Formosa, chúng tôi chọn môi trường!
Tin mới
11:49
Kiến nghị giảm 10%-30% phí sử dụng đường bộ
11:46
Thêm nỗi lo cho chuỗi cung ứng toàn cầu
11:41
Thủy điện Trung Quốc tích nước sớm, dòng chảy mùa lũ Mekong thiếu hụt 60%
11:27
Việt Nam có 3 thành phố được bình chọn tuyệt nhất Đông Nam Á
11:24
Giảm 400.000 đồng, vàng miếng SJC vẫn cao hơn thế giới 19 triệu đồng
11:20
Hơn 400 đơn đề nghị Mỹ tiếp tục đánh thuế hàng Trung Quốc
10:04
Du lịch hè bùng nổ: khách quốc tế chưa như kỳ vọng
09:57
Thị trường vàng vẫn ‘ngóng’ quy định mới
09:47
Lãi suất cho vay tăng
09:43
Sắc vàng nổi bật cho mùa hè rực rỡ từ những đôi hoa tai
09:41
Nâng tầm phong cách với áo mưa măng tô Sơn Thủy
09:37
Ngân sách bội thu, kinh tế thêm dư địa phục hồi
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2022/07/07 - 12:26:09 PM

09:52 - 28/04/2016

Formosa, chúng tôi chọn môi trường!

Cuộc sống sinh nhai của vài ngàn lao động Việt Nam đương nhiên quan trọng, nhưng nó sẽ không thể bù đắp được những thiệt hại khủng khiếp về môi trường khi các cơ quan chức năng không thể kiểm soát.

  • Toàn văn thông báo kết quả cuộc họp vụ cá…
  • Phân tích của ba nhà khoa học về tác nhân…
  • ‘Cá chết, biển bị đầu độc, người cũng chết đói…
h_2__1_-22_56_06_322

Formosa, chúng tôi chọn môi trường. Ảnh: HC

Tạm bỏ qua những “phong ba bão táp” của tiếng Việt sau những phát ngôn gây sốc của ông Chu Xuân Phàm – Trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội.

Một cách đơn giản nhất, bất cứ người dân Việt Nam nào cũng sẽ có câu trả lời cho một lựa chọn nghiêm túc về tương lai của dân tộc, của con cháu, và trên hết là tính bền vững của mọi hình thức phát triển.

Nhà máy gang thép ư? Tôm cá ư? Không, chúng tôi chọn môi trường!

Về thực tế cũng như trên mọi thực địa, hiện tượng cá chết hàng loạt không phải là hiếm trên phạm vi toàn cầu.

Có rất nhiều lý do liên quan tới tự nhiên (động đất, rò rỉ khí dưới lòng biển, thủy triều đỏ…), hay cả con người (như xả thải, sử dụng phóng xạ hay các chất độc hại liên quan tới công nghiệp nặng…).

Khi chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng, dĩ nhiên dư luận, đặc biệt là báo giới không nên đưa câu chuyện tại Hà Tĩnh đi quá xa.

Nhưng trái lại, những gì đã diễn ra phải được xem xét và nhìn nhận qua lăng kính khoa học và khách quan.

Như đã nêu ở trên, tất cả những hiện tượng bất thường của tự nhiên đều gây ra hậu quả khôn lường trong cả một quá trình, chứ không phải chỉ trong chốc lát.

Người Nhật mất gần 70 năm để giải quyết cuộc khủng hoảng vịnh Minamata. Những dòng sông chết tại Ấn Độ, bãi rác kinh hoàng ở Beirut, Lebanon, hay cả nguồn nước đen như mực khiến không một sinh vật nào sống nổi ở Chiết Giang, Trung Quốc… đã được cả thế giới biết đến. Còn Việt Nam thì sao?

Gần nhất là Vedan, một công ty Đài Loan khác với quy mô quá nhỏ bé so với Formosa, đã hủy diệt dòng sông Thị Vải như thế nào, chắc chúng ta chưa quên.

Còn Formosa, với  quá khứ đã từng được liệt vào danh sách của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch khi tìm cách đưa hơn 5.000 tấn chất thải thủy ngân vào Campuchia năm 1998, mọi chuyện liệu có khác hay không?

Nhắc một chút về sự kiện đó, ngay cả Cơ quan bảo vệ Môi trường Westmoreland, California, Hoa Kỳ cũng đã từ chối cho công ty này nhập hủy chất độc, khi hàm lượng đạt chuẩn của Formosa Plastics vượt quá tầm kiểm soát.

Sự thật, với tổng vốn đầu tư lên tới gần 30 tỷ đôla, Formosa Hà Tĩnh là một dự án rất, rất quan trọng đối với nền công nghiệp nặng và kinh tế của địa phương nói riêng và cả Việt Nam nói chung.

Nhưng bỏ qua những yếu tố về vị trí an ninh, quốc phòng vô cùng đặc thù của vùng đất này, những nguy hại về môi trường trong chế độ biệt đãi thuê đất 70 năm vẫn cần được quan tâm đúng mức.

Thứ nhất, đó là trách nhiệm của những cơ quan chức năng, khoa học, và quan trắc liên quan tới sự việc này.

Cũng giống như vụ việc của Vedan, việc để người dân quan sát bằng mắt thường trên thực địa trước khi ra quyết định cuối cùng về tầm ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường là rất khó chấp nhận.

Nên nhớ, câu chuyện về Formosa Hà Tĩnh không còn nằm ở phương diện địa phương và bó hẹp như dòng Thị Vải.

Một lộ trình đã xác định thường niên theo dòng hải lưu quen thuộc từ Bắc vào Nam trong thời điểm này là sự thật.

Có nghĩa là nếu có cá chết ở Hà Tĩnh trong trường hợp lan truyền chất xả thải, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, thậm chí cả Đà Nẵng.

Sau đó, cũng theo định hướng theo mùa của dòng hải lưu, vào đúng mùa du lịch vào cuối tháng 6, đầu tháng 7, các chất ô nhiễm (nếu có) sẽ lại chảy ngược về Bắc. Ở đây, gần nhất sẽ là Nghệ An, Thanh Hóa cùng các vùng lân cận.

Thứ hai, nếu cần có một một phép tính thực dụng, sẽ không một ai chấp nhận những hiểm họa tiềm tàng được che lấp bởi lợi ích trước mắt hay sự bào chữa đánh tráo khái niệm.

Cuộc sống sinh nhai của vài ngàn lao động Việt Nam đương nhiên quan trọng, nhưng nó sẽ không thể bù đắp được những thiệt hại khủng khiếp về môi trường khi các cơ quan chức năng không thể kiểm soát.

Hàng chục ngàn ngư dân sẽ không còn ngư trường, hàng triệu người tiêu dùng bị đe dọa về độ an toàn của nguồn thủy hải sản, kinh tế biển bị thâm hụt bởi niềm tin, và chính sách bám biển, giữ chủ quyền, an ninh quốc gia của bà con vùng biển có còn được đảm bảo theo đúng đường lối?

Cuối cùng, chính là vấn đề trách nhiệm. Cách đây gần 1 tháng, sự việc tại Kỳ Anh được phát hiện. 10 ngày sau, thợ lặn báo cáo đồn Biên phòng Đèo Ngang.

Và tới nay đã gần 1 tháng, những nguyên nhân chính thức và đủ luận cứ khoa học vẫn chưa được công bố một cách cụ thể.

Trong gần 300 tấn hóa chất được Formosa nhập về đầu năm nay, có bao nhiêu chất độc hại không thể xả thải?

Trong cả một bộ máy cố vấn pháp lý và pháp chế hùng hậu của một dự án hàng chục tỷ đôla, có bao nhiêu sự kiểm soát và báo cáo về chuyên môn cho chính quyền địa phương?

Nếu Formosa thừa nhận mức xả thải trên 10.000 mét khối mỗi ngày khi dự án vẫn đang thử nghiệm, thì khi đi vào hoạt động, con số ấy sẽ là bao nhiêu?

Nếu như người dân cùng môi trường tại Hà Tĩnh thực sự bị đe dọa, thì cơ quan, đơn vị nào sẽ có trách nhiệm cảnh báo, hướng dẫn, và xử lý khủng hoảng?

Và nếu Formosa đã cam kết sở hữu một quy trình quan trắc đạt chuẩn, thì vì sao chính quyền không để hệ thống ấy hoạt động độc lập, được kiểm soát và khống chế hiệu quả hơn sau những gì Vedan đã làm?

Không chỉ công nghiệp nặng, Việt Nam còn cần rất nhiều ngành nghề và dự án lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nhưng nếu so sánh sự yên bình và nguồn sống tươi mát mà cha ông ta đã gìn giữ cho con cháu, mọi của cải, tiền bạc đều không thể mua được!

HC
Theo Báo Điện tử ĐCS VN

 

Có thể bạn quan tâm

Myanmar và Thái Lan: kết nối để phát triển

Nhà ngay cổng trường con cũng không được học lớp 1

Phó Tổng thống Mỹ đến Việt Nam: chuyến đi cho hiện tại và tương lai

Năm 2017, xuất khẩu gạo còn khó khăn hơn

Cuộc chiến ngân hàng và công ty công nghệ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Bộ TN-MTcá chết hàng loạtchất tẩy rửaFormosaHà Tĩnhô nhiễm môi trườngVũng Ángxả thải

Tin khác

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Cộng đồng trách nhiệm

Đừng để doanh nghiệp ‘sợ’

Triết lý chung cư sở hữu 99 năm của người Singapore

Sở hữu chung cư 50 năm hay vĩnh viễn?

Cà phê sáng
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA