'Thuế ăn năn'
Tin mới
16:40
Huawei nhắm tới thị trường Trung Đông
16:33
Ấn Độ chi 1 tỷ USD thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước
16:29
Trung Quốc kêu gọi nhân tài công nghệ về quê phát triển nông thôn
16:22
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
16:12
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?
12:19
Tương lai của vật liệu mới
12:16
Bộ TN-MT đề xuất thành lập mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam
12:13
Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc
11:02
Úc thông qua luật buộc Big Tech phải trả tiền tin tức
10:59
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?
10:14
Mỹ đề nghị chuỗi cung ứng loại trừ Trung Quốc
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
16:18
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong
16:13
Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế
16:09
Cổ đông Nhật Bản muốn mua 25 triệu cổ phiếu của Petrolimex
16:07
Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước
11:53
TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu
11:42
TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
11:34
Renault Kiger giá 175 triệu đồng ở Ấn Độ, chờ ngày về Việt Nam
11:13
Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức
Bản tin thị trường
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2021/02/26 - 8:30:46 AM

10:25 - 01/10/2019

‘Thuế ăn năn’

“Trước đây, nếu bạn hút thuốc lá hay cigar, nhân viên sở thuế sẽ đến. Giờ đây kể cả khi đang ăn món bít tết ưa thích, bạn cũng có thể sẽ gặp anh ta”- trang Business Insider dí dỏm viết.

  • Khi nhà nông thích ứng với biến đổi khí hậu
  • Bớt ăn thịt đỏ để chống biến đổi khí hậu
  • Đồ họa: Biến đổi khí hậu và tương lai sản…

Thuế ăn năn (sin tax) là loại thuế dự kiến sẽ đánh vào các sản phẩm thịt, đặc biệt là thịt đỏ như thịt cừu, bò…

Một báo cáo mới của Fitch Solutions (công ty chuyên phân tích thị trường có trụ sở chính tại New York, Mỹ) tiết lộ rằng, “thuế ăn năn” (tạm dịch từ sin tax -sin: tội lỗi, tax: thuế) hiện đang áp dụng cho các sản phẩm như đồ uống có đường và thuốc lá, nhưng sẽ có thể sớm được áp dụng cho sản phẩm thịt trên toàn cầu.

Giống như với đường, việc tiêu thụ quá mức thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Dẫn chứng một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc cho thấy, chuỗi thực phẩm của nhân loại chính là “tác giả” của 37% tổng lượng thải khí nhà kính. Do đó, một loại thuế sin tax áp dụng cho các sản phẩm thịt như đã nói trên có thể sẽ đẩy nhanh xu hướng ăn chay và ăn kiêng. Nếu loại thuế này thành công giúp hạn chế tiêu thụ toàn cầu đối với thịt, khi đó lượng khí nhà kính hạn chế được có thể rất lớn.

“Chính phủ Mỹ có thể sử dụng giải pháp này thay vì thực hiện các quy định sản xuất môi trường chặt chẽ hơn và nó có thể là giải pháp mang tính toàn cầu để góp phần bảo vệ bầu khí quyển” – báo cáo của Fitch nhận định.

Tuần trước, một liên minh đa Đảng ở Đức cũng đã đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với thịt từ 7% đến 19%, với hy vọng cắt giảm tiêu thụ thịt, đặc biệt là thịt đỏ. Một nghiên cứu của Đại học Oxford, cho thấy biện pháp này có thể ngăn ngừa gần 6.000 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm và tiết kiệm gần 850 triệu USD chi phí chăm sóc sức khỏe. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu người dân Mỹ không tiêu thụ thịt, lượng khí nhà kính cắt giảm được sẽ tương đương với việc bỏ hẳn 60 triệu xe hơi không lưu thông.

Trên thực tế, các loại thịt thay thế như thịt gia cầm, đạm thực vật, “thịt giả”… đã bắt đầu thay thế dần thịt cừu và thịt bò trên bàn ăn của nhiều gia đình. Một loạt công ty chuyên về thịt thay thế như Beyond Meat đang phất lên và có vẻ như đây sẽ là một xu hướng lâu dài.

Sợ thuế liệu có ngừng ăn thịt?

Thuế đường hiện đã được nhiều quốc gia áp dụng như Anh, Mexico và đặc biệt là tại Dubai của UAE với thuế suất cực cao, tới 50%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc đánh thuế đối với đồ uống có đường lên 20% cũng làm giảm mức tiêu thụ khoảng 20%. Nhưng việc áp dụng chính sách tương tự với thịt có vẻ không đơn giản. Liên minh Nông dân Quốc gia Vương quốc Anh đã tuyên bố đánh thuế thực phẩm để đối phó với sự nóng lên toàn cầu là “giải pháp quá đơn giản, không hiệu quả”. Chính bản thân Fitch, trong báo cáo cũng cho rằng “rất khó có khả năng” những người yêu thích món thịt ở Mỹ và Brazil vì thuế tăng mà thay đổi thực đơn và thói quen ăn uống cố hữu.

Cho đến nay, mặc dù 2/3 người Mỹ tuyên bố họ ngừng hoặc hạn chế ăn thịt và 1/3 số người Anh cũng có tuyên bố tương tự, nhưng sản lượng thịt tiêu thụ trên toàn cầu vẫn cao gấp gần 5 lần so với đầu những năm 1960 – từ 70 triệu tấn đến hơn 330 triệu tấn trong năm 2017. Các nước càng giàu càng tiêu thụ thịt nhiều và ngược lại. Trong năm 2013, Mỹ và Australia đứng đầu danh sách các nước tiêu thụ thịt nhiều nhất thế giới, với khoảng 100kg/người, tương đương với khoảng 50 con gà hoặc nửa con bò. Ở hầu hết các nước Tây Âu, con số này vào khoảng từ 80-90kg thịt/người.

Trong khi đó, ở các nước nghèo châu Phi như Ethiopia, trung bình chỉ tiêu thụ 7kg thịt/người/năm, Rwanda 8kg/năm và Nigeria 9kg/năm. Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển nhanh như Trung Quốc và Brazil đã khẳng định “vị thế đang lên” tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế. Trong thập niên 1960, một người Trung Quốc tiêu thụ ít hơn 5kg/năm. Nhưng vào cuối những năm 1980, con số này đã tăng lên 20kg và gần đây đã tăng lên gấp 3 lần, chạm mức 60kg/năm. Tại Brazil, lượng thịt tiêu thụ tăng gần gấp đôi kể từ năm 1990 đến nay.

Chỉ có một ngoại lệ duy nhất trong cuộc khảo sát: Ấn Độ, một phần quan trọng do yếu tố văn hóa và tôn giáo. Mặc dù thu nhập trung bình tăng gấp 3 lần kể từ năm 1990, hiện 2/3 người Ấn Độ vẫn không ăn thịt và tính bình quân mỗi người chỉ ăn dưới 4kg thịt/năm, mức thấp nhất trên thế giới.

So với thế giới, hiện sản lượng tiêu thụ thịt đỏ và sữa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ bình quân 3kg thịt bò và 20 lít sữa/người/năm (chưa kể các loại thịt khác). Trong cơ cấu tiêu dùng sản phẩm thịt của Việt Nam, thịt lợn chiếm đa số với gần 71%, thịt gia cầm chiếm 20,4%, thịt gia súc lớn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với 8,6% trong tổng sản lượng thịt các loại. Vì vậy, có lẽ Việt Nam chưa đến lúc cần ăn năn bằng cách đóng “sin tax”.

Theo Anh Thư/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Vấn nạn chất lượng công trình giao thông

Tiêu hủy là hợp lý

Phạt cho tồn tại?

Bà Phạm Chi Lan: Mất độc quyền trái thanh long là bài học quá đắt

Thiếu cơ quan bảo vệ doanh nghiệp

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:sin taxthuế ăn năn

Tin khác

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

Tiền rẻ và những rủi ro

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

Cà phê sáng
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Số hóa… Tết

Số hóa… Tết

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA