GDP và hiểm họa môi trường
Tin mới
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
09:22
Du lịch hè bùng nổ: đừng ‘mơ’ tour giá rẻ!
09:18
Châu Á ‘đón đầu’ lạm phát
09:11
Cạnh tranh gay gắt với trái cây ngoại nhập
21:50
Trung Quốc dừng XNK qua cửa khẩu Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa
21:39
NXB Giáo dục lãi ‘kỷ lục’ 287 tỷ đồng nhờ tăng giá sách giáo khoa
21:25
Trung Quốc hứng chịu làn sóng Covid-19 mới
21:21
Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán USD
10:44
Vì sao Singapore luôn xanh hóa?
10:33
Bài học đắt cho nông sản xuất khẩu
10:28
Sóng ngầm cuộc đua lãi suất ngân hàng
10:17
Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2022/07/06 - 7:21:01 AM

09:38 - 04/01/2021

GDP và hiểm họa môi trường

Nếu chỉ phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao, không tính đến thay đổi cấu trúc trong nội tại mỗi ngành và cơ cấu ngành kinh tế trong tổng giá trị gia tăng, đến năm 2035 Việt Nam sẽ thuộc nhóm 10 nước dẫn đầu thế giới về ô nhiễm.

Nhiều năm qua, các nghiên cứu đều mặc nhiên thừa nhận khi tăng trưởng GDP, cơ cấu của khu vực II (các ngành công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (các ngành dịch vụ) trong GDP cần phải tăng lên, coi đó là sự phát triển kinh tế đúng hướng, và ý tưởng trong tái cấu trúc kinh tế cần đẩy mạnh cả 2 khu vực này.

Thực tế Việt Nam vẫn lấy tăng trưởng và cấu trúc ngành với thứ tự ưu tiên công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp như là mục đích tối thượng của quá trình công nghiệp hóa, mà không tính đến hậu quả môi trường, gánh nặng nợ nần.

Chính sách công nghiệp hóa một thời dựa vào tốc độ và chuyển dịch cơ cấu cơ học, đã làm hiệu quả đầu tư suy giảm. Tức các ngành công nghiệp được tăng đầu tư nhưng lại bị giảm sút vốn đầu tư một cách có hệ thống. Đó là một trong những lý do phải cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng căn cơ hơn.

Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động còn khoảng cách, vì thiếu công cụ để đo lường các ngành, phân ngành trọng điểm khi căn cứ vào hiệu quả sản xuất; những tác động đến xuất nhập khẩu, ô nhiễm môi trường…

Có thể thấy, tỷ lệ đầu tư của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo ngày càng cao. Năm 2005 tỷ lệ này khoảng 19%, đến năm 2019 tăng lên hơn 27%. Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất của nhóm ngành này lại giảm nhanh (căn cứ vào bảng I/O năm 2007 của Tổng cục Thống kê là 34,1%, I/O mới chỉ còn 21%). Điều này có nghĩa nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo ngày càng kém hiệu quả, hoặc mức độ gia công của nhóm ngành này ngày càng cao.

Như vậy nếu tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,5-7%, và cấu trúc kinh tế thiên về công nghiệp (khai thác và chế biến, chế tạo) như mục tiêu các nhà hoạch định chính sách đưa ra, tình hình phát khí thải sẽ ra sao và cấu trúc kinh tế sẽ như thế nào?

Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm dựa trên ứng dụng phân tích vào ra và chất thải theo ngành của Bộ Tài nguyên – Môi trường, chất thải được tính toán dựa trên 2 kịch bản: (1) Tăng trưởng bình quân GDP hàng năm giai đoạn 2016-2025 là 6,5%/năm và cấu trúc giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp trong GDP đến năm 2025 là 15%, của ngành công nghiệp và dịch vụ là 85% (trong đó công nghiệp 40% và dịch vụ 45%).

(2) Cơ cấu ngành nông nghiệp giảm còn 10%, công nghiệp và dịch vụ 90% (công nghiệp 45% và dịch vụ 45%).

Trong kịch bản 1, khối lượng chất thải CO2 tăng từ 139 triệu tấn (năm 2010) lên 263 triệu tấn (năm 2025), và tổng số chất thải khí nhà kính (CO2, CH4, N2O) tăng từ 268 triệu tấn (năm 2010) lên 480 triệu tấn (năm 2025). Tốc độ tăng bình quân là 6,8%.

Ở kịch bản 2, khối lượng chất thải CO2 đến năm 2025 ước tính 288 triệu tấn và tổng số chất thải khí nhà kính là 491 triệu tấn. Như vậy khi cấu trúc ngành công nghiệp trong GDP càng tăng, hiểm họa đối với môi trường càng lớn. Nếu tính cả chất thải khí từ tiêu dùng (ước tính 30 triệu tấn đến năm 2025) trong cả 2 kịch bản, tổng lượng khí nhà kính đạt trên 500 triệu tấn.

Các ngành khảo sát trong mô hình gồm: (1) Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và nghề cá; (2) Khai thác mỏ; (3) Chế biến lương thực, bia và thuốc lá; (4) Sản xuất dệt may, trang phục và sản phẩm da; (5) Khí và chế biến dầu mỏ; (6) Công nghiệp hóa học; (7) Chế biến các sản phẩm khoáng sản phi kim loại; (8) Sản xuất và chế biến thép và sản phẩm thép; (9) Chế tác máy móc và thiết bị; (10) Chế tác khác;

(11) Xây dựng; (12) Sản xuất và cung ứng điện và nhiệt; (13) Vận tải, kho bãi, bưu điện, truyền tin, dịch vụ máy tính và phần mềm; (14) Bán buôn và thương mại bán lẻ, khách sạn và ẩm thực; (15) Bất động sản, cho thuê và dịch vụ kinh doanh; (16) Liên kết tài chính; (17) Dịch vụ khác.

Đáng chú ý, nhu cầu về năng lượng và lượng phát thải (CO2) cho một đơn vị tăng thêm của giá trị gia tăng đến năm 2012 của Việt Nam cao hơn Trung Quốc. Nhưng nếu loại phần chi phí trung gian là nhập khẩu, hệ số về nhu cầu năng lượng và phát thải CO2 lại thấp hơn Trung Quốc. Phải chăng Việt Nam nhập khẩu công nghệ lạc hậu chỉ tính đến lợi nhuận không tính đến những ảnh hưởng về môi trường?

Như vậy, nếu chỉ phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao, không tính đến thay đổi cấu trúc trong nội tại mỗi ngành và cơ cấu ngành kinh tế trong tổng giá trị gia tăng, đến năm 2035 Việt Nam sẽ thuộc nhóm 10 nước dẫn đầu thế giới về ô nhiễm.

Theo TS Bùi Trinh/SGGP-ĐTTC (link bài gốc)

Có thể bạn quan tâm

Ai chịu trách nhiệm?

‘Bùng nổ’ giáo sư, phó giáo sư: cần rà soát cái gì?

Myanmar và Thái Lan: kết nối để phát triển

Tin đồn hoành hành và báo chí câu view

Bức tranh nửa sau bảng xếp hạng PCI

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:gdpô nhiễm môi trường

Tin khác

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Cộng đồng trách nhiệm

Đừng để doanh nghiệp ‘sợ’

Triết lý chung cư sở hữu 99 năm của người Singapore

Sở hữu chung cư 50 năm hay vĩnh viễn?

Cà phê sáng
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA