Bình luận: giảm tổn thương cho ĐBSCL bằng phục hồi môi trường tự nhiên
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2022/07/07 - 5:28:37 AM

17:12 - 10/10/2017

Bình luận: giảm tổn thương cho ĐBSCL bằng phục hồi môi trường tự nhiên

Đến những vùng ngập sâu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào lúc này, chúng ta sẽ nhận ra nhiều sự thay đổi.

  • ĐBSCL cần tái cấu trúc ngành và lĩnh vực
  • ĐBSCL đang trong giai đoạn đi tới điểm cực hạn
  • ĐBSCL: 13 tỉnh, 2.500 bản quy hoạch nên mạnh ai…
24791_de_giam_nhung_cuoc_chia_cach_vi_muu_sinh

Khi phát triển theo hướng thâm canh cây lúa thì chúng ta chưa tính đúng, tính đủ cho những mất mát khác trong đời sống người dân ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ/SGGP.

Nhiều vùng trước đây nước ngập mênh mông thì nay đã trở thành những vùng lúa xanh rờn, các cụm tuyến dân cư nhà cửa cất san sát, xe bán hàng rong đi lại dập dìu với đám con nít lăng xăng bu quanh. Nhìn khung cảnh như vậy ai cũng nghĩ người dân ở đây đang có cuộc sống thanh bình.

Thi thoảng cũng còn vài cánh đồng vẫn đang ngập nước lênh bênh, nhưng cái cảnh ghe xuồng câu lưới tấp nập đã không còn. Trên những chiếc xe bán hàng rong, xen lẫn giữa mớ bông súng, bông điên điển, mớ cua ốc lèo tèo là những rổ cá biển ướp nước đá, bó khô cá khoai, cá đuối treo lủng lẳng, chúng là những sản vật của vùng… nước mặn!

Ghé thăm vài gia đình mới biết những người trẻ tuổi đã đi “Bình Dương” hết rồi. Đi Bình Dương tức là đi làm ăn xa ở vùng nào đó chứ không nhất thiết phải là ở tỉnh Bình Dương.

Người có tay nghề và học vấn tốt thì được tuyển dụng vào làm công nhân trong các nhà máy; người khác thì làm những công việc tay chân như phụ hồ, vác mướn, giúp việc nhà, giữ trẻ hay bán hàng rong, bán vé số. Rất ít người có được một vị trí làm việc ăn lương trong các cơ quan nhà nước. Nếu hỏi vì sao phải “bỏ nhà” đi làm ăn xa, tất cả đều có cùng câu trả lời: Không đủ sống!

Vì sao một vùng đất thanh bình và trù phú như vậy lại không thể giữ chân họ? Trong khi, thời cha ông họ, chỉ làm được một vụ lúa mùa mỗi năm mà vẫn nuôi nổi năm, bảy người con? Một câu trả lời từ người lớn tuổi còn ở lại: “Sau vụ thu hoạch lúa chất cả đống, nhưng tiền phân, tiền thuốc, tiền xăng bơm nước, tiền thuê máy cắt ăn hết ráo rồi, lời năm bảy trăm ngàn một công là may lắm rồi. Đồng ruộng thì khô ran quanh năm, đâu còn cọng rau con cá đâu mà bắt, mọi thứ đều phải ra chợ mua hết”.

Hóa ra khi phát triển theo hướng thâm canh cây lúa thì chúng ta chưa tính đúng, tính đủ cho những mất mát khác trong đời sống người dân. Trong bối cảnh bị bao vây cấm vận tứ phía, cây lúa là cứu tinh quan trọng tránh cho xã hội khỏi phải chết đói. Nhưng một mình cây lúa thì không thể gánh nổi cho tất cả nhu cầu của người dân, phần còn lại chính là do môi trường tự nhiên cung cấp. Ai cũng biết là chỉ ăn cơm thôi thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng để mà lao động!

Vì vậy, để phát triển bền vững ĐBSCL, hãy bắt đầu bằng cách chăm chút bữa ăn của người dân cho đủ chất dinh dưỡng trước đã; hãy để cho tôm cá, cua ốc, chim cò, rau củ tự nhiên quay trở lại nơi chúng đã từng sinh sống. Dĩ nhiên là cách phục hồi này phải đặt trên tư duy khoa học và hiện trạng sẵn có của ĐBSCL. Việc chuyển đổi này cần có một lộ trình rõ ràng và minh bạch, có tiêu chí định lượng cụ thể để đánh giá thành công hay thất bại và có mốc thời gian để xem xét.

Ví như nếu muốn có một “nền nông nghiệp hữu cơ” thì phải xây dựng một lộ trình giảm dần việc “đổ” các chất hóa học như phân bón, thuốc sâu, thuốc cỏ, thuốc tăng trọng… vào trong đồng ruộng, ao chuồng của người nông dân. Điều này nằm trong tầm tay của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nơi cấp phép cho nhập khẩu và buôn bán, lưu hành các sản phẩm nói trên. Muốn có một môi trường trong sạch thì phải ngăn cản việc “đổ” các chất thải công nghiệp vào môi trường đất, nước và không khí, việc này đang nằm trong tay của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư không tiếp tục cấp phép đầu tư cho những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu và ô nhiễm vào ĐBSCL, còn Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát việc quản lý các nguồn ô nhiễm của các cơ sở sẵn có hiện nay.

Hơn bốn chục năm sau ngày đạn bom chấm dứt, nhiều gia đình ở ĐBSCL vẫn còn sống cảnh chia cách: vợ xa chồng, con xa cha mẹ vì cuộc mưu sinh. Sự chia cách này đang làm đứt gãy dòng chảy văn hóa của thế hệ hôm nay truyền cho các thế hệ mai sau; hệ lụy là cấu trúc gia đình lỏng lẻo, trẻ con bỏ học, dẫn đến tệ nạn xã hội, biến vòng luẩn quẩn nghèo đói – thất học – thất nghiệp không có lối ra. Hệ lụy lâu dài còn là sự kết nối giữa các cá nhân trong cộng đồng trở nên rời rạc. Điều này làm cho xã hội của chúng ta trở nên dễ bị tổn thương trước những thay đổi, trong đó có toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu.

Dương Văn Ni
Theo TBKTSG

 

Có thể bạn quan tâm

Bối cảnh ‘đặc biệt’ cần chính sách ‘khác biệt’

Cơ hội vàng và thách thức

Năm học mới bắt đầu bằng ‘ngày kẹt xe kinh khủng’

3 tỷ USD ‘chảy’ sang Mỹ và chuẩn OECD với điều kiện kinh doanh

LS Nguyễn Tiến Tài: ‘Ngưng karaoke, sao kỳ vậy?’

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:biến đổi khí hậucdblptĐBSCLmô hình phát triểnnước biển dângthâm canh tăng vụ

Tin khác

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Cộng đồng trách nhiệm

Đừng để doanh nghiệp ‘sợ’

Triết lý chung cư sở hữu 99 năm của người Singapore

Sở hữu chung cư 50 năm hay vĩnh viễn?

Cà phê sáng
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA