Bà Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp tư nhân 'không thể lớn, không dám nghĩ lớn!'
Tin mới
15:48
Chuyên gia dự đoán Iphone 2022 sẽ không có bản Mini
15:29
Indonesia đặt cược vào chuyển đổi kỹ thuật số
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
15:27
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
15:18
Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga
15:15
Quảng Ninh lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
Bản tin thị trường
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2021/04/16 - 4:02:12 PM

09:19 - 22/03/2021

Bà Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp tư nhân ‘không thể lớn, không dám nghĩ lớn!’

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam quy mô lớn đã xuất hiện và tăng khá nhanh trong hơn thập niên qua, nhất là khi thị trường đất đai bùng nổ sau khi nước ta gia nhập WTO.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Doanh nghiệp tư nhân thường có năng suất lao động cao hơn doanh nghiệp nhà nước, nhưng ở nước ta khu vực doanh nghiệp tư nhân có năng suất thấp nhất và thua xa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Hầu hết doanh nghiệp tư nhân Việt quy mô lớn nổi lên từ tập trung đầu tư, kinh doanh bất động sản và tích tụ tài sản từ đất, nhờ sử dụng mối quan hệ thân hữu với một số cá nhân và cơ quan nhà nước – nơi có quyền phân bổ đất đai là thứ tài nguyên được hiến định thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý.

Vài năm gần đây mới bắt đầu có một số doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn chuyển một phần đầu tư sang các lĩnh vực khác đa dạng hơn, như công nghiệp chế tạo, năng lượng, các dịch vụ ngân hàng, thương mại, vận tải, y tế, giáo dục, kể cả một vài lĩnh vực công nghệ cao.

Theo Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 công bố năm 2020, trong 2 năm 2016 và 2017, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp tư nhân lần lượt đạt 4,4% và 6%; tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) đạt 1,4% và 1,8%; chỉ số quay vòng vốn, tức tỷ lệ doanh thu trên vốn kinh doanh, đạt 0,71 và 0,73.

Dù tỷ suất lợi nhuận bình quân tăng lên, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân bị thua lỗ khá lớn 40-50% trong suốt những năm 2011-2017.

Rủi ro vay nợ cũng là vấn đề lớn của doanh nghiệp tư nhân, với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 2,3 lần trong 2 năm 2016 và 2017. Chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung trên 2 khía cạnh giá trị gia tăng và năng suất lao động cũng thấp và tụt khá xa so với các nước xung quanh.

Sự gia tăng giá trị sản xuất (MVA) và MVA tính theo đầu người ở Việt Nam trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, kể cả các ngành xuất khẩu, đều thấp. Năm 2016 MVA nước ta đạt 29,28 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 310USD, kém xa so với Trung Quốc và các nước ASEAN-6.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018 khu vực doanh nghiệp tư nhân chỉ đạt mức năng suất 58 triệu đồng/người so với 248 triệu đồng của doanh nghiệp FDI và 339 triệu đồng của doanh nghiệp nhà nước. Điều này chủ yếu do quy mô của doanh nghiệp tư nhân quá nhỏ, đặc biệt với các hộ gia đình chiếm tới 90% khu vực này phần lớn chỉ tham gia các hoạt động giản đơn, như sản xuất các sản phẩm truyền thống, thương mại, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng tại địa phương.

Quy mô nhỏ, lại thiếu cả nguồn lực lẫn sự liên kết và hỗ trợ, cũng khiến doanh nghiệp tư nhân khó tăng năng suất bằng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, hoặc chuyên môn hóa và ứng dụng công nghệ tiên tiến, thực hiện đổi mới sáng tạo.

So với các nước trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay rất thấp. Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động Việt Nam năm 2017 đạt 10.232USD, chỉ bằng 7,2% mức năng suất của Singapore, 18,5% của Malaysia, 36,2% của Thái Lan, 43% của Indonesia và 55% của Philippines. Khoảng cách về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước này vẫn tiếp tục gia tăng.

Môi trường cạnh tranh bất bình đẳng

Sự chênh lệch về nhiều mặt giữa doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp nhà nước và FDI có nguyên nhân gốc rễ là môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chưa thực sự được tạo lập.

Dù Hiến pháp, luật pháp và các nghị quyết của Đảng đều khẳng định sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, dù môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện, nhưng sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giữa tuyệt đại đa số doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và FDI vẫn kéo dài suốt hơn 30 năm đổi mới, đến nay vẫn nghiêm trọng và phổ biến.

Doanh nghiệp nhà nước thuộc khu vực kinh tế đóng vai trò chủ đạo, nên gắn bó trực tiếp với hệ thống nhà nước, nơi có quyền lực tối cao cả trong thiết kế và thi hành luật pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, lẫn sở hữu và phân bổ các nguồn lực quan trọng nhất của đất nước.

Tuy có bị gò bó do chịu sự quản lý trực tiếp của nhiều cơ quan nhà nước, song doanh nghiệp nhà nước thường được bảo hộ khỏi sự cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong nước và quốc tế, đồng thời được hưởng nhiều đặc quyền trong tiếp cận các nguồn lực và giành thương quyền trong các lĩnh vực và dự án có khả năng sinh lời cao.

Chính vì vậy, không ít doanh nghiệp nhà nước đã trở thành gánh nặng cho nền kinh tế khi làm ăn thua lỗ, nợ nần kéo dài, khiến các nguồn lực họ nắm giữ bị sử dụng kém hiệu quả, làm tăng chi phí và giá cả các sản phẩm họ cung cấp cho xã hội, đồng thời tước đi cơ hội và nguồn lực kinh doanh của các doanh nghiệp khác.

Mặt khác, hiện tượng lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu khá phổ biến những năm gần đây, đã tạo ra môi trường cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp thân hữu với doanh nghiệp không có quan hệ thân hữu.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) đưa ra năm 2018, tới 70% doanh nghiệp cho rằng nguồn lực kinh doanh (hợp đồng, đất đai…) chủ yếu rơi vào doanh nghiệp thân quen cán bộ công quyền.

Việc tiếp cận thông tin cũng thiếu công bằng, với 69% doanh nghiệp cho rằng cần phải có mối quan hệ để có thông tin hay tài liệu của tỉnh.

Trong môi trường cạnh tranh bất bình đẳng như vậy, doanh nghiệp tư nhân bị chèn ép nhiều bề nên rất khó có thể lớn lên được. Quyền tiếp cận các nguồn lực, thương quyền và cơ hội kinh doanh của họ bị thu hẹp, thậm chí bị tước đoạt bởi những doanh nghiệp được ưu đãi một cách không sòng phẳng.

Họ phải trả giá cao hơn cho nhiều tài nguyên và sản phẩm do những nhóm lợi ích thao túng thị trường, đặc biệt về đất đai, mặt bằng sản xuất-kinh doanh, chi phí vận tải… làm đội giá thành và giảm lợi nhuận của họ. Biên lợi nhuận quá nhỏ bé và bấp bênh khiến doanh nghiệp tư nhân càng khó có khả năng đầu tư phát triển và ít dám nghĩ đến làm ăn lớn hay lâu dài.

Môi trường đó đã không khuyến khích sự liên kết, hợp tác, thậm chí còn gây chia rẽ, nghi ngờ giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau, giữa doanh nghiệp được ưu đãi và doanh nghiệp bị kỳ thị.

Môi trường cạnh tranh không bình đẳng còn là mảnh mất màu mỡ cho tham nhũng, cho cơ chế xin-cho kéo dài, cho sự lãng phí các nguồn lực và mất mát thời cơ phát triển.

Theo Phạm Chi Lan*/SGGP-ĐTTC

—————-

(*) Chuyên gia kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Luật pháp và lương tâm doanh nghiệp

Quay về với Mẹ…

Ai giám sát ‘thần y’ chữa bệnh?

Trần Tiến Dũng: ‘Hái lượm’ quanh các đống rác

Những ‘kiếp nạn’ của doanh nghiệp

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:doanh nghiệp nhà nướcdoanh nghiệp thân hữudoanh nghiệp tư nhânphạm chi lan

Tin khác

Làm sao vừa kiểm soát lạm phát, vừa kích cầu đầu tư?

Làm sao vừa kiểm soát lạm phát, vừa kích cầu đầu tư?

Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

TS Nguyễn Minh Hòa: Cần tính toán khi TP.HCM xoay trục ra biển

TS Nguyễn Minh Hòa: Cần tính toán khi TP.HCM xoay trục ra biển

Nông nghiệp đô thị: người ta cố giữ, sao mình muốn bỏ!

‘Mỏ vàng’ 200 tỷ USD

Bà Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp tư nhân ‘không thể lớn, không dám nghĩ lớn!’

30 tỷ đồng diệt chuột

TP.HCM nên xóa hay giữ nông nghiệp?

Cà phê sáng
Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro

GS Đặng Hùng Võ: Cần sớm có hàng rào pháp lý để hạ ‘sốt’ đất

GS Đặng Hùng Võ: Cần sớm có hàng rào pháp lý để hạ ‘sốt’ đất

Nông nghiệp đô thị: người ta cố giữ, sao mình muốn bỏ!

Nông nghiệp đô thị: người ta cố giữ, sao mình muốn bỏ!

‘Mỏ vàng’ 200 tỷ USD

‘Mỏ vàng’ 200 tỷ USD

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA