Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí
Tin mới
16:16
Người Mỹ ngày càng có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc
15:55
TP.HCM có 44.175 người thuộc danh sách được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19
11:04
EU buộc tội Apple bóp méo cạnh tranh trong thị trường nhạc trực tuyến
11:01
Lò mổ lớn nhất đóng cửa, Campuchia chuẩn bị cấm bán thịt chó
10:58
Ấn Độ áp luật mới lên Facebook, Twitter và YouTube
10:20
‘Sốt đất’ ảo vì dự án sân bay
10:03
Ý kiến trái chiều về đề xuất đại lộ ven sông Sài Gòn
09:52
Ngân hàng rao bán loạt bất động sản ngàn tỷ
15:51
Đề xuất cấp ‘chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19’ chung cho ASEAN
15:32
Du lịch trong nước ‘rục rịch’ tái khởi động
15:26
Lithuania mở văn phòng tại Đài Loan, ‘cửa ngõ châu Âu’ thu hẹp với Trung Quốc?
15:22
Phát hiện 2 biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh vào Việt Nam
10:58
Bộ GD-ĐT giải thích thông tin tiếng Hàn là ngoại ngữ ‘bắt buộc’
10:36
Trung Quốc phủ nhận chuyện làm ngoại giao vắc xin
10:30
Một căn hộ ở Hong Kong lập kỷ lục với giá cho thuê 2 triệu USD/năm
10:22
TP.HCM: Sức mua sụt giảm mạnh
10:09
Covid-19 có thể tiêu tốn của Trung Quốc 417 tỷ USD vào năm 2021
10:04
Triển khai kế hoạch thu phí cảng biển tại TP.HCM
09:39
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường: cơ hội để ‘thay máu’?
22:13
Thị trường giao đồ ăn trực tuyến Hàn Quốc tăng gần 80%
Bản tin thị trường
10:13
Nhà đầu tư rời bỏ Myanmar, chuyển hướng đến Việt Nam và Campuchia?
09:46
Đài Loan thần tốc hóa giải cú ‘boom hàng’ triệu đô của Trung Quốc
08:53
Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2021/03/05 - 4:16:49 PM

11:06 - 22/02/2021

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Diễn biến ở Úc đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới, một số người coi cách làm của Úc như hình mẫu để thiết lập lại bài toán kinh tế của tin tức trực tuyến.

Dự luật hiện đang được Quốc hội Úc xem xét. Theo đó, dự luật buộc các nền tảng như Google và Facebook phải trả nhiều tiền hơn để hỗ trợ báo chí địa phương. Google đã đồng ý một loạt thỏa thuận cấp phép với các công ty truyền thông của Úc, bao gồm Nine, một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Úc và là nhà xuất bản của tờ Sydney Morning Herald.

Trước đó, Google từng đe dọa sẽ rút khỏi Úc nếu bị buộc phải tuân thủ theo bộ luật của Úc. Gã khổng lồ này cho rằng việc buộc họ phải trả tiền cho các liên kết đến các trang web khác từ công cụ tìm kiếm của mình sẽ gây nguy hiểm cho “tính miễn phí” và “web mở”.

Tuy nhiên, Aron Pilhofer, Trưởng bộ phận kỹ thuật số của tờ The Guardian (Anh), cho biết thỏa thuận với News Corp (Tập đoàn tin tức toàn cầu của tỷ phú Murdoch) đã giúp Google tránh bị mắc kẹt.

Theo đó, Google sẽ trả tiền để cấp phép nội dung cho dịch vụ có tên News Showcase và trên YouTube. Và News Corp sẽ nhận được phần lớn hơn trong doanh thu quảng cáo chảy vào đó, thông qua các dịch vụ công nghệ quảng cáo của Google.

Liệu thỏa thuận này có trở thành hình mẫu cho phần còn lại của ngành công nghiệp tin tức và nó sẽ tác động như thế nào đến lĩnh vực thanh toán hoặc báo chí, vẫn còn rất khó đánh giá. Trong khi đó, tình trạng căng thẳng ở Úc đã làm dấy lên suy đoán giữa các nhà xuất bản về các khoản tiền liên quan, và những gì đế chế Murdoch đã hứa sẽ đổi lại. Nhưng có sự đồng thuận về một điểm: nó sẽ vượt xa những gì đã thương lượng và có thể được nhân bản ở các nước khác.

Bộ luật Thương lượng Truyền thông của Úc đã buộc Google phải nâng mức chi trả cho các tập đoàn tin tức. Trong khi một thỏa thuận khung gần đây ở Pháp trả 22 triệu EUR mỗi năm cho 120 nhà xuất bản, chỉ riêng Nine của Úc cũng được đảm bảo khoản tiền tương tự.

Tuy nhiên, cho dù Google có chi trả rộng rãi hơn, vẫn chưa rõ liệu số tiền đó có giúp cải thiện được tình trạng báo chí. News Corp và các nhà xuất bản khác đã không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về việc số tiền tăng thêm sẽ được chi tiêu như thế nào. Pilhofer nói: “Chúng ta sẽ không thấy bất kỳ tác động nào từ các thỏa thuận giúp nâng cao khả năng tiếp tục hoạt động của các tổ chức tin tức địa phương và giữ chân các nhà báo”.

Facebook “cứng đầu”

Trong khi Google chịu trả tiền, Facebook đã tiến hành bước đi cứng rắn: hạn chế chia sẻ miễn phí toàn bộ danh mục thông tin. Facebook cho rằng luật mới của Úc dựa trên giả định sai lầm rằng các công ty internet thu lợi từ việc sử dụng miễn phí nội dung của nhà xuất bản.

Thay vào đó, gã khổng lồ mạng xã hội tuyên bố chính các nhà xuất bản hưởng lợi từ lưu lượng truy cập nhận được từ các công ty internet, và những “lượt giới thiệu miễn phí” này trị giá 350 triệu USD chỉ riêng ở Úc vào năm ngoái.

Ngày 17/2, Facebook đã chặn tất cả người dùng Úc khỏi các nội dung tin tức, bao gồm cả nội dung từ Chính phủ trên nền tảng của mình. Các nhà xuất bản tin tức của Úc bị hạn chế đăng tin tức của họ lên Facebook. Trong khi đó, người dùng Facebook ở Úc sẽ không xem được tin bài từ các nhà xuất bản quốc tế hay các bài báo người dùng Facebook trên toàn thế giới chia sẻ. Thậm chí, một số tài khoản chính phủ Úc hậu thuẫn đã bị Facebook xóa sạch vào sáng 18-2.

Vào thời điểm gã khổng lồ truyền thông xã hội đang bị ảnh hưởng bởi sự lan truyền thông tin sai lệch và các thuyết âm mưu trên các dịch vụ của họ, hành động chặn tin tức nhanh chóng thu hút các chỉ trích. Jason Kint, CEO của Hiệp hội các nhà xuất bản trực tuyến Digital Content Next tại Mỹ, cho biết: “Việc Facebook không sẵn sàng bồi thường một cách công bằng cho các tổ chức tin tức đáng tin cậy, cho thấy họ chỉ nói dối về các cam kết bảo vệ nền dân chủ”.

Cách đây 5 năm, Facebook đã tích cực thu hút ngành công nghiệp tin tức với lời hứa sẽ giúp họ tìm được lượng khán giả rộng lớn hơn và khuyến khích các công ty tin tức sản xuất nhiều nội dung video hơn, nhưng sau đó lại đột ngột thay đổi định hướng và điều chỉnh thuật toán để loại các nội dung tin tức.

Nhưng cho dù vậy, các nhà xuất bản cũng không tưởng tượng việc gã khổng lồ mạng xã hội sẽ chặn hoàn toàn việc chia sẻ tin tức. Tác động đối với các hãng báo chí sẽ khác nhau, với những nhà xuất bản phụ thuộc nhiều vào quảng cáo sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào chia sẻ xã hội, do đó sẽ dễ bị tổn thương hơn. GS. Bell cho rằng Facebook đã có bề dày lịch sử thiếu tôn trọng với các hãng tin tức, khi liên tục phủi tay các lời hứa.

Thủ tướng Úc Scott Morrison cho rằng việc Facebook ngang ngược chặn người dân Úc tiếp cận tin tức càng cho thấy rõ “lo ngại của nhiều quốc gia rằng các công ty Big Tech đang quyền lực hơn cả chính phủ và các quy tắc không thể được áp dụng lên họ”.

Ông viết trên trang cá nhân: “Hành động hủy kết bạn với Úc của Facebook bao gồm việc cắt đứt các dịch vụ thông tin thiết yếu về y tế và dịch vụ khẩn cấp cho thấy họ vừa ngạo mạn vừa đáng thất vọng. Những hành động như vậy cho thấy rõ những lo ngại ngày càng nhiều quốc gia bày tỏ về hành vi của các công ty Big Tech, những người cho rằng họ quyền lực hơn cả các chính phủ. Chúng tôi sẽ không bị đe dọa bởi BigTech và sẽ trình Quốc hội bỏ phiếu cho Bộ luật Thương lượng Truyền thông quan trọng của chúng tôi”.

Cho đến nay Chính phủ Úc đã tổ chức các cuộc hội đàm với CEO Facebook là Mark Zuckerberg. “Chúng tôi sẽ xem xét cách giải quyết tốt nhất” – Bộ trưởng Ngân khố Úc Josh Frydenberg cho biết và nhấn mạnh Chính phủ Úc sẽ vẫn thúc đẩy dự luật gây tranh cãi để buộc Facebook và Google phải chia sẻ lợi nhuận với các nhà xuất bản trong nước. Luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào tuần tới.

“Thị trường quảng cáo trực tuyến trị giá 7 tỷ USD hoàn toàn do Google và Facebook thống trị. Chúng tôi đang cố gắng tạo ra sân chơi bình đẳng” – Bộ trưởng Frydenberg nói.

Theo Vinh Trang/SGGP-ĐTTC (link bài gốc)

Có thể bạn quan tâm

Những chiêu trò ‘móc túi’ quỹ BHYT

Cần cuộc kiến tạo thứ 2 cho xuất khẩu

Du lịch Việt Nam làm gì để trở thành mũi nhọn?

Thấy gì sau thỏa thuận chiết khấu lên đến 50% với Big C?

Chuyến đi hướng tới tương lai của ông Obama

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Big TechFacebookgoogle

Tin khác

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

Tiền rẻ và những rủi ro

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

Cà phê sáng
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Số hóa… Tết

Số hóa… Tết

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA