Thật khó để các nước nghèo ở châu Á tạo ra được việc làm tốt
Tin mới
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
12:00
Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam
11:57
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc
11:53
Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam
11:48
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
11:45
Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng
11:43
Mỹ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam
11:31
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
11:27
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2022/08/11 - 10:40:29 PM

15:43 - 27/10/2018

Thật khó để các nước nghèo ở châu Á tạo ra được việc làm tốt

Thị trường lao động tại các quốc gia mới nổi ở châu Á đang trong tình trạng ảm đạm.

  • Người lao động phải thích ứng việc robot sẽ thay…
  • Việt Nam có rất ít việc làm toàn thời gian…
  • Báo cáo của Forbes: Nhân lực toàn cầu đổ xô…

Cần cải thiện các chính sách hỗ trợ việc làm cho các doanh nghiệp nhỏ tại châu Á

Một mặt, chúng ta thường được cảnh báo rằng tự động hóa sẽ làm gia tăng tình trạng thất nghiệp. Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, nền kinh tế gig (hay còn gọi là kinh tế tự do)  tạo ra nhiều việc làm nhưng lại không ổn định.

Tuy nhiên, đối với các nước nghèo ở châu Á đang trong quá trình vật lộn trên con đường hiện đại hóa kinh tế, tình hình không hề đơn giản. Thay vì thiếu việc làm, các quốc gia này đang có nguy cơ tạo ra quá nhiều loại công việc sai, cụ thể là không an toàn, lương thấp trong khu vực phi chính thức.

Lấy ví dụ về ba nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp nhưng lại phát triển thành công của châu Á: Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Cả ba quốc gia vùng Mekong này đều phát triển nhanh, tăng trường từ 6% đến 7% trong năm 2017, với tỷ lệ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao, chủ yếu là các dự án sản xuất chuyển dịch khỏi Trung Quốc.

Đặc biệt Việt Nam được đánh giá như mô hình xuất khẩu của thời đại toàn cầu, với tỷ lệ thương mại so với tổng sản phẩm trong nước chiếm hơn 200% năm ngoái, mức cao nhất từng đạt được của một quốc gia với dân số 50 triệu người trở lên.

Không dễ để đánh giá được tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới mới phát hành tháng này về thị trường lao động tại ba quốc gia nói trên, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Campuchia và Việt Nam nằm “trong số cao nhất thế giới” với Myanmar ngay sau. Chất lượng công việc vẫn còn rất thấp, chủ yếu ở các lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng.

Tình hình đáng lo ngại này thể hiện sự thất bại của mô hình toàn cầu hoá cũ của châu Á. Những năm tháng phát triển rực rỡ của khu vực đã tạo ra nhiều công việc sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trở nên thịnh vượng hơn, với Trung Quốc ngay sau.

Tuy nhiên, với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, các quốc gia nghèo ở châu Á và châu Phi rất khó chuyển đổi chất lượng công việc lên tầm cao hơn.

Những quốc gia bắt đầu sau này trên con đường toàn cầu phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những người đi trước. Thay vì phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu trong nước như ngành điện tử và chất bán dẫn, như Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm trước đó, những nước như Campuchia lại chọn từng “mảnh nhỏ” trong chuỗi cung ứng toàn cầu làm giảm đi cơ hội tạo ra nhiều việc làm có chất lượng.

Trong khi đó, ở khu vực Nam Á, Ấn Độ là một trường hợp điển hình. Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết sẽ tạo ra 10 triệu việc làm mỗi năm, đưa Ấn Độ trở thành lực lượng lao động lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới. Hiện đang có nhiều cuộc tranh luận nổ ra về việc liệu mục tiêu này có đạt được hay không, và quan trọng hơn là chất lượng của những loại hình công việc như thế nào.

Tháng trước,  The Times Of India cho biết 93.000 ứng cử viên, hơn một nửa trong số đó có bằng cấp, đã ứng tuyển cho 62 vị trí giao hàng không cần kỹ năng ở bang Uttar Pradesh phía bắc Ấn Độ.

Một báo cáo thứ hai của Ngân hàng Thế giới hồi đầu năm nay có tiêu đề không mấy sáng sủa “Thất nghiệp” cũng đã phản ánh tình trạng việc làm bấp bênh và thu nhập thấp ở quốc gia này

Kinh tế châu Á đang ngày càng phát triển và mở rộng nhưng lại tạo ra ít việc làm hơn. Một phân tích gần đây của các học giả tại Đại học Azim Premji ở Bangalore cho thấy Ấn Độ không chuyển dịch được sự tăng trưởng ấn tượng của mình vào tăng trưởng việc làm. Trong thập niên 1980, GDP của Ấn Độ chỉ tăng khoảng 4% một năm, nhưng việc làm tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 2%. Hiện giờ, GDP tăng 10% nhưng việc làm chỉ tăng 1%.

Tự động hóa là một cụm từ rất hấp dẫn, nhưng cho đến nay chưa có bất cứ robot công nghiệp hay thuật toán thông minh nào được triển khai rộng rãi trong các lĩnh vực cấp thấp như vậy. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới cũng đã đề cập đến rủi ro từ cái gọi là “sew-bots”, hay còn được gọi đùa là robot phá hủy công việc do có thể thay thế con người trong các nhà máy may mặc ở các nước như Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là các nước đang phát triển ở châu Á phải thay đổi được mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này không có nghĩa là bản thân hội nhập toàn cầu có vấn đề: Một sự thụt lùi trong toàn cầu hóa, một phần do sự gián đoạn từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, sẽ làm cho các nước như Việt Nam bị ảnh hưởng.

Nhưng toàn cầu hóa cũng không có nghĩa là đảm bảo được nhiều việc làm có chất lượng cao. Các nước như Ấn Độ và Myanmar đang xây dựng các mô hình kinh tế không cần nhiều lao động, tránh đi vào con đường của các quốc gia khác ở châu Á vốn phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động.

Cải cách thị trường lao động nên tập trung thu hút người lao động chính thức hơn là dựa vào lao động hợp đồng ngắn hạn, đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở nhiều nhà máy Ấn Độ. Đầu tư vào kỹ năng cơ bản cũng cần thiết: chỉ một phần năm công nhân ở Campuchia hoàn thành bậc trung học. Bên cạnh đó, cũng nên hỗ trợ những lao động dễ chịu thiệt thòi, đặc biệt là phụ nữ, những người thường xuyên phải đấu tranh để tìm được việc làm tại các thị trường lao động châu Á mới nổi.

Cần có sự cân bằng đầu tư tốt hơn, vừa cải thiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời phải hỗ trợ các công ty nhỏ trong nước và mở rộng lĩnh vực phát triển nâng cao chất lượng công việc. Nói cách khác, các quốc gia mới nổi ở châu Á cần phải phát triển dựa vào nội lực, không được phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Khoảng mười năm trở lại đây, một số ít các quốc gia Đông Á đã tạo ra các phép lạ về kinh tế, mang lại nhiều quyền lợi hơn cho người lao động. Đối với những quốc gia đang cố gắng đi theo mô hình này, thì con đường phía trước vẫn còn rất nhiều chông gai.

Ngân Giang (theo MTG/Nikkei)

Có thể bạn quan tâm

Nên mạnh dạn thí điểm tích tụ ruộng đất

‘Tỷ giá khó có thể có biến động lớn’

Nghề ‘thu mua bom đạn’

‘Liều kháng sinh’ cho cạnh tranh thương mại

Đại học chiều thẳng đứng

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cạnh tranhchuỗi cung ứngviệc làm

Tin khác

Trọng cung hay trọng cầu?

Trọng cung hay trọng cầu?

Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’

Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’

Nỗi buồn thương hiệu Việt

Nỗi buồn thương hiệu Việt

Xe công nghệ nắm luật chơi, ép khách hàng, đối tác

Gói ghém chi tiêu

Cần phạt nặng hành vi tung tin đồn

Giá xăng dầu: giảm thuế 1.000 đồng, nhưng thu lại quỹ 950 đồng!

Tái cấu trúc ‘đất vàng’ đô thị từ đất công

Cà phê sáng
Trọng cung hay trọng cầu?

Trọng cung hay trọng cầu?

Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’

Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’

Nỗi buồn thương hiệu Việt

Nỗi buồn thương hiệu Việt

8 năm để chế và biến

8 năm để chế và biến

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA