Nguy cơ tiềm ẩn từ hợp tác thương mại điện tử
Tin mới
12:49
Giá vàng miếng SJC đắt hơn thế giới ở mức kỷ lục
12:28
Thương mại điện tử giúp Indonesia chống đỡ cú sốc kinh tế hậu Covid-19
12:11
Hai tỷ phú Hàn Quốc cho đi phân nửa tài sản làm từ thiện
11:52
Xiaomi tính mở nhà máy sản xuất smartphone tại Hải Phòng
22:10
Trung Quốc tiếp tục miễn trừ thuế với một số loại hàng hóa Mỹ
21:54
Tăng trưởng kinh tế của VN phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch Covid-19
21:49
Mitsubishi rút khỏi nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 ở Bình Thuận
14:55
Apple thống trị thị trường smartphone Nhật Bản
14:49
8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
11:36
App gọi xe Trung Quốc – Didi lên kế hoạch bước chân vào châu Âu
11:20
Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt hai vắc xin ngừa Covid-19 của Mỹ và Nga
11:12
Áp lực lạm phát dần trở lại
10:36
Hải Quan đưa 15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm vào diện lưu ý
10:32
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trưởng tốt
09:43
Tập đoàn Hòa Phát quyết định sản xuất container
16:40
Huawei nhắm tới thị trường Trung Đông
16:33
Ấn Độ chi 1 tỷ USD thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước
16:29
Trung Quốc kêu gọi nhân tài công nghệ về quê phát triển nông thôn
16:22
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
16:12
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?
Bản tin thị trường
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2021/02/28 - 5:26:46 PM

11:21 - 13/08/2020

Nguy cơ tiềm ẩn từ hợp tác thương mại điện tử

Trang Diplomat số ra mới đây có bài viết cảnh báo nguy cơ hợp tác thương mại điện tử có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia các nước Đông Nam Á, nêu cụ thể trường hợp Malaysia.

  • ‘Phiên chợ xanh tử tế’ lên sàn thương mại điện…
  • Trung Quốc: Mô hình đặc biệt cho thương mại điện…
  • Omise ‘ông trùm’ bí ẩn của thương mại điện tử…

Theo đó, mặc dù khu vực thương mại tự do kỹ thuật số hứa hẹn đem lại tăng trưởng cho cả doanh nghiệp Malaysia và Trung Quốc, nhưng Malaysia cần đảm bảo sự độc lập về kỹ thuật số của mình.

Giống như nhiều nền kinh tế châu Á khác, Malaysia đã trải qua thời kỳ tăng trưởng chưa từng thấy nhờ tham gia lĩnh vực khởi nghiệp và thương mại điện tử, với một số dự báo cho thấy giá trị của ngành công nghiệp thương mại điện tử Malaysia đạt hơn 8 tỷ USD vào năm 2025. Cứ 5 người thì có 3 người tiêu dùng thương mại điện tử đặt hàng qua điện thoại thông minh. Những yếu tố này đã khích lệ sự ra đời của sáng kiến Khu vực thương mại tự do kỹ thuật số (DFTZ) Trung Quốc – Malaysia vào năm 2017.

DFTZ ở Malaysia được cho là giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng, phát triển bằng cách sắp xếp hợp lý hóa các chức năng thương mại điện tử cụ thể. Việc loại bỏ các rào cản quan trọng đối với tăng trưởng như thuế suất cao, thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hóa nước ngoài sẽ giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, DFTZ của Malaysia được hưởng lợi từ các bên ủng hộ mạnh mẽ như Tập đoàn Kinh tế Kỹ thuật số Malaysia (MDEC), Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc và Trung tâm Thương mại điện tử thế giới (EWTP). Tất cả đều nhằm hiện thực hóa khái niệm của DFTZ là giúp thúc đẩy thương mại điện tử quốc tế giữa Trung Quốc và Malaysia.

Việc Trung Quốc sử dụng ngoại giao “bẫy nợ” làm tăng quan ngại về DFTZ và dấy lên nỗi ám ảnh về việc các quốc gia để mất quyền sở hữu cơ sở hạ tầng quan trọng vào tay Trung Quốc. Khái niệm này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với an ninh quốc gia và lĩnh vực kinh tế, với việc các nhà đầu tư ở Malaysia trong dài hạn có khả năng bị mất khoản đầu tư, cơ sở hạ tầng và thậm chí là bị mất quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, Chính phủ Malaysia phải hết sức thận trọng trong việc thúc đẩy DFTZ, đặc biệt từ góc độ quốc phòng.

Ngoài ra, xét từ góc độ an ninh, sự tham gia mạnh mẽ của Alibaba vào DFTZ của Malaysia là một điểm đáng chú ý khác. Alibaba đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tăng trưởng của DFTZ ở cả hai phía của đường biên giới kỹ thuật số Malaysia/Trung Quốc. Tuy nhiên, việc chỉ phụ thuộc vào công nghệ của Alibaba (với nền tảng thương mại điện tử Lazada và công cụ thanh toán kỹ thuật số Alipay) có thể khiến Malaysia gặp nhiều khó khăn trong tương lai.

Sự thiếu đa dạng trong các công cụ sản xuất, phần cứng và phần mềm buộc các doanh nghiệp Malaysia phụ thuộc vào Alibaba, mang lại lợi thế không công bằng cho các doanh nghiệp chọn tham gia vào môi trường của Alibaba so với các công ty quyết định sử dụng các công nghệ khác. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nếu Alibaba hoặc các công ty Trung Quốc khác tiếp tục cung cấp một lượng đáng kể các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cho cả doanh nghiệp dân sự và Chính phủ Malaysia.

Vì những lý do đó, dù Malaysia dự kiến tiếp tục được hưởng nhiều lợi ích trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng các tổ chức của Malaysia cần thận trọng khi lĩnh vực này phát triển trong tương lai.

Nguồn: Việt Lê/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Chịu đau thì sẽ đi xa

Ì ạch… doanh nghiệp tư nhân

Làm gì để chặn núp bóng ‘đúng quy trình’?

Cạnh tranh kiểu tự mình hại mình

Đầu tư dự án nhiệt điện: Trung Quốc ồ ạt đem công nghệ cũ vào Việt Nam

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:alibabamalaysiathương mại điện tửTrung Quốc

Tin khác

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

Tiền rẻ và những rủi ro

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

Cà phê sáng
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Số hóa… Tết

Số hóa… Tết

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA