Nông nghiệp tìm cách sống chung với thủy điện sông Mekong?
  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị
    • Chuyện tiếp thị
    • Mua sắm – Tiêu dùng
  • Công nghệ
    • Hi-tech
    • Startup
    • Điện máy
  • Nông nghiệp
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Chính sách
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Media
  • Mekong Connect
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2019/12/14 - 12:18:03 PM

11:04 - 25/06/2018

Nông nghiệp tìm cách sống chung với thủy điện sông Mekong?

Thay vì hốt hoảng với những con đập chặn dòng Mekong ở thượng nguồn, đã đến lúc phải chấp nhận nó để tìm ra lối đi mới cho nông nghiệp, nông dân.

  • ’70 triệu dân Mekong gặp khó khăn vì thủy điện’
  • Lào sắp xây đập thứ 4 trên sông Mekong
  • Thái Lan lập quỹ Mekong nhằm giảm phụ thuộc vào…

Đời sống nông dân ĐBSCL ngày càng khó khăn vì “nhân tai” do những con đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong mang đến.

Một báo cáo của chương trình Oxfam cho hay, nông dân và công nhân làm việc trong chuỗi cung ứng 12 sản phẩm thông dụng bán tại siêu thị đang phải vật lộn để sống qua ngày.

Đối với một số sản phẩm như trà Ấn Độ và đỗ xanh Kenya, thu nhập trung bình của người nông dân sản xuất nhỏ hoặc công nhân chỉ giúp chi trả một nửa mức sống cơ bản.

Oxfam khảo sát công nhân và nông dân sản xuất nhỏ tại 5 quốc gia cũng cho thấy, đa số người lao động phải vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình. Tất cả 16 tập đoàn bán lẻ  ở Anh, Đức, Hà Lan, Mỹ đều bị chấm điểm rất thấp về những vấn đề liên quan đến đối xử với công nhân, nông dân sản xuất nhỏ và phụ nữ.

Tình hình người nông dân nước ta cũng không mấy khả quan. Đồng bằng Sông Cửu Long đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng và cả xuất khẩu nông sản, nhưng trớ trêu, ĐBSCL vẫn là nơi có mật độ người nghèo thuộc nhóm cao nhất Việt Nam, chiếm đa số là nông dân.

Nghèo được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, như nghèo tính theo mức độ tiêu thụ calori, nghèo theo mức độ tiếp cận đời sống tinh thần… nhưng tất cả đều có gốc từ thu nhập.

Nông dân Việt Nam cơ bản không còn thiếu lương thực, mức độ tiếp cận phúc lợi công cộng tăng lên nhưng xét về chi phí nguồn lực, yếu tố lịch sử thì chưa cân xứng.

Ví dụ điển hình là trong số 5 tỷ phú đô la của Việt Nam được Forbes công nhận năm 2018 đều kinh doanh lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, tuyệt nhiên không thấy “tỷ phú nông nghiệp”.

Ở tầm thấp hơn tỷ phú, các triệu phú nông nghiệp thực thụ đếm chưa hết bàn tay. Nông dân Việt Nam nghèo do chính sách; do phụ thuộc vào thiên nhiên; do thiếu vốn, thiếu tay nghề và nghèo do bản tính nông dân… một loạt những nguyên nhân được chỉ ra.

Tại sao nông dân chưa giàu lên? Tại sao có đến 70% dân số sống ở nông thôn, chiếm trên 43% lao động nhưng chỉ đóng góp 18% GDP? Đó là những câu hỏi đánh trúng điểm “đen” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra tại một hội nghị cách đây chưa lâu.

Gần 20 năm kể từ sau hiệp định khung EU – Việt Nam được ký kết, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường EU đến nay chỉ tăng 6 lần: Từ 362 triệu USD năm 1999 lên 2,59 tỷ USD năm 2016.

Tầng lớp trực tiếp tạo ra của cải trong lĩnh vực nông nghiệp ngày một “khó sống”. Không lâu nữa những lợi thế trời ban cho nông nghiệp sẽ không còn vì những tác động do “nhân tai”.

Nơi thấy rõ nhất điều này là ĐBSCL, vùng đồng bằng này sẽ không còn nếu một khi dòng sông Mekong ngưng chảy, hàng tỷ tấn phù sa bị chặn lại ngoài biên giới Việt Nam.

Dòng sông này có 19 đập thủy điện của các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia – đó là nguy cơ thấy rõ! Mới nhất, nước bạn Lào đã giao cho Trung Quốc xây dựng thêm đập thủy điện ở tỉnh Xayaburi, cách biên giới Việt Nam gần 1.300km.

Con sông Mekong dài 4.880km chỉ chảy qua lãnh thổ Việt Nam chừng 250km sau khi bị chặn bởi hàng chục con đập và những hồ chưa dự trữ.

Cái khổ của nông dân ĐBSCL bắt đầu từ đó – là lúc hệ thống sông Cửu Long khan hiếm nguồn lợi thủy sản, hàm lượng phù sa giảm, nước biển xâm thực. Bắt đầu xuất hiện làn song di cư về vùng Đông Nam Bộ.

Dễ thấy hơn nữa là những cuộc khủng hoảng thừa nông sản, trong khi thị trường xuất khẩu nông sản sang EU, Châu Mỹ và một số quốc gia Châu Á vẫn “màu mỡ”. Những tiêu chuẩn ngặt nghèo còn xa lạ với “bản tính nông dân” vốn dễ dãi, không ưa “quy trình”.

Nghiên cứu của Oxfam cho thấy không những Việt Nam mà kể cả Thái Lan, hơn 90% công nhân chế biến hải sản được khảo sát cho biết họ không đủ ăn trong tháng trước. Khoảng 80% công nhân trong các nhà máy này là phụ nữ.

Một lần dự khán hội thảo về kinh tế, có vị chuyên gia đặt câu hỏi: Tại sao phải công nghiệp hóa mà không phải là nông nghiệp hóa? Mặc dù trên thế giới không ít quốc gia khá giả nhờ nông nghiệp.

Báo cáo của Oxfam đã trả lời câu hỏi đó. Giàu lên nhờ nông nghiệp là yêu cầu khó khăn không khác gì khiến người nông dân từ bỏ ruộng đồng.

Những con số mà Thủ tướng chỉ ra cho thấy sự hạn hữu của kinh tế nông nghiệp. Những chiến lược hy vọng nông nghiệp sẽ đưa đất nước tiến vào thời đại 4.0 liệu có quá sức?

Cũng như thế, thay vì hốt hoảng với những con đập chặn dòng Mekong ở thượng nguồn, đã đến lúc phải chấp nhận nó để tìm ra lối đi mới cho nông nghiệp, nông dân.

Theo Trương Khắc Trà/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Yếu kém vì độc quyền kinh doanh

Bình luận thị trường: đâu chỉ có gạo và sầu riêng

Cơ hội vàng và thách thức

Hành hạ trẻ em – tương lai của bạo lực

Rào cản ‘giấy phép con’ thách thức Chính phủ mới

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nông nghiệp công nghệsông mekongthủy điện sông mekong

Tin khác

Kinh tế số của Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam

Kinh tế số của Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam

Tự mình sớm bỏ cuộc chơi

Tự mình sớm bỏ cuộc chơi

Myanmar và Thái Lan: kết nối để phát triển

Myanmar và Thái Lan: kết nối để phát triển

Giữ lấy lá phổi xanh thành phố

Nhìn về một hướng

Nguy cơ độc quyền RCEP, nếu mất thế ‘chân vạc’

Đường đua của gạo

Luật trễ và sự tùy tiện

XEM NHIỀU NHẤT

Tự mình sớm bỏ cuộc chơi

Tự mình sớm bỏ cuộc chơi

Kinh tế số của Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam

Myanmar và Thái Lan: kết nối để phát triển

Cà phê sáng
Kinh tế số của Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam

Kinh tế số của Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam

Tự mình sớm bỏ cuộc chơi

Tự mình sớm bỏ cuộc chơi

Myanmar và Thái Lan: kết nối để phát triển

Myanmar và Thái Lan: kết nối để phát triển

Lãi suất khó giảm

Lãi suất khó giảm

Chân dung
‘Loan – phượng hoàng tái sinh’

‘Loan – phượng hoàng tái sinh’

Lee Kun Hee – người tạo nên ‘kỳ tích Samsung’

Lee Kun Hee – người tạo nên ‘kỳ tích Samsung’

Cùng con đi khắp thế gian

Cùng con đi khắp thế gian

Việt Quốc và drone nước Việt

Việt Quốc và drone nước Việt

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị
    • Chuyện tiếp thị
    • Mua sắm – Tiêu dùng
  • Công nghệ
    • Hi-tech
    • Startup
    • Điện máy
  • Nông nghiệp
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Chính sách
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Media
  • Mekong Connect
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Đức Minh. Tel : 028-38466136 — Fax: 028-38466180 — Email :info@bsa.org.vn


Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet số 86/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20/7/2015, sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018.

Toà soạn: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. Email:toasoantttg@gmail.com. Hotline: 0903 647 911.

Liên hệ: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. ĐT: 028.38466136

Ghi rõ nguồn "thegioihoinhap.vn" khi trích dẫn từ kênh thông tin này.

Copyright 2015 - Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp