêm ngập mặn.

Trong bối cảnh như vậy, việc giảm diện tích canh tác lúa, chuyển sang cây trồng khác mang giá trị cao hơn, theo ông Tuấn, cũng như nhiều nhà khoa học và chuyên gia trong nước đã nhiều lần đề cập, là điều nên thực hiện.

Theo TBKTSG

——————–

(1) Chủ đề của hội thảo được tạm dịch từ nguyên văn trong tiếng Anh là “Saving agriculture water for our farmers along the Mekong river”.

(2) Tựa đề bài báo cáo của ông Nguyễn Minh Quang được tạm dịch từ nguyên văn trong tiếng Anh là “Hydropolictics and lessons for climate- resilient development in Vietnam”.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Làm sao kiểm soát cán bộ công du bằng ‘tiền chùa’?

Sinh viên tổ chức cướp: sốc, sợ và bức xúc!

APEC 2017: Đa phương hay song phương?

Cần có phiên bản ngân sách dễ hiểu dành cho công dân

Rắc rối bủa vây nền kinh tế Trung Quốc

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Campuchiađại học cần thơgạo camsông mekongtôm việt

Tin khác

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Cộng đồng trách nhiệm

Cộng đồng trách nhiệm

Triết lý chung cư sở hữu 99 năm của người Singapore

Sở hữu chung cư 50 năm hay vĩnh viễn?

Khi các nhà mạng nhỏ ‘hết cửa’

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Chất vấn và chất lượng quản trị quốc gia

Đột phá hạ tầng giao thông

Cà phê sáng
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Cộng đồng trách nhiệm

Cộng đồng trách nhiệm

Đừng để doanh nghiệp ‘sợ’

Đừng để doanh nghiệp ‘sợ’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA