Học cách chủ động sống chung với lũ
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2022/07/07 - 7:35:02 AM

09:32 - 28/08/2018

Học cách chủ động sống chung với lũ

Sự cố vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi ở Lào đã trôi qua hơn một tháng nhưng “dư chấn” của nó vẫn đang âm ỉ tác động lên dòng Mekong.

  • Nông nghiệp tìm cách sống chung với thủy điện sông…
  • ’70 triệu dân Mekong gặp khó khăn vì thủy điện’
  • Thái Lan lập quỹ Mekong nhằm giảm phụ thuộc vào…

Cả Campuchia và Việt Nam đang đối diện với những diễn biến khó lường của mùa lũ năm 2018. Nằm ở hạ lưu sông Mekong, ĐBSCL chịu sự chi phối rất lớn từ diễn biến của lũ. ĐBSCL không nên chủ quan sau nhiều năm vắng lũ! Cần tận dụng mùa lũ để cân bằng sinh thái, tạo nguồn dự trữ nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp.

Hiện mực nước sông Cửu Long đang lên và đã vượt mức báo động (BĐ) 1 ở vùng đầu nguồn. Do lũ thượng nguồn về kết hợp với kỳ triều cường, mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên. Dự báo ngày 29/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 4,12m, trên BĐ2 0,12m; tại Châu Đốc lên mức 3,65m, trên BĐ2 0,15m; tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long lên mức BĐ1 -BĐ2, có nơi trên BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã nâng cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai lên cấp 2. Bộ NN – PTNT khuyến cáo: Đối với vùng ngoài đê bao, khi nước lé đé ngập lúa, nông dân nên thu hoạch lúa sớm cho ăn chắc.

Hiện 4 địa phương đang bị nước lũ uy hiếp là An Giang, Đồng Tháp, Long An và Cần Thơ đang huy động nhiều nguồn lực để gia cố các đê bao để bảo vệ diện tích sản xuất lúa. Song, tại An Giang đã xảy ra tình trạng nước tràn vào đê bao do vỡ miệng cống đê bao ở xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn. Đây cũng là lời cảnh báo chung cho ĐBSCL về những rủi ro luôn rình rập từ mùa lũ.

Nước lũ đổ về mạnh và có khả năng tiếp tục dâng cao, tỉnh An Giang đã sẵn sàng phương án xả lũ đập Tha La và Trà Sư ở vùng đầu nguồn. Còn tại khu vực Bắc Cái Sắn – Cần Thơ tiếp giáp với An Giang (nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên), nước lũ dâng cao uy hiếp nhiều nhà dân. Nếu An Giang xả lũ ở các đập thì chưa biết tác động thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng giáp ranh như Cần Thơ, Kiên Giang. Đây là điều mà các địa phương cần phối hợp xác định thời gian và thông báo cho người dân biết để giảm thiểu rủi ro cho người dân.

Các nhà khoa học đã chỉ ra: Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, các năm 1961, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000, 2001 và 2002 là những năm xảy ra lũ lụt lớn ở ĐBSCL. Diễn biến ở ĐBSCL thông thường khoảng 4 – 6 năm tại ĐBSCL có một trận lũ lụt lớn. Song trong 10 năm trở lại đây, sự bùng nổ xây dựng các đập thủy điện trên dòng Mekong đã làm giảm nguồn nước, gần như nước lũ về rất ít ở ĐBSCL. Cũng từ đó, ĐBSCL liên tục đối diện với thiếu nước ngọt nghiêm trọng trong mùa khô.

Cùng lúc này, biến đổi khí hậu (BĐKH) đẩy tình trạng nước biển dâng cao, làm nước mặn lấn sâu vào nội đồng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ĐBSCL. Đỉnh điểm là trận hạn mặn khốc liệt năm 2016, làm hàng triệu người dân thiếu nước sinh hoạt, hàng trăm ngàn hécta đất trồng lúa, cây ăn trái bị thiệt hại. Sạt lở gia tăng khắp vùng trong đó có nguyên nhân do thiếu phù sa bồi bổ từ dòng Mekong, kéo theo tình trạng sụp lún đất ở nhiều địa phương.

Cùng lúc này, Chính phủ đã huy động những nguồn lực và tận dụng ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học trong và ngoài nước để ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, phù hợp với điều kiện của vùng trên cơ sở tích hợp thống nhất các quy hoạch ngành, địa phương và sản phẩm chủ lực; giải quyết đồng bộ các vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong”.

Nghi quyết 120/NQ-CP không chỉ đưa ra các giải pháp về ứng phó với nước biển dâng, hạn – mặn mà còn nhấn mạnh đến vấn đề lũ lụt: “Trước hết, cần rà soát lại các quy hoạch phát triển ngành, địa phương đã có tại ĐBSCL. Quy hoạch mới cần chuyển từ “sống chung với lũ” sang “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn” trên cơ sở quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước, chủ động bảo đảm nguồn nước ngọt cho sinh hoạt của người dân và vùng kinh tế nước lợ, nước mặn…”.

Lũ lụt ở ĐBSCL một thời đã gây thiệt hại nghiệm trọng về tính mạng, tài sản của người dân trong vùng. Từng xem lũ là thiên tai, ĐBSCL đã chuyển từ “né lũ, nắn lũ” rồi đến “sống chung với lũ”. Song, như Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ đã nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay: “Chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn”. Chính vì vậy, các địa phương cần nhanh chóng rà soát đánh giá và bổ sung các giải pháp, tận dụng tốt cơ sở hạ tầng đã được đầu tư trong 20 năm qua, để có thể “chủ động sống chung với lũ” như Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ đặt ra.

Theo Cao Phong/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Đống tiền ngân sách ‘đổ đầu’ xe ba gác giờ ra cái gì?

Mệnh lệnh cấp nước sạch nhưng nước lại không sạch

Luẩn quẩn hồi sinh các dự án ‘đắp chiếu’

Ở lằn ranh còn mất, được thua…

Quán mèo ngáo

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ĐBSCLlũ đbsclsông mekongthủy điện sông mekong

Tin khác

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Cộng đồng trách nhiệm

Đừng để doanh nghiệp ‘sợ’

Triết lý chung cư sở hữu 99 năm của người Singapore

Sở hữu chung cư 50 năm hay vĩnh viễn?

Cà phê sáng
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA